Trong số người được phỏng vấn có 36,6% đáp viên là cán bộ viên chức, 33,8% sản xuất nông nghiệp, 11,3% làm thuê, 11,3% chỉ làm nội trợ và một số đáp viên có các nghề nghiệp khác như thương lái, buôn bán nhỏ, công nhân, giáo viên, nhân viên, thợ may và khai thác cá. Trung bình 4 nhân khẩu/hộ. Qua khảo sát có 39,4% số hộ có nguồn thu nhập chính từ tiền lương do làm công nhân viên nhà nước, 32,4% hộ có nguồn thu chính từ nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp, một số hộ khác có nguồn thu nhập chính từ làm thuê (16,9%), buôn bán nhỏ (15,5%), lợi nhuận từ nghề
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thương lái (11,3%), đánh bắt cá (9,9%), ngoài ra thu nhập các ngành nghề thủ công nhưđan đệm, vá xe, làm gạch, lương công nhân
4.1.5.1 Chi tiêu của gia đình
Mức chi tiêu cho thực phẩm trung bình của mỗi hộ khoảng 345 ngàn đồng/tuần (cao nhất là 1,3 triệu đồng/tuần), trong đó người tiêu dùng có mức chi mua cá trung bình khoảng 155 ngàn đồng/tuần, cao nhất là 525 ngàn đồng/tuần. Chi tiêu cho các khoản sinh hoạt phí ngoài thực phẩm như điện, nước, điện thoại, tiền chi cho con đi học, khám chữa bệnh, đám tiệc… trung bình khoảng 255 ngàn đồng/tuần.
4.1.5.2 Mức tiêu thụ cá của người tiêu dùng
Do thói quen mua hàng ở chợ truyền thống nên có đến 71,8% hộ mua cá ở các chợđịa phương, 32,4% hộ được người bán cá đến tận nhà (các xe đẩy hàng, người dân đánh bắt cá bán trực tiếp cho người tiêu dùng); 9,9% tự đánh bắt cá để ăn và một số người tiêu dùng khác mua cá ở siêu thị hay ăn cá đã chế biến ở các quán ăn.
Những loại cá được người tiêu dùng mua chủ yếu là cá nước ngọt các loại (80,3% số hộ), cá lóc (60,6%), cá tra (56,3%), cá biển (29,7%), sản phẩm giá trị gia tăng từ cá như khô, mắm, đồ hộp (9,9%). Ngoài tiêu dùng cá, người tiêu dùng còn tiêu dùng các thực phẩm đạm chính khác như thịt các loại (thịt heo, gà, vịt, bò…). Về số lượng cá tiêu dùng trong tuần được mô tả trong Bảng 4.13.
Bảng 4.13: Số lượng cá được tiêu dùng phân theo loại cá. ĐVT: kg/tuần
Loại cá Ít nhất Nhiều nhất Trung bình Các loại cá nước ngọt 0,5 7,0 2,47 Cá lóc 0,4 30,0 2,46 Cá Tra 0,5 14,0 2,26 Cá biển 0,5 5,0 1,60 Sản phẩm GTGT từ cá 0,2 3,0 0,86 Nguồn: kết quả khảo sát 2008
Do có hệ thống sông ngòi nên cá nước ngọt của vùng đa dạng và nhiều chủng loại nên cá nước ngọt trở thành loại thực phẩm chính và chủ yếu của người dân, trung bình hàng tuần mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2,47 kg các loại cá nước ngọt, 2,46 kg cá lóc, 2,26 kg cá tra, cá biển và sản phẩm giá trị gia tăng từ cá cũng được tiêu dùng để đa
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
dạng bữa ăn của gia đình nhưng với số lượng ít hơn (1,6 kg và 0,86 kg/tuần). Về giá cảđược mô tả Bảng 4.14 dưới đây.
Bảng 4.14: Giá các loại cá thường được tiêu dùng. ĐVT: 1.000 đ/kg
Giá các loại cá Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Cá Tra 41 8,00 40,00 20,44 Cá lóc 43 15,00 60,00 39,45 Các loại cá nước ngọt 58 5,00 80,00 26,68 Cá biển 21 10,00 60,00 25,05 Sản phẩm cá GTGT(khô, mắm.. 8 4,00 100,00 47,50 Nguồn: kết quả khảo sát 2008
Giá cá nước ngọt trung bình khoảng 26,7 ngàn đồng/kg; Cá biển các loại có giá khoảng 25,1 ngàn đồng/kg; Cá lóc có giá khá cao khoảng 39,5 ngàn đồng/kg và các sản phẩm GTGT từ cá có giá cao nhất (47,5 ngàn đồng/kg); Cá tra có mức giá thấp hơn các loại cá khác trung bình chỉ khoảng 20,4 ngàn đồng/kg nên đây là một yếu tố quan trọng để cá tra có thể cạnh tranh trong tiêu thụđối với các loại cá khác
4.1.5.3 Những nhân tốảnh hưởng khi lựa chọn cá .
Những nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc mua cá được mô tả trong Bảng 4.15. Giá là yếu tố chi phối việc tiêu dùng (62% ý kiến), 53,5% cho rằng thu nhập của gia đình sẽ ảnh hưởng đến việc chọn loại cá để tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số người được phỏng vấn còn cho rằng khoảng cách từ nhà đến nơi bán cá, cửa hàng quen biết, thương hiệu, sản lượng cá đánh bắt được hoặc chỉ do sở thích của người tiêu dùng cũng liên quan đến việc tiêu dùng cá.
Bảng 4.15: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mua cá
Nhân tố Tần số Tỷ lệ (%) Giá cá 44 62,0 Thu nhập 38 53,5 Khoảng cách từ nhà đến nơi bán cá 16 22,5 Cửa hàng quen biết 14 19,7 Thương hiệu 4 5,6 Sản lượng cá đánh bắt được 2 2,8 Sở thích tiêu dùng 1 1,4 Nguồn: kết quả khảo sát 2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngoài những nhân tốảnh hưởng như trên, khi tiêu dùng cá người tiêu dùng còn quan tâm đến một số yếu tố khác thuộc về chất lượng đặc biệt là dinh dưỡng của cá (60,6% số đáp viên), chất lượng của cá (46,5%). Do dịch bệnh trên các loài gia súc, gia cầm (trâu, bò, heo, gà, vịt) cũng làm người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng thịt các loại và chuyển sang tiêu dùng cá (26,8%). Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác được người tiêu dùng quan tâm như sản phẩm cá tạo được sự khác biệt (31%), thịt cá mềm dễăn nên được người tiêu dùng ưa thích (7%) hoặc do nguồn cá sẵn có nên người tiêu dùng không cần quan tâm đến vấn đề gì khi tiêu dùng cá.
Đánh giá về chất lượng và giá cá từ người tiêu dùng: Theo đánh giá của người tiêu dùng, giá cá hiện nay còn ở mức khá cao (57,7%), một số khác cho rằng giá cá hiện nay ở mức hợp lý, chấp nhận được (40,8%) và có một ý kiến cho rằng giá cá rẻ. Có 40,8% người được phỏng vấn cho rằng giá cá hiện nay là hợp lý do chất lượng cá không đạt yêu cầu (chất lượng không cao nên giá như vậy là hợp lý); Có đến 52,1% đáp viên đánh giá chất lượng cá ở mức trung bình, 40,8% cho rằng cá có chất lượng cao, 7 % cho rằng chất lượng thấp
Bảng 4.16: Nguyên nhân sẽ tiêu dùng và không tiêu dùng cá nhiều hơn
Nguyên nhân tiêu dùng cá nhiều hơn Tần số Tỷ lệ (%)
Đảm bảo dinh dưỡng 6 19,4
Giá cá rẻ 5 16,1
Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm 5 16,1
Dễăn (ít ngán) 4 12,9 Chế biến nhiều món ăn khác nhau 4 12,9 Chất lượng tốt 3 9,7 Tốt cho sức khoẻ 3 9,7 Nguồn cá dồi dào 2 6,5 Các loại thực phẩm khác tăng giá 2 6,5 Sở thích tiêu dùng 2 6,5
Nguyên nhân không tiêu dùng cá nhiều hơn
Đã đủ nhu cầu 21 53,8
Thu nhập thấp 10 25,6
Giá cá tăng 5 12,8
Không thích tiêu dùng cá 1 2,6
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nguyên nhân tiêu dùng và không tiêu dùng cá được trình bày ở Bảng 4.16. Nguyên nhân chính làm người tiêu dùng tiêu dùng cá nhiều hơn là cá có nhiều dinh dưỡng (19,4%), giá rẻ (16,1%), dịch bệnh trên các loại động vật khác nên dùng cá làm thực phẩm thay thế (16,1%) và cá dễ ăn hơn các loại thịt, cá đa dạng nên dễ chế biến và chế biến được nhiều món, chất lượng cá cao, tốt cho sức khỏe, nguồn cá dồi dào, các loại thực phẩm khác tăng giá do nguồn cung hạn chế hoặc do sở thích tiêu dùng.
Người tiêu dùng cho rằng thời gian tới sẽ không tiêu dùng cá nhiều hơn (54,9%) và nguyên nhân mà người tiêu dùng sẽ không tiêu dùng cá nhiều hơn là do số lượng cá được tiêu dùng như hiện nay đã đủ nhu cầu (53,8%), thu nhập còn thấp nên không tiêu dùng cá nhiều hơn nữa (25,6%), giá cá tăng (12,8%) và cũng có người do không thích ăn cá (2,6%).
4.1.5.4 Nhu cầu, mong đợi và đề xuất của người tiêu dùng về thị trường cá
Những mong đợi, đề xuất của người tiêu dùng được mô tả trong Bảng 4.17:
Về giá cả: Qua khảo sát có đến 45,1% sốđáp viên mong đợi giá cá sẽ thấp hơn hiện nay và 39,4% đáp viên mong đợi giá cá cần phù hợp và ổn định.
Về chất lượng: Qua khảo sát có 52,1% người tiêu dùng mong đợi chất lượng cá phải cao như cá tươi, không có dư lượng chất kháng sinh, không bệnh, chắc thịt, kích cỡ lớn, cá tra phải ít mỡ, có 2,8% người tiêu dùng mong đợi môi trường nuôi cá phải sạch đểđảm bảo chất lượng thịt của cá và hạn chế những tác hại ô nhiễm nguồn nước sông do nước thải từ các ao nuôi cá để đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Đề xuất: Từ những nhu cầu về giá và chất lượng như trên, người tiêu dùng đã đưa ra những đề xuất về sản phẩm thịt cá như sau: Chất lượng cá tốt hơn, cá không nhiễm bệnh, nhiều dinh dưỡng (19,7%); Giá rẻ, hợp lý và ổn định (15,5%), có biện pháp để duy trì nguồn cá tự nhiên (4,2%). Ngoài ra còn có các đề xuất khác như: Thành lập chợởđịa phương để người dân thuận tiện trong việc mua thực phẩm; Cần có đơn vị kiểm định VSATTP đối với cá; Nhà nước chỉ đạo người dân nuôi cá sạch, an toàn, môi trường nuôi cá tốt; Người bán không gian lận trong mua bán, cân đo phải chính xác, không dùng chất gây độc để bảo quản cá; Chế biến đóng hộp từ cá đồng và cá đóng hộp cần ghi rõ nguồn gốc của sản phẩm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.17: Những mong đợi, đề xuất của người tiêu dùng về giá và chất lượng cá
Mong đợi về giá Tần số Tỷ lệ (%) - Giá thấp 32 45,1 - Giá phù hợp, ổn định 28 39,4 Mong đợi về chất lượng - Chất lượng tốt 37 52,1 - Cá tra ít mỡ 2 2,8 Những đề xuất của người tiêu dùng - Chất lượng cá tốt hơn 14 19,7 - Giá rẻ, hợp lý, ổn định 11 15,5 - Có nguồn cá tự nhiên 3 4,2 - Lập chợởđịa phương 2 2,8 Nguồn: kết quả khảo sát 2008 4.1.6 Người hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi
Qua phỏng vấn 8 đáp viên là cán bộ khuyến nông (75%) và cán bộ quản lý phòng nông nghiệp các huyện (25%) trong địa bàn tỉnh An Giang, những cán bộ này hỗ trợ người nuôi cá nhằm mục đích phát triển nghề nuôi cá tra nói riêng, phát triển ngành thuỷ sản nói chung. Nhìn chung họ là những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành từ 4 năm đến 28 năm (trung bình là 14 năm).
4.1.6.1 Hỗ trợ/thúc đẩy trong khâu nuôi cá
Đa số nhà hỗ trợ/thúc đẩy (71,4%) cho rằng họ luôn được tập huấn về nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp và thương lượng, đặc biệt là kỹ năng khuyến nông/khuyến ngư, SQF 1000, SQF 2000, quản lý dự án và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.
Có 50% đáp viên cho rằng cá là sản phẩm chính của địa phương, là đối tượng nuôi truyền thống và hoạt động nuôi mang lại hiệu quả cao cho người nuôi. Bên cạnh đó, cũng có 50% số ý kiến cho rằng cá chưa phải là sản phẩm chính của địa phương với lý do là ngành nông nghiệp (cây lúa) là thu nhập chính của người dân và cho rằng sản xuất thuỷ sản vẫn chưa ổn định.
Liên quan đến việc làm thế nào người nuôi có thể tiếp cận được với các thông tin có liên quan đến sản xuất thì 85,7% đáp viên cho rằng họ thường xuyên tổ chức hội thảo về phát triển thủy sản bền vững cho người nuôi nhưng chỉ có 66,7% ý kiến đánh giá
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sự thành công của các hội thảo này vì kết quả do môi trường nuôi ô nhiễm ngày càng cao, đầu ra vẫn chưa ổn định cũng nhưđầu vào chưa quản lý tốt. Ngòai việc thường xuyên tổ chức hội thảo, 85,7% đáp viên còn cho rằng tỉnh, huyện đều có kế họach ngắn và dài hạn trong việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển nghề cá nhưng chưa được kiểm tra và thực hiện một cách triệt để (28,6%). Tuy nhiên, 100% đáp viên cho rằng địa phương có giải pháp cải thiện và có nhận ra những thay đổi suốt quá trình thức hiện việc hỗ trợ.
Đặc biệt 57,1% nhà hỗ trợ nhấn mạnh rằng vai trò và hoạt động của hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang hiện nay chưa có hiệu quả thậm chí họat động không tốt vì chưa nối kết được người nuôi và nhà chế biến (37,5% số ý kiến) và chưa đáp ứng đúng nhu cầu người nuôi. Hiệp hội hiện nay chỉ dừng lại ở việc cập nhật và cung cấp thông tin thị trường để hỗ trợđầu ra.
4.1.6.2 Các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá
Các công việc, nội dung hỗ trợ của cán bộ địa phương tóm tắt trong Bảng 4.18. Cán bộ hỗ trợ thực hiện các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá bằng cách tập huấn/dạy nghề cũng như phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn ngành như qui định xử lý nước thải, cách nuôi cá sạch,…cho người nuôi (50%); Qui hoạch phát triển vùng nuôi cho người nuôi bên cạnh đó, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư cho ngành, thúc đẩy phát triển ngành (50%); Đồng thời có mạng lưới khuyến ngư hoạt động ở địa phương luôn túc trực hỗ trợ, tư vấn trực tiếp cho người nuôi (12,5%).
Bảng 4.18: Công việc, nội dung hỗ trợ của cán bộ địa phương
Công việc hỗ trợ Tần số %
Qui hoạch vùng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư 4 50,0 Tập huấn/dạy nghề các tiêu chuẩn ngành 4 50,0 Mạng lưới khuyến ngưởđịa phương 1 12,5
Nội dung hỗ trợ Kỹ thuật 8 100,0 Chiến lược/dự án 5 62,5 Nhân sự 5 62,5 Vốn (với dự án chi tiết) 6 73,2 Nguồn: Kết quảđiều tra 2008
Nội dung hỗ trợ cho người nuôi cụ thể là kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cá (100% ý kiến), kếđến nhân tố góp phần quan trọng hỗ trợ người nuôi là chiến lược/dự án phát
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
triển thuỷ sản (62,5%); Hỗ trợ nhân sự kịp thời (62,5%); Vốn (với dự án cụ thể) (73,2%). Ngòai ra còn hướng dẫn mua thức ăn cho cá, cung cấp thông tin đầu ra của sản phẩm.
4.1.6.3 Đánh giá xu hướng thị trường cá
• Có 62,5% ý kiến cho rằng xu hướng thị trường cá sẽ tăng với lý do như: Do thị trường tiêu dùng tăng, sản phẩm cá trở thành loại hàng hoá xuất khẩu cao (37,5%); Các hộ nuôi ngày càng mở rộng qui mô sản xuất nuôi cá (12,5%); Còn có một số ý kiến khác là do thị trường lương thực gặp khó khăn/không ổn định nên thị trường cá sẽ tăng (12,5%).
• Còn 37,5% còn lại đánh giá thị trường cá ổn định không tăng không giảm, vì đầu ra không ổn định (25%); Nhu cầu tiêu dùng đã ổn định, ít thay đổi (12,5%).
4.1.6.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp của việc hỗ trợ người nuôi cá
Thuận lợi: Thuận lợi nhất trong quá trình hỗ trợ là được người dân nuôi cá đồng tình ủng hộ, thể hiện khả năng hợp tác thích học hỏi của mình (25%); Có vùng qui hoạch nuôi nên dễ hướng cho người nuôi vào nuôi trong vùng qui hoạch để hạn chế ô nhiễm môi trường (25%); Người nuôi cá có kỹ thuật nuôi, nên việc hướng dẫn và giới thiệu các mô hình nuôi và đối tượng mới được người nuôi dễ tiếp cận và áp dụng có hiệu quả hơn (12,5%).
Khó khăn: Những khó khăn của cán bộ hỗ trợ trong quá trình hỗ trợ/ thúc đẩy cho người nuôi cá là cán bộ hỗ trợ chưa chuyên sâu, thiếu cán bộ chuyên trách, không quan tâm quản lý thị trường đầu vào và đầu ra, trình độ người nuôi thấp nên khó tiếp thu tiến bộ KHKT, kinh phí nhà nước hạn chế gây khó khăn cho hoạt động hỗ trợ thúc đẩy phát triển ngành.
Giải pháp: Cán bộ hỗ trợ có đề xuất bổ sung thêm cán bộ phụ trách chuyên ngành; Liên kết sản xuất giữa những người nuôi với nhau; Kết hợp với doanh nghiệp theo hướng xã hội hoá; Xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi cá tốt hơn cũng như phải mở nhiều lớp tập huấn về khuyến nông/khuyến ngư cho người nuôi.