Công ty CP đầu tư và thương mại 407 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng nên phải không ngừng nâng cao uy tín và chất lượng của công ty trên thị trường, phải xây dựng và phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng năng lực hoạt động, mở rộng mạng lưới kinh doanh và gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính đảm bảo sản xuất kinh doanh kịp thời và ngăn chặn hành vi tham nhũng, gian lận bảo toàn nguồn vốn của công ty.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Nhà nước giao cũng như các chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước.
Công ty phải không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cán bộ công nhân viên. Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, thực hiện đầy đủ các chính sách tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định của Nhà nước.
2.1.3 Các nguồn lực của công ty
2.1.3.1 Tình hình lao động
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty CP đầu tư và thương mại 407 qua 2 năm 2009- 2010
ĐVT: người
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số
lượng (%) Số lượng (%) Số lượng
(%)Tổng số lao động 65 100 77 100 12 18.5 Tổng số lao động 65 100 77 100 12 18.5 1. Theo giới tính - Nam 49 75,4 59 76,6 10 20,4 - Nữ 16 24,6 18 23,4 2 12,5 2. Theo trình độ - Đại học 12 18,5 13 19,5 1 8,3 - CĐ- Trung cấp 24 36,9 26 33,8 2 8,3 - LĐ Phổ thông 29 44,6 38 46,8 9 31 3. Theo tính chất - Trực tiếp 16 75,4 58 75,3 9 18,4 - Gián tiếp 49 24,6 19 24,7 3 18,8
Qua Bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động tại công ty năm 2010 tăng 18,5% so với năm 2009 công ty đang mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó số lao động nam tăng nhanh hơn lao động nữ, số lao động phổ thông và trực tiếp tăng nhanh. Cụ thể số lao động phổ thông năm 2010 tăng 31% so với năm 2009 do đó lao động trực tiếp năm 2010 tăng 18,4% so với năm 2009.
Do đặc điểm là công ty sản xuất xây lắp nên lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn so với lao động nữ và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao, lao động có trình độ Đại học chiếm tỷ trọng thấp, cũng vì thế mà lực lượng lao động trực tiếp là chủ yếu trong công ty CP đầu tư và thương mại 407.
Như vậy sự gia tăng về số lượng lao động và sự biến động về quy mô lao động trong công ty trong 2 năm qua là hợp lý, phù hợp với lĩnh vực mà công ty hoạt động và chủ trương mở rộng quy mô của Ban Giám đốc công ty.
2.1.3.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty CP đầu tư và thương mại 407 qua 2 năm 2009- 2010
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 So sánh
Giá trị % Giá trị % Giá trị +/-
I.Tổng tài sản 15.759.298.552 100 20.060.449.82 8 100 4.301.151.276 27,3 1. Tài sản ngắn hạn 12.439.330.594 78,9 16.718.592.142 83,3 4279.261.548 34,4 2. Tài sản dài hạn 3.319.967.958 21,1 3.341.857.686 16,7 21.889.728 0,7 II. Tổng nguồn vốn 15.759.298.552 100 20.060.449.82 8 100 4.301.151.276 27,3 1. Nợ phải trả 14.549.167.572 92,3 17.991.227.878 89,7 3.442.060.306 23,7 2. Vốn chủ sở hữu 1.210.130.980 7,7 2.069.221.950 10,3 859.090.970 71,0
( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty đầu tư và thương mại 407 )
Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4.301.151.276 đồng tương đương với 27,3% chủ yếu do giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng nhanh còn tài sản dài hạn tăng nhẹ do công ty đầu tư thêm tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng 34,4% và tài sản dài hạn tăng 0,7% so với năm 2009. Đồng thời nguồn vốn năm 2010 tăng 4.301.151.276 đồng do giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng nhanh so với năm 2009. Cụ thể là nợ phải trả năm 2010 tăng 23,7%, vốn chủ sở hữu tăng 71% so với năm 2009 do công ty đang mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh nên phải huy động thêm các nguồn vốn bên ngoài và tự đầu tư thêm vào công ty.
Trong cơ cấu tài sản công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 78,9%, năm 2010 là 83,3%. Tuy công ty CP đầu tư và thương mại 407 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng nhưng giá trị của tài sản dài hạn lại thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản ngắn hạn vì giá trị của hàng tồn kho (giá trị các công trình còn dở dang) và các khoản phải thu lớn. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong năm 2009 là 21,1%; năm 2010 là 16,7% tức là giảm 4,4% do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn do đặc trưng trong nghành xây dựng chi phí sản xuất lớn nên nguồn vốn của chủ sở hữu không thể bù đắp đủ chi phí bỏ ra nên công ty phải huy động nguồn vốn lớn ở bên ngoài như vay và nợ ngắn hạn, chiếm dụng khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Tỷ trọng nợ phải trả năm 2009 là 92,3%, năm 2010 là 89,7%. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 3,6% so với năm 2009 do chủ sở hữu tăng cường đầu tư để mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh.
2.1.3.3 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP đầu tư và thương mại 407 qua 2 năm 2009- 2010
ĐVT:Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010/2009
+/- (%)
50.213.051.216
2.Lợi nhuận sau
thuế 210.130.980 409.950.000 199.819.020 95,1
3. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu 2.101 2.827 726 34,5
( Nguồn số liệu: Phòng Kế toán công ty CP đầu tư và thương mại 407 )
Nhìn Bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 tăng rất nhanh, tăng 20.278.982.394 đồng tương ứng với tăng 40,4% so với năm 2009 do công ty đang mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng rất nhanh so với năm 2009, tăng 199.819.020 đồng tương ứng với tăng 95,1% do lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng nhanh so với năm 2009 vì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí do công ty đã biết tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận hoạt động.Vì vậy lãi cơ trên cổ phiếu năm 2010 tăng 726 đồng tương ứng với tăng 34,5%.
Tóm lại tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chỉ trong 2 năm mà đã có những chuyển biến tích cực. Công ty đã tạo ra một khối lượng xây lắp khá lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm cho hàng chục người lao động.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý