Tại cuộc hội thảo “Chất lượng không khí và góc nhìn Báo chí” thuộc chương trình không khí sạch Việt Nam - Thụy Sĩ (SVCAP) vừa được tổ chức tại Hà Nội, các nhà khoa học xác định “thủ phạm” chính gây ô nhiễm môi trường ở thủ đô hiện nay là do các cơ sở công nghiệp và mật độ phương tiện giao thông quá dày đặc.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì thiệt hại về ô nhiễm không khí ở Thái Lan về kinh tế làm mất đi 1,6% tổng sản lượng quốc gia hàng năm do mất đi những ngày lao động, phí tổn y tế nhập viện, chữa trị. Năm 2002, ô nhiễm bụi đã đưa đến hơn 17.000 ca nhập viện, tốn 6,3 tỷ đô la Mỹ chi phí y tế. Qua con số thống kê này có thể thấy chi phí xã hội cho ngoại ứng tiêu cực này là rất lớn đối với mỗi quốc qia.
chất thải công nghiệp chưa xử lý làm ô nhiễm môi trường nước ở hạ nguồn. Mức độ ô nhiễm hiện nay là đáng báo động vì có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cung cấp nước cho TPHCM. Gần đây, Công ty Cấp nước Sài Gòn cho biết các cơ sở sản xuất bột ngọt, nhiều hộ nuôi cá bè ở thượng nguồn khu vực Dầu Tiếng, Bình Dương… làm nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho thành phố. Ô nhiễm nguồn nước làm cho cá tôm không thể sống được làm thiệt hại về kinh tế cho xã hội.
Thực tế là các nhà máy sản xuất ở Việt Nam thường lựa chọn những dây chuyền công nghệ cũ, giá rẻ nhằm giảm chi phí mà họ không quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải. Lý do là nhà nước do chưa có quy định, biện pháp chế tài thật sự hiệu quả về vấn đề này đối với các doanh nghiệp cho nên những thiệt hại về ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra nhà nước phải tiêu tốn chí phí khá lớn để giải quyết vấn đề này, chi phí này chính là chi phí xã hội và ngoại ứng ô nhiễm môi trường này cũng dẫn đến tính phi hiệu quả của thị trường.
2.1.3.3: Thông tin bất cân xứng :
Thông tin bất cân xứng có ở mọi lĩnh vực: lao động, tài chính, tín dụng….. Nhưng tùy từng thị trường có những cách khắc phục khác nhau. Ở thị trường lao động, có thể khắc phục bất cân xứng thông tin giữa người sử dụng lao động và người lao động là những tín hiệu phát ra từ người lao động như bằng cấp, mức lương đề nghị. Bất cân xứng thông tin hay thông tin thiếu minh bạch đã để lại những hậu quả và thiệt hại cho nền kinh tế xã hội.
Về mặt xã hội: thiếu minh bạch về thông tin tạo điều kiện cho một số cán bộ,
quan chức tham nhũng thông qua các dự án với kinh phí cao ngất ngưỡng nhưng thi công ì ạch, kém chất lượng. Theo ông Đặng Văn Khoa, đại biểu Hội đồng Nhân dân TPHCM cho biết : các ban giám sát mang tiếng là có quyền giám sát nhưng hầu như vẫn trong tình trạng mù thông tin. Ông Khoa ví dụ gần đây nhất là dự án hệ thống thoát nước Vạn Kiếp – Hoàng Hoa Thám (Bình Thạnh). Ban giám sát của cộng đồng ở đây
đó cho thấy chúng ta đang thiếu cơ chế công khai hóa thông tin về thu , chi sử dụng tài chính của bộ máy nhà nước.
Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (IT), năm 1999 Việt Nam còn đứng hạng 75 thế giới về mức độ tham nhũng nhưng đến năm 2005 đã tụt xuống hạng 107. Việt Nam thua xa cả Lào (77), Mông Cổ (85), Trung Quốc (78), Thái Lan (59), Malaysia (39), Singapore (5).
Về mặt kinh tế : Từ khi nhà nước có chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp
nhà nước đến nay hàng loạt công ty đã bị định giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp làm thất thoát rất nhiều tài sản của nhà nước. Mặc dù theo nghị định 187 Chính Phủ yêu cầu phải đưa cổ phần ra đấu giá công khai nhằm đưa giá trị doanh nghiệp về sát với giá thị trường nhưng việc thực hiện vẫn không ổn do vẫn còn quá nhiều bất cân xứng thông tin.
Theo quy định, việc đấu giá phải được đăng trên báo Trung ương vá báo địa phương trong 3 số liên tiếp nhưng cách doanh nghiệp thường đăng trên những tờ báo ít người đọc. Ví dụ điển hình như việc dấu các quyết định thuê đất trong cuộc đấu giá cổ phần của công ty Intimex (thuộc Bộ Thương Mại) cho đến khi đấu giá xong thì các nhà đầu tư mới vỡ lẽ công ty đang nắm giữ một khối bất động sản khổng lồ vừa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê.
Thông tin thiếu minh bạch, bất cân xứng thông tin không chỉ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mà cò làm thất thoát của cải nhà nước, tạo nên những tệ nạn cản trở sự phát triển của nước nhà.
2.2 Thất bại của thị trường và sự phát triển của thị trường chứng khoán 2.2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 2.2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000 đến nay đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy còn non trẻ nhưng TTCK Việt Nam bước đầu đã góp phần hình thành một mô hình thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Từ hai công ty niêm yết tại
Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM trong những ngày đầu thì đến hết 31/12/2006 đã có 106 công ty niêm yết.
Bảng 2.1 Tình hình niêm yết từ năm 2000 đến hết 31/12/2006:
Số loại CK niêm yết Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 31/12/06 Cổ phiếu 5 11 20 22 26 32 106 Chứng chỉ quỹ 0 0 0 0 1 1 2
Trái phiếu công ty 1 2 2 2 1 0 3
Nguồn : Báo cáo tình hình quản lý, giám sát và hoạt động năm 2006 của các tổ chức tham gia thị trường
Đến tháng 3/2005 TTCK có thêm Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, được hoạt động theo cơ chế thỏa thuận. Số lượng công ty cổ phần đăng ký giao dịch trên sàn Hà Nội cũng tăng nhanh đặc biệt là trong năm 2006, nếu tính đến 30/06/2006 có 12 công ty đăng ký giao dịch trên sàn thì đến 31/12/2006 có tới 87 công ty đăng ký giao dịch. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo giá thị trường đến 31/12/2006 đạt 221.156 tỷ đồng, chiếm 22.7% GDP của năm 2006, tăng 20 lần so với cuối năm 2005. Ngoài ra, việc niêm yết trái phiếu cũng tăng đáng kể, đến 31/12/2006 có gần 400 loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng bằng 7.7% GDP của năm 2006. Trong đó có 3.550 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), khoảng 1.000 tỷ đồng là các loại chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán.
Năm 2006 số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005, đến hết năm 2006 có khoảng 100.000 tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán, tăng mạnh so với 31.300 tài khoản của năm 2005. Trong đó 1.700 tài khoản (chiếm 1.7%) của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm một số nhà đầu tư quốc tế như JP Morgan, MerrII Lynch, Citigroup…
Những tháng đầu năm 2007 là sự bùng nổ của TTCK Việt Nam, theo UBCK thì cho đến cuối tháng 5 năm 2007 các nhà đầu tư trên cả nước đã mở đến 200.000 tài khoản để giao dịch chứng khoán nhiều gấp 2 lần so với cuối năm 2006, tuy nhiên con số này chỉ mới chiếm 2,5% dân số, còn rất thấp so với các nước như Trung Quốc(6%).
2.2.2 Thất bại của thị trường trên thị trường chứng khoán
2.2.2.1 Tác động của bất cân xứng thông tin đến thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam
Thất bại lớn nhất trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay là bất cân xứng thông tin - bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư, giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến việc đưa ra các quyết định không chính xác của nhà đầu tư từ đó sẽ tạo ra lượng cung, lượng cầu ảo trên thị trường và kết quả là thị trường bong bóng và nguy cơ đỗ vỡ thị trường. Trên thị trường sơ cấp, bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả vào các dự án và trên cả hai thị trường sơ cấp, thị trường thức cấp, bất cân xứng thông tin sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Bất cân xứng thông tin làm mất niềm tin ở các nhà đầu tư về một sân chơi bình đẳng, gây tâm lý bất an và chán nản dẫn đến việc rút vốn khỏi thị trường của các nhà đầu tư, và việc chuyển nguồn vốn vào các kênh đầu tư khác hoặc ở thị trường chứng khoán của các nước khác.
Như ta biết, nguồn vốn FII vào Việt Nam thông qua việc đầu tư vào các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán. Nhưng với môi trường kinh doanh không công bằng và thiếu minh bạch như vậy liệu có đủ lực hấp dẫn để nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam theo kênh này không? Không tự dưng mà các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ hàng ngàn tỷ đô vào thị trường chứng khoán New York, bởi vì ở đó họ yên tâm rằng họ đang đầu tư trong một môi trường công bằng và minh bạch, ở đó nếu tính toán và phân tích vượt trội người khác họ sẽ chiến thắng, và ở đó có những quy định chặt chẽ để bảo vệ những nhà đầu tư lành mạnh xử lý một cách triệt để những trò lừa gạt, đánh lận con đen.
2.2.2.2 Đánh giá thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.2.2.2.1 Các kênh thông tin thị trường chứng khoán ở Việt Nam: 2.2.2.2.1 Các kênh thông tin thị trường chứng khoán ở Việt Nam:
Trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay tồn tại một số kênh thông tin chủ yếu cho nhà đầu tư :
+ Thông tin từ tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Thông tin từ các tổ chức trên là dạng thông tin gốc, độ tin cậy cao. Quy trình công bố thông tin và nội dung của thông tin được công bố của các tổ chức này cũng được luật chứng chứng khoán quy định
+ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán : Đây là kênh cung cấp các thông tin thông tin tổng quát về thị trường chứng khoán như : Thông tin về giao dịch chứng khoán; về tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, thông tin về giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán.
+ Thông tin từ phương tiện truyền thông, từ đánh giá của các chuyên gia : nguồn thông tin này cung cấp cho nhà đầu tư những phân tích cơ bản, những nhận định về xu hướng của thị trường hay về những vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán. Nhìn chung, thông tin ở kênh này thường định hướng tâm lý đầu tư, các nhà đầu tư dễ bị cuốn theo những phân tích và nhận định này. Vì vậy, có một số thành phần lạm dụng quyền của mình để cố tình định hướng các nhà đầu tư, thu lợi cá nhân. Nhà đầu tư cần phải tỉnh táo nhận định các phân tích từ kênh thông tin này, chí ít có thể phân biệt thông tin của các chuyên gia kinh tế và thông tin của các tay mơ .
+ Thông tin có được từ các kênh không chính thức khác: như thông tin từ nội bộ công ty, tổ chức, thông tin rỉ tai bên lề, thông tin mua được.
2.2.2.2.2 Chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam :
Khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nào đó thì nhà đầu tư rất quan tâm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nó. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin
cần thiết để nhà đầu nắm được những chỉ số cũng như năng lực của công ty. Về nguyên tắc, tất cả các công ty cổ phần đều phải công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho các cổ đông. Tuy nhiên, về chất lượng của các báo cáo tài chính này như thế nào thì đó còn là vấn đề cần xem xét. Chất lượng của thông tin tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Các tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên : Đối với các công ty niêm yết trên
thị trường tập trung, các công ty đại chúng báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán được chấp thuận (tức là các công ty kiểm toán độc lập thuộc danh mục các công ty kiểm toán được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận kiểm toán theo điều kiện do Bộ Tài Chính đề ra). Như vậy, một mặt nào đó thì chất lượng kiểm toán của các công ty này cũng tương đối hơn các công ty kiểm toán nhỏ lẻ khác.Tuy nhiên, không phải bất kỳ tổ chức kiểm toán nào được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận đều cho kết quả tin cậy. Vấn đề là còn ở chổ đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp.
Cho đến cuối tháng 05/2006 cả nước có 95 công ty kế toán kiểm tóan trong đó có 3 công ty nhà nước, 4 công ty có 100% vốn nước ngoài, 16 công ty hợp danh,14 công ty cổ phần, còn lại là TNHH. Trong đó có 87 công ty đủ điều kiện hành nghề. Kiểm toán cũng là một lọai hình dịch vụ, công ty kiểm toán họat động cũng nhằm mục đích thu lợi nhuận vì vậy sự cạnh tranh của các công ty kiểm tóan sẽ đưa đến giá phí thấp và như vậy cũng một phần nào đó làm chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng
Thế nhưng, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thì số lượng công ty đại chúng, công ty niêm yết càng gia tăng nhưng số lượng công ty kiểm toán được chấp thuận không tăng, có 12 công ty kiểm toán được chấp thuận nhưng cho đến cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Dịch vụ kiểm toán và Tư vấn kế toán BHP đã bị mất quyền được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, do không đủ số lượng kiểm toán viên theo yêu cầu. Như vậy chỉ còn 11 công ty kiểm toán trong khi có tới 199 doanh nghiệp niêm yết và 6 công ty chứng khoán. Như vậy, về số lượng đã không đủ đáp ứng như cầu của thị trường .
Theo quy định, một công ty kiểm toán được thành lập 3 năm và có từ 10 kiểm toán viên trở lên thì sẽ đủ điều kiện trở thành công ty kiểm toán được chấp thuận. Vì vậy, để đảm đủ số lượng kiểm toán viên thì các công ty kiểm toán sẽ sẵn sàng tuyển dụng ngay lập tức nếu gặp một ứng cử viên có đủ điều kiện theo quy định. Việc tuyển dụng không sàn lọc, phải lo chạy theo chỉ tiêu số lượng sẽ làm cho chất lượng nhân sự trong các công ty kiểm toán giảm đi và điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
Ngoài ra, việc vi phạm luật kiểm toán vẫn còn tồn tại nhưng chưa được phát hiện xử lý như việc nhân viên kiểm toán lợi dụng mối quan hệ công việc để mua cổ phần tại các công ty được kiểm toán, làm kiểm toán một lúc cho hai nơi, nhận lợi ích vật chất từ các công ty được kiểm toán. Những tồn tại này làm cho chất lượng báo báo tài chính không cao, có thể làm sai lệch nội dung báo cáo tài chính.