Giá trị gia tăng thuần hay còn gọi là Lợi nhuận được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừđi các chi phí tăng thêm. Chi phí tăng thêm của người sản xuất bao gồm các khoản chi phí như thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế (tấm cám, cá biển…), thuốc thú y thủy sản (TYTS), chuẩn bị ao, thuê lao động, xăng dầu, chi phí lãi vay…; Đối với các tác nhân còn lại thì chi phí tăng thêm gồm chi phí vận chuyển, giao dịch, thuê lao động, chi phí lãi vay, khấu hao máy móc thiết bị, thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với công ty chế biến) v.v…
Cá tra được sản xuất và phân phối qua các kênh phân phối, GTGT của các tác nhân tạo ra ở mỗi khâu khác nhau và các khoản chi phí tăng thêm phát sinh cũng khác nhau nên lợi nhuận được phân phối cho các tác nhân trong mỗi kênh cũng khác nhau. Bảng 4.22 thể hiện giá trị gia tăng thuần của mỗi tác nhân theo 3 kênh thị trường như sau:
Bảng 4.22: Chi phí tăng thêm và Giá trị gia tăng thuần của chuỗi
ĐVT: 1.000 đồng/kg cá tra
Tác nhân
Kênh 1 Nông dân Thương lái Chủ vựa chCông ty ế biến Tổng Chi phí tăng thêm 10,8 0,9 -
Giá trị gia tăng 12,1 2,2 4,7 18,9 Giá trị gia tăng thuần 1,3 1,3 - -
Kênh 2 Nông dân Thương lái Bán lẻ
Chi phí tăng thêm 10,8 1,2 -
Giá trị gia tăng 12,1 3,25 3,55 18,9 Giá trị gia tăng thuần 1,3 2,05 - -
Kênh 3
Chi phí tăng thêm 10,8 17,0
Giá trị gia tăng 12,9 19,1 32
Giá trị gia tăng thuần 2,1 2,1 4,2 % giá trị gia tăng thuần/kg 50 50 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kênh 1: Người nuôi cá tra à Thương lái à Chủ vựa à Người tiêu dùng nội địa • GTGT người sản xuất tạo ra là 12.100 đồng/kg cá tra và các khoản chi phí tăng
thêm rất cao (10.800 đồng/kg) nên lợi nhuận của người sản xuất là 1.300 đồng/kg. • GTGT của thương lái là 2.200 đồng/kg, bán trực tiếp cho chủ vựa nên phát sinh chi phí tăng thêm 900 đồng/kg, người thương lái còn lời được 1.300 đồng khi mua bán 1 kg cá tra.
• Lợi nhuận của người nuôi cá tra tương đương người thương lái nhưng người nuôi mất thời gian đầu tư dài (trung bình khoảng 6 tháng) để nuôi cá tra trong khi đó thương lái chỉ cần thời gian ngắn đã có thể quay vòng vốn.
Kênh 2: Người nuôi cá tra à Thương lái à Người bán lẻà Người tiêu dùng nội địa • Giống như kênh phân phối 1, lợi nhuận của người sản xuất cá tra trung bình là
1.300 đồng/kg.
• GTGT của thương lái đến 3.250 đồng/kg, do bán cá cho người bán lẻ có giá cao hơn. Tuy nhiên, chi phí tăng thêm là 1.200 đồng/kg (cao hơn khi bán cho chủ vựa) lợi nhuận là 2.050 đồng/kg cá tra cao hơn so với bán cho chủ vựa.
Trong kênh phân phối này, lợi nhuận của thương lái khi bán cá tra cho người bán lẻ ở các chợ cao hơn khi bán cho chủ vựa cá. Do bán được với giá cao hơn nên lợi nhuận của người thương lái cũng cao hơn.
Trong kênh 1 và 2 chưa tính được phần trăm giá trị gia tăng thuần/kg cho toàn chuỗi vì thiếu dữ liệu của chủ vựa và người bán lẻ không được điều tra.
Kênh 3: Người nuôi cá tra à Công ty chế biến à Xuất khẩu
• GTGT của người nuôi cá tra khi bán cho công ty chế biến là 12.900 đồng/kg, chi phí tăng thêm là 10.800 đồng/kg. Vì vậy, giá trị gia tăng thuần ở mức 2.100 đồng/kg. Trong khi đó GTGT của công ty chế biến rất cao (19.100 đồng/kg cá nguyên liệu) nhưng chi phí tăng thêm cũng cao (17.000 đồng/kg cá nguyên liệu) nên lợi nhuận tính trên 1 kg nguyên liệu đầu vào của công ty chế biến chỉ khoảng 2.100 đồng.
• Tổng lợi nhuận của chuỗi là 4.200 đồng/kg cá nguyên liệu, trong đó người nuôi cá tra nhận được 50% và Công ty chế biến nhận được 50%.
Tóm lại, đây là kênh có lợi nhất cho cả người nuôi và công ty chế biến. Tuy nhiên, để biết rõ thêm về sinh kế của chuỗi chúng ta cần xét thêm yếu tố lao động đầu tư vào
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chuỗi như thế nào. Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 4.23 và 4.24 dưới đây (chỉ tính trên các chủ thể chính của chuỗi đó là người nuôi, thương lái và chế biến).
Bảng 4.23: Phân tích laođộng tham gia chuỗi giá trị cá trong năm 2007 của các tác nhân
Lao động tham gia (người) Số tháng tham gia trong năm (tháng) Chi phí lao động / tháng (ngàn đồng) Tổng giá trị lao động (ngàn đồng) 1. Nông dân - Lao động nhà 2 12 1.000 24.000
- Lao động thuê thường xuyên (Nam) 3 10 1.363 40.890
- Lao động thuê công nhật (Nam) 11 1 2.400 26.400
- Lao động thuê thường xuyên (Nữ) 3 11 1.233 40.689
- Lao động thuê công nhật (Nữ) - - - -
Tổng cộng số tháng và chi phí 98=(2*12)+(3*10)+(4*11) 131.979 2. Thương lái cá tra
- Lao động nhà 3 2 1.000 6.000
- Lao động thuê thường xuyên (Nam) 3 2 1.000 6.000
- Lao động thuê công nhật (Nam) 2 1 1.650 3.300
Tổng cộng số tháng và chi phí 14 = (3*2)+(3*2)+(2*1) 15.300 3. Công ty chế biến - Lao động trực tiếp 2.250 10 2.000 45.000.000 - Lao động Quản lý 37 10 6.500 2.405.000 - Lao động gián tiếp 110 10 2.500 2.750.000 Tổng cộng số tháng và chi phí 23.970=22.500+370+1100 50.155.000 Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.24: Kết quả sản xuất - kinh doanh và lao động trong toàn chuỗi giá trị cá tra
Nông dân Thương lái Công ty Tổng
1.Thời gian LĐ thamgia trong năm(tháng) 98 14 23.970 2. Giá trị lao động ( triệu đồng) 132 15,3 50.155 3. Sản lượng cá (kg) 219.526 30.295 189.231 4. Giá bán (đ/kg) 13.700 16.600 33.600 5. Lợi nhuận (đ/kg) 1.400 1.800 2.150 5.350 6. Tổng lợi nhuận (triệu đồng) 307,3 54,5 406,8 768,6 7. Tổng thu nhập (triệu đồng) 3.007,5 502,9 6.358,2 9.868,6 8. Giá trị lao động (đ/kg) 658,4 637,5 1.671,8 2.967,7 9. % giá trị lao động/kg 22,2 21,5 56,3 100,0 10. % Giá trị gia tăng thuần/kg 26,2 33,6 40,2 100,0 11. % Tổng lợi nhuận 40,0 7,1 52,9 100,0 12. % Tổng thu nhập 30,5 5,1 64,4 100,0
Nguồn: Phân tích theo kết quả khảo sát, 2008
Nhận xét chung:
• Nông dân đóng góp 22,2% lao động; Nhận được từ chuỗi 26,2% giá trị gia tăng thuần/kg; 40% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng thu nhập chuỗi.
• Thương lái đóng góp 21,5% lao động; Nhận được 33,6% giá trị gia tăng thuần/kg; 7,1% tổng lợi nhuận và 5,1% tổng thu nhập trong chuỗi.
• Lao động tham gia nhiều nhất vào chuỗi là lao động thuộc công ty chế biến (56,3%) gấp 2,5 lần so với người nuôi 2,6 lần so với người thu gom; Nhận được 40,2% giá trị gia tăng thuần/kg; 52,9 tổng lợi nhuận chuỗi và 64,4% tổng thu nhập chuỗi.
4.3 PHÂN TÍCH SWOT
Ngành nuôi trồng thủy sản của An Giang có tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua. Có được thành tựu đó là nhờđược sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Ban, Ngành và các địa phương trong việc thực hiện chương trình
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phát triển thủy sản cũng như các thành phần kinh tế trong ngành thủy sản hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế chung của tỉnh; Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn , thách thức
4.3.1 Điểm mạnh
Cụ thể các điểm mạnh của An Giang trong phát triển ngành thủy sản
• Về điều kiện tự nhiên, mặt nước, nguồn lợi, nhân lực, thức ăn tự nhiên và nguồn thức ăn nông nghiệp rẻ tiền, dễ kiếm cho sản xuất thủy sản.
• Các cơ sở chế biến gần nguồn nguyên liệu, có điều kiện rút ngắn kênh thị trường, đầu tư mới thêm 7 công ty chế biến thủy sản. Điều này tạo cơ hội để người sản xuất cá tra có thị trường tiêu thụ tại chỗ
• Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thâm nhập thị trường. Nhiều cơ sở đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như ISO, HACCP, GMP…Hàng thủy sản của VN ngày càng có uy tín và chỗđứng trên các thị trường nhập khẩu của quốc tế. • Thuế suất xuất khẩu bằng 0 tạo điều kiện cạnh tranh về giá với thủy sản của các
nước khác
• Bước đầu hình thành liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi để ngành hàng cá tra phát triển bền vững hơn: Liên kết người sản xuất cá tra giống và người nuôi cá tra thương phẩm; Liên kết người nuôi cá tra thương phẩm và các công ty chế biến…Hiện nay đã có 3 hội nuôi cá sạch:
- Công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang (AGIFISH) thành lập Liên hợp sản xuất cá sạch APPU với 29 hội viên.
- Công ty TNHH Nam Việt thành lập Hội nuôi cá sạch NAVICO với 130 hội viên tham gia.
- Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX) thành lập Hội sản xuất cá sạch AFIEX với 12 hội viên tham gia.
4.3.2 Cơ hội
Cụ thể những cơ hội của An Giang trong phát triển ngành thủy sản
• Những chủ trương, chính sách, chương trình, chiến lược phát triển thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
• Hoạt động hữu hiệu của các tổ chức như: Sự hỗ trợ của Chi nhánh 6 NAFIQUAVED trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng của công ty cũng như kiểm tra và phân tích mẫu cá đầu vào
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu • Hợp tác, thu hút đầu tư của các tổ chức và cá nhân nước ngoài, tiếp thu công
nghệ, phương tiện, kỹ thuật hiện đại.
• Tìm kiếm và mở rộng thị trường VASEP và TTXTTM đang có những hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm cá da trơn Việt Nam để tìm kiếm thị trường mới và tiếp cận thị trường tiềm năng. Cá tra Việt Nam có cơ hội củng cố những thị trường lớn hiện tại (thị trường EU, Mỹ, Nhật…) cá tra An Giang đã xuất sang 63 nước, trong đó có một số thị trường mới ở Trung Đông, Nam và Trung Mỹ,… và có cơ hội thâm nhập các thị trường tiềm năng như:
- Ai Cập: Sản lượng thủy sản của Ai Cập đang có xu hướng giảm do các vùng nuôi cá nước ngọt bị ô nhiễm; Chính phủ Ai Cập chỉđánh thuế nhập khẩu thủy sản đông lạnh ở mức 5% (mức thấp nhất so với các hàng hóa nhập khẩu khác); - Colombia: Sản lượng cá đánh bắt của nước này giảm; Do hương vị và cách
trình bày, cá da trơn Việt Nam có thể sánh với loại cá da trơn của Colombia; - Ucraina: Thị trường tiêu thụ thủy sản mạnh nhưng sản lượng thủy sản Việt
Nam xuất sang Ucraina lại hiện còn rất nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ. Dự kiến trong thời gian tới, chắc chắn nhu cầu của Ucraina về sản phẩm cá tra, ba sa Việt Nam sẽ phát triển.
4.3.3 Những điểm yếu
Nhìn chung những điểm yếu hiện diện trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng cá tra của tất cả các tác nhân tham gia ở tỉnh An Giang như sau:
• Vốn hạn chế, công nghệ CBXK chưa cao, xuất khẩu thô nhiều. Tỷ giá USD/VND dao động ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm GTGT từ cá tra của các công ty chế biến.
• Cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất, bảo quản và Chế biến hạn chế. Chưa có thủy lợi cho NTTS. Môi trường nước bị ô nhiễm, nguồn nước thải từ các ao cá bị dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng. • Nhiều yếu tố mang tính tự phát, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi:
Giửa người sản xuất và các công ty chế biến nên không hoạch định được sản lượng dẫn đến tình trạng cung và cầu không gặp nhau, sản lượng cá nguyên liệu có lúc dư thừa làm cho giá giảm có lúc thiếu hụt làm giá tăng rất cao;
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu • Công tác dự báo và thông tin thị trường chưa được chú trọng, sự am hiểu luật
pháp quốc tế còn hạn chế, hoạt động tiếp thị kém, hình thức tiếp thị chưa đa dạng.
• Giá cả, chất lượng nguyên liệu đầu vào (cá giống, thức ăn, thuốc…) và thị trường chưa ổn định. Đối với người sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng cá thấp nên khó tiêu thụ, Các công ty chế biến cạnh tranh giá để giành khách hàng làm cho giá sản phẩm GTGT từ cá tra thấp.
• Nước ta chưa có bộ tiêu chuẩn về chất lượng của cá tra để làm chuẩn mực giới thiệu và định giá sản phẩm trong thương mại, nhưng nhà nhập khẩu thì biết rõ các thành phần, tố chất trong sản phẩm cá tra nên họ luôn ở thế chủđộng trong việc đưa ra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm chế biến từ cá tra; Chưa có chuẩn chất lượng để đánh giá chất lượng cá giống; Đăng ký cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình nuôi cá sạch hao tốn nhiều chi phí và thời gian; • Sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng thị trường nội
địa.
• Người sản xuất cá tra giống, cá tra thương phẩm thiếu kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm; Tỷ lệ hao hụt khi sản xuất cá tra giống cao. Thiếu nguồn cá tra giống có chất lượng; Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao (thức ăn công nghiệp, nguyên liệu để chế biến thức ăn tự chế, xăng dầu…); cạnh tranh lao động cao giữa các nhà máy chế biến
4.3.4 Những thách thức
Nhìn chung có những thách thức hiện diện trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng cá tra là:
• Chính sách chống bán phá giá của các nước nhập khẩu; Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đưa con cá tra của Việt Nam vào danh sách vàng: Danh sách vàng gồm các loài cá được khuyến cáo là có thể chuyển qua danh mục màu đỏ nếu không được xử lý tốt (danh sách màu đỏ gồm các loài cá được nuôi và chế biến không nhân đạo, hoặc nếu nuôi và chế biến nó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sản phẩm bị “cấm cửa” ở nhiều nước trên thế giới);
• Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và vệ sinh ATTP. Yêu cầu về tính trung thực kinh tế, ghi nhãn đúng. Yêu cầu đồng nhất chất lượng của khách hàng lớn. Yêu cầu về khả năng truy nguyên nguồn gốc. Yêu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu về bảo vệ môi trường, đảm bảo trách nhiệm xã hội. Xu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hướng giá giảm đối với sản phẩm nuôi; Nhu cầu tiêu thụ cá của người tiêu dùng ở thị trường nội địa bị bảo hòa
• Ô nhiễm môi trường,Suy giảm nguồn lợi thủy sản. • Cạnh tranh với Trung Quốc, ASEAN, Nam Á.
• Lạm dụng thuốc trong phòng trị dịch bệnh và xử lý môi trường nuôi thủy sản
Các nguyên nhân chính:
- Chưa có quy hoạch phát triển thủy sản của toàn vùng ĐBSCL và kết quảđánh giá sức tải tối đa của hai dòng sông Hậu và Sông Tiền nên ngành gặp khó khăn trong xây dựng quy hoạch và định hướng phát triển thủy sản tại địa phương. - Do còn yếu tố cảm tính, chủ quan trong xây dựng quy hoạch nên chậm trễ về
tiến độ thực hiện và một số vùng quy hoạch không đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, gây trở ngại cho các nhà đầu tư. - Chưa có sự quan tâm đúng mức về đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nên việc bố trí chủđộng cấp thoát nước và xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn.
- Người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không tính đến định hướng phát triển lâu dài, chưa tin tưởng tuyệt đối vào kế hoạch phát triển chung của ngành.
- Vẫn còn tồn tại thói quen sản xuất tự phát, dễ dẫn đến giá cả không ổn định khi thị trường có biến động, gây thiệt hại cho chính bản thân họ.
- Thị trường xuất khẩu thủy sản chưa thật sự ổn định, người nuôi và doanh