0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu 231 KHẮC PHỤC THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG – TIẾN TỚI XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

2.2.2.2.1 Các kênh thông tin thị trường chứng khoán ở Việt Nam:

Trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay tồn tại một số kênh thông tin chủ yếu cho nhà đầu tư :

+ Thông tin từ tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Thông tin từ các tổ chức trên là dạng thông tin gốc, độ tin cậy cao. Quy trình công bố thông tin và nội dung của thông tin được công bố của các tổ chức này cũng được luật chứng chứng khoán quy định

+ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán : Đây là kênh cung cấp các thông tin thông tin tổng quát về thị trường chứng khoán như : Thông tin về giao dịch chứng khoán; về tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, thông tin về giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán.

+ Thông tin từ phương tiện truyền thông, từ đánh giá của các chuyên gia : nguồn thông tin này cung cấp cho nhà đầu tư những phân tích cơ bản, những nhận định về xu hướng của thị trường hay về những vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán. Nhìn chung, thông tin ở kênh này thường định hướng tâm lý đầu tư, các nhà đầu tư dễ bị cuốn theo những phân tích và nhận định này. Vì vậy, có một số thành phần lạm dụng quyền của mình để cố tình định hướng các nhà đầu tư, thu lợi cá nhân. Nhà đầu tư cần phải tỉnh táo nhận định các phân tích từ kênh thông tin này, chí ít có thể phân biệt thông tin của các chuyên gia kinh tế và thông tin của các tay mơ .

+ Thông tin có được từ các kênh không chính thức khác: như thông tin từ nội bộ công ty, tổ chức, thông tin rỉ tai bên lề, thông tin mua được.

2.2.2.2.2 Chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam :

Khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nào đó thì nhà đầu tư rất quan tâm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nó. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin

cần thiết để nhà đầu nắm được những chỉ số cũng như năng lực của công ty. Về nguyên tắc, tất cả các công ty cổ phần đều phải công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho các cổ đông. Tuy nhiên, về chất lượng của các báo cáo tài chính này như thế nào thì đó còn là vấn đề cần xem xét. Chất lượng của thông tin tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Các tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên : Đối với các công ty niêm yết trên

thị trường tập trung, các công ty đại chúng báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán được chấp thuận (tức là các công ty kiểm toán độc lập thuộc danh mục các công ty kiểm toán được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận kiểm toán theo điều kiện do Bộ Tài Chính đề ra). Như vậy, một mặt nào đó thì chất lượng kiểm toán của các công ty này cũng tương đối hơn các công ty kiểm toán nhỏ lẻ khác.Tuy nhiên, không phải bất kỳ tổ chức kiểm toán nào được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận đều cho kết quả tin cậy. Vấn đề là còn ở chổ đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp.

Cho đến cuối tháng 05/2006 cả nước có 95 công ty kế toán kiểm tóan trong đó có 3 công ty nhà nước, 4 công ty có 100% vốn nước ngoài, 16 công ty hợp danh,14 công ty cổ phần, còn lại là TNHH. Trong đó có 87 công ty đủ điều kiện hành nghề. Kiểm toán cũng là một lọai hình dịch vụ, công ty kiểm toán họat động cũng nhằm mục đích thu lợi nhuận vì vậy sự cạnh tranh của các công ty kiểm tóan sẽ đưa đến giá phí thấp và như vậy cũng một phần nào đó làm chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng

Thế nhưng, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thì số lượng công ty đại chúng, công ty niêm yết càng gia tăng nhưng số lượng công ty kiểm toán được chấp thuận không tăng, có 12 công ty kiểm toán được chấp thuận nhưng cho đến cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Dịch vụ kiểm toán và Tư vấn kế toán BHP đã bị mất quyền được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, do không đủ số lượng kiểm toán viên theo yêu cầu. Như vậy chỉ còn 11 công ty kiểm toán trong khi có tới 199 doanh nghiệp niêm yết và 6 công ty chứng khoán. Như vậy, về số lượng đã không đủ đáp ứng như cầu của thị trường .

Theo quy định, một công ty kiểm toán được thành lập 3 năm và có từ 10 kiểm toán viên trở lên thì sẽ đủ điều kiện trở thành công ty kiểm toán được chấp thuận. Vì vậy, để đảm đủ số lượng kiểm toán viên thì các công ty kiểm toán sẽ sẵn sàng tuyển dụng ngay lập tức nếu gặp một ứng cử viên có đủ điều kiện theo quy định. Việc tuyển dụng không sàn lọc, phải lo chạy theo chỉ tiêu số lượng sẽ làm cho chất lượng nhân sự trong các công ty kiểm toán giảm đi và điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.

Ngoài ra, việc vi phạm luật kiểm toán vẫn còn tồn tại nhưng chưa được phát hiện xử lý như việc nhân viên kiểm toán lợi dụng mối quan hệ công việc để mua cổ phần tại các công ty được kiểm toán, làm kiểm toán một lúc cho hai nơi, nhận lợi ích vật chất từ các công ty được kiểm toán. Những tồn tại này làm cho chất lượng báo báo tài chính không cao, có thể làm sai lệch nội dung báo cáo tài chính.

Thông tin từ báo chí : Trong thời gian qua, sự phát triển của thị trường chứng

khoán không thể không kể đến vai trò của báo chí. Thông qua các phương tiện truyền thông mà chứng khoán đến với nhà nhà, người người. Nhà đầu tư ở nước ngoài cũng biết đến và tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông khác. Trước các văn bản pháp luật về TTCK, báo chí đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tham gia phân tích, phản biện. Bên cạnh đó, báo chí cũng là công cụ đắc lực trong việc thúc ép các công ty niêm yết công bố thông tin ra thị trường. Sau khi những thông tin của doanh nghiệp được công bố, báo chí phải tiếp tục phân tích và đào sâu.

Ngoài các tác động tích cực mà báo chí đã đem đến cho thị trường chứng khoán Việt Nam thì vẫn còn tồn tại những tiêu cực như: Thông tin về cổ phiếu, về doanh nghiệp qua ngòi bút của một số nhà báo trở thành công cụ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư nhằm thay đổi xu hướng thị trường theo hướng có lợi cho một số nhà đầu tư hay cho chính các nhà báo.

Một lý do không kém phần quan trọng đó là do sự hiểu biết của các nhà báo về chứng khoán còn quá hạn hẹp, nên khả năng bình luận về thị trường chứng khoán cũng

hạn chế đều đó dẫn đến chất lượng thông tin họ gới đến người đọc rất kém. Điển hình: Báo tiền phong điện tử đăng vào ngày 12/01/2007 thông tin về SJS "sập sàn". Thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP. Các nhà báo dường như phải chạy theo thị trường nên họ không kịp trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thị trường, thường bình luận theo cảm giác và cường điệu hóa vấn đề xung quanh sự thay đổi của thị trường.

Đặc điểm của thị trường chứng khoán ở Việt Nam là số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số, và hiện tượng chơi theo phong trào, theo cảm tính tuy có giảm nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều. Đa số những nhà đầu tư này mua bán theo tin đồn bên ngoài, từ các bài luận trên báo chí, do đó chỉ cần những lời bình có điểm nhấn là có thể thay đổi quan điểm của họ. Vì vậy, báo chí cần cẩn trọng trong việc đưa ra các bình luận về thị trường và bình luận một cách khách quan, không đưa cảm xúc của mình vào bài viết, hãy để cho nhà đâu tư tự quyết định.

2.2.2.2.3 Khâu tổ chức quản lý của các tổ chức công bố thông tin

Ngoài các thông tin trên báo cáo tài chính định kỳ thì các thông tin bất thường liên quan đến hoạt động của công ty cũng rất cần thiết cho nhà đầu tư. Có ý kiến cho rằng ( theo báo điện tử vnexpress.net) thông tin từ công ty niêm yết trước khi công khai phải được gởi đến trung tâm giao dịch chứng khoán kiểm duyệt tính xác thực và thường là được công bố đến các nhà đầu tư sau 1 thời gian là 2 đến 3 ngày. Thông tin này đến được nhà đầu tư thì giá trị của nó đã giảm đi nhiều lần vì đã có những giao dịch trước đó làm cho nhà đầu tư khi nhận thông tin thì trong sự “đã quá muộn“

Thực tế là theo luật công bố thông tin, các công ty niêm yết phải có trách nhiệm công bố thông tin cho công chúng đồng thời gởi lên TTGDCK các thông tin đã công bố. Vậy nhưng, các công ty, các tổ chức đã không thực hiện theo luật, họ chỉ gởi thông tin lên cho UBCK là xong nhiệm vụ, không quan tâm đến việc phải công bố kịp thời thông tin ra công chúng trên các trang điện tử, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy việc rò rĩ thông tin làm cho thông tin đến khi được công bố giảm giá trị

đáng kể không chỉ do các tổ chức quản lý thị trường chứng khoán như UBCKNN hay TTGDCK mà ngay tại các doanh nghiệp – nơi đẻ ra các thông tin đó.

2.2.2.3 Biểu hiện bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

+ Gian lận thông tin : Hiện nay, trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam tình

trạng thổi phồng thông tin có lợi cho doanh nghiệp nhằm định hướng cho dư luận đánh giá chứng khoán cao hơn thực tế là không ít. Ngay chính bản thân tôi cũng được chào mời mua cổ phiếu của công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Lạnh Searefico với giá gấp 12 lần mệnh giá với các thông tin như sắp tăng vốn đủ 80 tỷ để niêm yết vào tháng tới, sắp được chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ hấp dẫn, và hãy mua đi vì giá lên hàng ngày....Thông tin này được cung cấp bởi một cán bộ có vị trí kha khá trong công ty.

Có thể thấy, việc sử dụng thông tin như một công cụ biến hóa để đưa giá cổ phiếu tăng lên nhiều lần so với mệnh giá là phổ biến. Vào trang web sàn OTC là có thể thấy ngay, kiểm chứng 10 trường hợp rao bán, rao mua của Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng INVESTCO thì đã có hết 8 trường hợp là thổi phồng thông tin, thổi phồng giá, cung cầu giả.

Các tổ chức không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin kịp thời:

Luật đầu tư chứng khoán quy định rất rõ thời hạn các loại hình tổ chức phải công bố thông tin cho nhà đầu tư nhưng thực tế thì các tổ chức gần như không thực hiện cũng như thực hiện một cách chậm trễ. Ngoài các thông tin mà luật quy định phải công bố thì các tổ chức đã không cung cấp các thông tin bất thường có liên quan đến giá cổ phiếu cho nhà đầu tư ; bảng cáo bạch được báo cáo một cách sơ sài, không đầy đủ những thông tin cần thiết và quan trọng.

Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư:

Đó là việc ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi. Đến nay, một hiện tượng phổ biến cho thấy ở các cuộc đấu giá thì người đấu giá thành công chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức. Loại trừ khả năng các nhà đầu tư tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng phân tích và nhiều vốn

hơn thì người ta cũng nghi ngờ các nhà đầu tư nhận được nhiều thông tin chất lượng hơn so với các nhà đầu tư cá thể.

Tung tin đồn thất thiệt:

Những tin đồn làm ảnh hưởng tới uy tín công ty điển hình là trong tháng ba vừa qua có tin đồn Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Vincom – Bà Mai Hương Nội biến mất ôm theo hàng trăm tỷ đồng. Nhưng thực tế là không hề có chuyện đó xảy ra cụ thể: vào ngày 11/03/07 phóng viên báo Dân trí đã có cuộc phỏng vấn Bà Nội tại văn phòng làm việc công ty. Trong thời điểm này Công ty Cổ Phần Vincom đang nộp hồ sơ xin Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho phép niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, những tin đồn như vậy không khỏi làm giảm uy tín của công ty đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào công ty, và cả việc các trung tâm công bố thông tin không chính xác về tổ chức niêm yết.

Đặc biệt : Thị trường chứng khoán chợ đen ở Việt Nam hiện nay là thị trường

chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao nhất, hoạt động một cách tự phát và không chịu sự quản lý của cơ quan nào. Biên độ giá cả là vô hạn, thông tin thì vô cùng, thiếu cơ sở . Bất cân xứng thông tin trên thị trường chợ đen này là rất lớn, người bán luôn đưa ra những thông tin rất hấp dẫn và người mua thì phải luôn cân nhắc, mò mẩm trong mớ thông tin hổn độn đó. Có thể thấy, ngoài vỉa hè cũng nghe thông tin về chứng khoán, nào là công ty A sắp lên sàn, công B sắp được chia cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng. Người ta rỉ tai nhau, lôi kéo nhau, lừa gạt nhau.

Mặc dù hoạt động trên thị trường này chịu sự chi phối của luật dân sự, các hoạt động chuyển nhượng tên cổ đông vẫn phải thông qua chủ tịch hội đồng quản trị của công ty đó nhưng về thông tin của các doanh nghiệp phát hành riêng lẻ thì chủ yếu do các nhà đầu tư tự tìm hiểu từ các nguồn khác nhau.

Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 yêu cầu tất cả các công ty đại chúng phải đăng ký tập trung về Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước nhưng không mấy công ty chấp hành quy định này. Có thể thấy lý do họ đưa ra đi ngược với xu hướng tiến tới thị trường minh bạch về thông tin. Họ cho rằng, đăng ký thành công ty đại

chúng thì không có lợi cho doanh nghiệp mà chỉ có nghĩa vụ nhiều hơn, theo quy định thì các công ty đại chúng phải công bố thông tin theo điều 101 của luật chứng khoán. Có thể thấy, trong suy nghĩ chủ quan của các doanh nghiệp đã không muốn công khai minh bạch thông tin ra công chúng, luật thì có nhưng triển khai thi hành không nghiêm, biện pháp xử phạt vi phạm hành chánh đối với các công ty đại chúng không đăng ký phải chăng là còn quá nhẹ. Một khi các công ty đã cố tình không công bố thông tin thì việc tìm hiểu của các nhà đầu tư là rất khó khăn và thông tin có được chưa chắc đã chính xác, và hơn nữa nó còn tạo điều kiện cho hành vi mua bán thông tin, thông tin nội gián và giao dịch nội gián.

Giao dịch nội gián : Giao dịch nội gián là hành vi mua bán hoặc cung cấp thông

tin cho người khác để thực hiện việc mua bán chứng khoán dựa trên thông tin có được từ nội bộ công ty mà thông tin này sau khi công bố ra công chúng sẽ ảnh hưởng đến giá

Một phần của tài liệu 231 KHẮC PHỤC THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG – TIẾN TỚI XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

×