Họat động nuôi cán ăm 2007

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCHCHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA TỈNH AN GIANG (Trang 50 - 52)

Ao nuôi: Trung bình mỗi hộ có 2 ao nuôi (nhiều nhất là 6 ao), với diện tích mỗi ao trung bình là 6.722 m2 (nhỏ nhất là 360 m2, lớn nhất là 45.000 m2). Có 46,7% hộ nuôi 2 vụ, 40% nuôi 1 vụ, 6,7% hộ nuôi 3 vụ và 6,7% số hộ còn lại nuôi 3 vụ trong 2 năm

Diện tích và sản lượng nuôi trong 3 năm được trình bày (Bảng 4.5) dưới đây: Trung bình của các hộ nuôi năm 2006 giảm so với năm 2005 là 8,7% (5.973 m2 so với 6.539 m2) nhưng sản lượng nuôi tăng 16,8% (236 tấn so với 202 tấn). Điều này chứng tỏ rằng năng suất cá có tăng lên qua 2 năm 2005-2006. Riêng năm 2007 so với 2006 thì trung bình diện tích nuôi tăng 1,5% (6.066 m2 so với 5.973 m2) nhưng sản lượng lại giảm 6,8% (220 tấn so với 236 tấn). Trung bình qua 3 năm thì diện tích nuôi giảm 3,7% và sản lượng nuôi tăng 4,3%.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.5: Diện tích và sản lượng nuôi trong 3 năm

Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích (m2 ) 2005 23 1000 45000 6539,1 9220,7 2006 27 360 45000 5972,6 8836,5 2007 30 360 45000 6065,3 8676,9 Sản lượng (tấn) 2005 19 4 975 202,0 264,3 2006 23 4 1000 236,4 314,5 2007 30 3,5 1000 219,6 273,2 Nguồn: kết quả khảo sát 2008

Nơi mua cá giống: Chất lượng con giống là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Người nuôi cá chọn mua cá giống từ những nông dân khác trong vùng (33,3%); Mua từ nhà cung cấp giống ở địa phương như các trung tâm giống, trại giống, trại ương (23,3%); Mua cá giống ở các tỉnh khác như: Đồng Tháp chiếm 23,3%; Mua từ thương lái bán cá giống chiếm 13,3% và tự sản xuất cá giống để nuôi không cần phải mua chiếm 6,8 %.Có đến 70% người mua cá giống không có kiểm tra chất lượng, chỉ có 26,7% kiểm tra chất lượng, hoặc người mua cũng có thể tự kiểm tra bằng cách nhìn hình dáng, màu sắc, sự khỏe mạnh của cá (13,3%).

Nơi mua thức ăn nuôi cá: Để tiết kiệm chi phí nuôi, người nuôi dùng thức ăn tự chế (pha trộn cám và cá biển) 73,3%; Mua thức ăn ở đại lý cấp 1 và cấp 2 (53,3%), mua trực tiếp ở công ty thức ăn (20%) hoặc mua từ nông dân khác (3,3%).

Vay vốn nuôi cá: Qua khảo sát 30 hộ nuôi cá tra, có 19 hộ (chiếm 63,3%) là có vay vốn cho hoạt động nuôi cá. Việc đầu tư vốn cho nuôi cá rất lớn, tùy theo qui mô nuôi của mỗi hộ và số vốn sẵn có trong gia đình mà lượng vốn vay của mỗi hộ rất khác nhau nhưng trung bình là 422 triệu đồng (có hộ vay ít nhất là 1,5 triệu đồng, nhiều nhất là 1.500 triệu đồng). Mục đích vay vốn cũng rất khác nhau: Để mua thức ăn cho cá chiếm tỉ lệ cao nhất (63,3%), đây cũng là chi phí cao nhất trong tổng chi phí nuôi cá; Mua cá giống (10%) và khâu chuẩn bị ao trước khi nuôi hoặc mua máy móc trang thiết bị nuôi cá. Người nuôi cá vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau, vay nhiều nhất là ở các ngân hàng thương mại

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

(56,7%). Ngoài ra, còn có nguồn vay từ người thân, vay tư nhân nhưng chiếm tỉ lệ thấp. Lượng vốn vay, thời gian vay vốn và lãi suất cho vay cũng khác nhau, đối với các ngân hàng thương mại thì lãi suất trung bình dao động từ 1%- 1,1%/tháng với thời hạn vay là 12 tháng. Riêng vay tư nhân thì lãi suất cao hơn so với vay ở các ngân hàng nhà nước, lãi suất trung bình là 4%/tháng với thời hạn vay trung bình là 3 tháng. 53,3% người nuôi cá cho rằng thời gian vay vốn như trên là phù hợp, thời hạn tính đến khi trả lại vốn cho ngân hàng cũng phù hợp thời gian thu hoạch cá; 6,7 % cho rằng thời gian vay vốn quá ngắn so với vụ nuôi, không kịp trả lại vốn.

Chi phí sản xuất vụ vừa qua được mô tả( Bảng 4.6)

Bảng 4.6: Thời gian nuôi, chi phí và sản lượng trong vụ nuôi

Chỉ tiêu Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Thời gian nuôi bình quân/vụ (tháng) 30 2,0 10,0 6,0 Tổng chi phí ( triệu đồng) 30 48,2 13.096 2.248 Sản lượng/vụ (tấn) 30 3,5 1000 178

Nguồn: kết quả khảo sát 2008

Thời gian nuôi từ lúc thả cá giống đến lúc thu hoạch của những người nuôi khác nhau, trung bình là 6 tháng (từ 2 đến 10 tháng). Chi phí nuôi cá trong khoảng thời gian trên trung bình là 2.248 triệu đồng (ít nhất là 48,2 triệu đồng, cao nhất là 13.096 triệu đồng), tuỳ theo qui mô nuôi cá, khả năng đầu tư mà chi phí bỏ ra nhiều hay ít. Chi phí chiếm tỉ trọng lớn là: Cá giống, thức ăn công nghiệp/thức ăn tự chế, chi phí thuốc/hoá chất/vitamin, chi phí kiểm dịch giống, thuê lao động, lãi suất vay ngân hàng, chi phí vận chuyển,…sau khi thu hoạch. Sản lượng thu hoạch trung bình được 178 tấn/vụ nuôi (thấp nhất 3,5 tấn/vụ, cao nhất là 1.000 tấn/vụ.).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCHCHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA TỈNH AN GIANG (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)