Đánh giá quốc tế về nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu 231 Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

gia muốn phát triển bền vững không tách rời mối quan hệ hợp tác đa phương, song phương với các quốc gia khác trên thế giới. Trên thương trường quốc tế, vị thế của quốc gia đó như thế nào sẽ là ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế trong tương lai. Các chuẩn mà các tổ chức quốc tế đưa ra nhằm đánh giá, xếp hạng vị trí của từng quốc gia là thước đo để chúng ta phấn đấu, xây dựng nền kinh tế xã hội ngang tầm với các cường quốc khác.

Về môi trường kinh doanh : Việt Nam được Ngân Hàng Thế Giới xếp hạng 104

trong 175 nền kinh tế được khảo sát năm 2006, tụt 6 bậc so với năm 2005. Các tiêu chí đánh giá : Khởi sự doanh nghiệp, giải quyết giấy phép, thuê mướn nhân công, đăng ký tài sản, đi vay, bảo vệ nhà đầu tư, thuế khóa, buôn bán xuyên biên giới, thực hiện hợp đồng và đóng cửa doanh nghiệp. Ở khu vực Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng sau Singapore (hạng 1), Thái Lan (18) và Malaysia (25) và dẫn trước các nước như Philippines(126), Indonesia (135), Campuchia (143) và Lào (159). Nhìn chung, môi trường kinh doanh ở Việt Nam tuy có cải thiện nhưng so với nhịp độ chung của thế giới và khu vực thì cò chậm hơn. Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh có thể theo tiêu chí của Ngân Hàng Thế Giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Về mức độ tự do kinh tế toàn cầu : Theo báo cáo hàng năm về Chỉ số mức độ tự

do kinh tế toàn cầu năm 2007của Quỹ Heritage và báo Wall Street Journal Việt Nam được xếp hạng thứ 138 trong tổng số 157 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2006 : 142/161). Theo ban tổ chức xếp hạng, mức độ tự do kinh tế được định nghĩa là không có sự can thiệp hay hạn chế vượt quá mức cần thiết từ phía chính phủ đối với các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Tức là mọi công dân được tự do lao động, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư theo mọi cách thức mà họ cho là hiệu quả nhất. Thay cho cách xếp hạng các tiêu chí theo mức độ tự do giảm dần từ 1-5 như mọi

năm, hệ thống đánh giá năm nay cũng được đổi mới, dựa trên thang điểm từ 0-100, với chỉ số càng cao phản ánh mức độ tự do hóa càng lớn. Mặc dù, không quá coi trọng các đánh giá của thế giới nhưng chúng ta cũng có thể tham khảo những kết quả này để làm cơ sở tìm ra những điểm yếu của nền kinh tế, xã hội mà khắc phục. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập này thì kết quả trên là đáng lo ngại.

Kết quả trên cho thấy Chính Phủ Việt Nam vẫn còn can thiệp quá mạnh vào nền kinh tế điển hình như tại quyết định 38 ban hàng ngày 20/03/2007 của Thủ tướng chính phủ, nhà nước vẫn còn giữ 100% vốn trong 19 ngành và lĩnh vực. Chỉ số tự do kinh tế toàn cầu phản ánh khả năng hội nhập và tính chất thị trường của nền kinh tế. Nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế sẽ gây ra thất bại thị trường, kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế, làm cho thị trường hoạt động không hiệu quả.

Về năng lực cạnh tranh toàn cầu : Việt Nam đứng vị trí thứ 77/125, tụt ba bậc so

với năm ngoái, trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố. Chỉ số cạnh tranh được xây dựng dựa trên 9 chỉ số thành phần, gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục và y tế phổ thông, giáo dục đại học, hiệu quả thị trường, độ sẵn sàng về kỹ thuật, mức độ hài lòng doanh nghiệp và mức độ sáng tạo. Việt Nam xếp thứ 74 ở yếu tố thể chế, cơ sở hạ tầng 83, kinh tế vĩ mô 53, y tế và giáo dục phổ thông 56, giáo dục đại học xếp thứ 90, hiệu quả thị trường 73, độ sẵn sàng về công nghệ 85. Ở hai chỉ số còn lại, Việt Nam lần lượt xếp thứ 86 và 75.

Một phần của tài liệu 231 Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)