Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp phân tích số liệu sau đây được áp dụng: - Phân tích thống kê mô tảnhằm phản ánh thực trạng sản xuất, thị trường của ngành hàng và nhận ra các giải pháp tiềm năng để lựa chọn một số trong các giải pháp đó cho việc đánh giá sâu hơn.
- Phân tích lợi ích – chi phí được sử dụng để xác định lợi nhuận và lợi nhuận giữa các tác nhân trên kênh thị trường
- Phân tích SWOTđược sử dụng đểđánh giá các mặt:
• S (Điểm mạnh): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần phát triển tốt hơn (hiện tại)
• W (Điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điệu kiện không thích hợp hạn chế phát triển (hiện tại)
• O (Cơ hội): Những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hoá sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽđạt được (tương lai)
• T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển (tương lai).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, MUA BÁN, TIÊU DÙNG CỦA CÁC TÁC
NHÂN CHÍNH TRONG CHUỖI CÁ TRA Ở AN GIANG
4.1.1 Trại cá giống
Năm 2007 ở An Giang có 1.031 cơ sở ương giống cá tra cho sản lượng trên 2.700 triệu cá bột, 270 triệu cá giống. Qua phỏng vấn 10 trại giống ghi nhận được như sau: Người nuôi cá giống có kinh nghiệm ương bán cá giống trung bình là 3 năm (từ 2-6 năm). Họ tham gia vào hoạt động kinh doanh khi đã có kinh nghiệm ương cá giống, số năm kinh doanh ương bán cá giống trung bình là 3,4 năm.
4.1.1.1 Lao động
Số lao động tham gia trong từng trại cá giống cũng khác nhau tùy theo qui mô sản xuất. Bảng 4.1 dưới đây mô tả về lao động và lao động công nhật.
Bảng 4.1: Thông tin về lao động thường xuyên và lao động công nhật
Thông tin về lao động thường xuyên Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Số lao động (người) 8 1 3 2,00 Trình độ văn hoá (lớp) 7 5 10 7,43 Số năm kinh nghiệm (năm) 8 1 5 3 Số ngày làm việc/tháng (ngày) 8 28 30 29 Tháng làm việc/năm (tháng) 8 8 12 10 Lương tháng ( triệu đồng/tháng) 7 1,00 1,50 1,14
Thông tin về lao động công nhật Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Số lao động (người) 8 5 10 8
Trình độ văn hoá (lớp) 7 3 7 5 Lương ngày (đồng/ngày) 8 50.000 70.000 58.750 Số ngày công LĐ trung bình/tháng (ngày) 8 1 2 1
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Lao động thuê mướn thường xuyên: Chủ yếu làm những công việc như cho cá ăn, quan sát/theo dõi, chăm sóc cá, thay nước ao nuôi, thu hoạch cá. Trong số lao động thuê, thì số lao động qua đào tạo nghề là 37,5%, không có đào tạo nghề là 62,5%. Số tháng làm việc trong năm dao động từ 8 đến 12 tháng, trung bình là 10 tháng. Lương trung bình là 1,14 triệu đồng/tháng. Trong quá trình làm việc người lao động không nhận được chếđộ bảo hiểm nào và cũng không tham gia tổ chức công đoàn.
Lao động công nhật: Làm việc cho hoạt động ương, nuôi, bán cá giống nhưng chủ yếu là khâu thu hoạch cá giống đem bán (kéo cá, vận chuyển cá) chiếm 80%. Số lao động được thuê ở đây trung bình là 8 người (5 -10 người). Số ngày thuê ngắn, trung bình là 1 ngày/1 lao động. Với mức lương trung bình là 58.750 đồng/ngày, lương thấp nhất là 50.000 đồng/ngày, cao nhất là 70.000 đồng /ngày
4.1.1.2 Hoạt động mua cá bột
Thị trường đầu vào mua cá bột: Có 90% trại giống mua cá bột từ nông dân (68% tổng số cá bột); 10% trại giống mua trong tỉnh (5% tổng số cá bột); 30% số trại giống mua ở tỉnh Đồng Tháp (27% lượng cá bột). Các trại cá giống thường đưa ra tiêu chuẩn khi mua cá bột là: Cá khoẻ, cá hoạt động mạnh, nhanh nhẹn (20%), ngoài ra không có tiêu chuẩn nào khác. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm (70%), dựa vào kinh nghiệm kết hợp với tập huấn (30%). Từ đó, ta nhận thấy rằng các trại cá giống dựa vào kinh nghiệm bản thân hơn là được hướng dẫn, tập huấn. Trường hợp được tập huấn, các trại cá giống được tập huấn bởi Hội Thủy Sản An Giang (tập huấn cách nuôi cá giống) chiếm tỉ lệ 20%.
Chi phí, giá bán, lợi nhuận của việc mua cá giống được mô tả trong Bảng 4.2 dưới đây. Năm 2007 vừa qua, hoạt động mua bán của các trại cá giống như sau:
Bảng 4.2: Chi phí giá bán và lợi nhuận của việc mua cá bột năm 2007. ĐVT: đ/con
Chi phí, giá bán, lợi nhuận của việc
mua cá giống năm 2007 (đ/con) Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá mua 10 1 7 3,6 2,5
Chi phí thêm vào 10 0 243 92,7 74,4
Tổng chi phí 10 1 250 96,3 76,4
Giá bán 10 70 420 195,0 130,8
Lợi nhuận 10 - 49,9 249 95,1 91,7
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu • Giá mua cá bột của các trại giống khác nhau, chênh lệch trong khoảng từ 1 – 7
đồng/con (trung bình là 3,6 đồng/con).
• Chi phí thêm vào: tuỳ theo các trại giống có các hình thức nuôi khác nhau, mức độ cho ăn, thời gian nuôi, kích cỡ bán, tỉ lệ hao hụt,… mà có khoản chi phí tăng thêm trên 1 con nhiều hay ít, nhưng trung bình là 92,7 đồng/con (lớn nhất là 243 đồng/con).
• Tổng chi phí trên 1 con cá giống: sau khi tính chi phí tăng thêm cộng với giá mua con bột, thì tổng chi phí trung bình là 96,3 đồng/con (cao nhất là 250 đồng/con). • Giá bán trung bình là 195 đồng/con (từ 70 đến 420 đồng/con).
• Lợi nhuận: Tuỳ theo tổng chi phí nuôi ương giống, giá bán và thị trường giá cả tại thời điểm bán cá giống mà các trại giống thu được lợi nhuận khác nhau, trung bình là 95,1 đồng/con, lời nhiều nhất là 249 đồng/con bên cạnh đó, cũng có trại giống bị thua lỗ (-49,9 đồng/con). Từ đó, ta thấy rằng việc nuôi, bán cá giống cũng gặp rủi ro cao.
4.1.1.3 Hoạt động bán cá giống
Thị trường đầu ra của trại giống: Các trại giống bán cá giống cho nông dân nuôi cá (70%). Bán cho công ty chế biến có nuôi cá (9%) và thương lái (21%).
Số lượng, giá bán, doanh thu cho từng đối tượng trong năm 2007 được trình bày Bảng 4.3 như sau:
• Số lượng: Trong năm 2007, trung bình mỗi trại cá giống bán được 363 ngàn con, có trại bán được nhiều nhất là 800 ngàn con, trại bán ít nhất là 36 ngàn con cá giống. Các trại giống này bán cho nhiều đối tượng khác nhau nhưng số lượng bán cho nông dân nuôi cá là nhiều nhất, trung bình là 316 ngàn con (từ 25- 800 ngàn con). Bán cho các công ty chế biến trung bình là 246 ngàn con, các thương lái cá giống trung bình 98 ngàn con.
• Giá bán: Tuỳ theo kích cỡ cá giống, chất lượng cá giống, giá cả thị trường và đối tượng bán mà các trại cá giống bán với giá khác nhau. Qua điều tra cho thấy, giá bán cho thương lái là cao nhất, trung bình là 283,3 đồng/con (cao nhất là 400 đồng/con), kếđến là giá bán cho nông dân trung bình là 171,7 đồng/con (cao nhất là 420 đồng/con) và bán cho công ty chế biến có nuôi cá là thấp nhất (trung bình là 77,5 đồng/con, cao nhất 80 đồng/con).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.3: Sản lượng, giá bán, doanh thu trại cá giống năm 2007
Sản lượng (1.000 con) Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Nông dân 9 25 800 316,3 Công ty CB có nuôi cá 2 12 480 246,0 Thương lái cá giống 3 11 150 97,9 Tổng cộng 10 36 800 363,2 Giá bán (đ/con) Nông dân 9 70 420 171,7 Công ty CB có nuôi cá 2 75 80 77,5 Thương lái cá giống 3 150 400 283,3
Doanh thu (triệu đồng)
Nông dân 9 4 128 49,5 Công ty CB có nuôi cá 2 3,2 38,4 20,8 Thương lái cá giống 3 2 60 33,8 Tổng cộng 10 6 128 58,9 Nguồn: kết quả khảo sát 2008 4.1.1.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp của trại giống cá
Thuận lợi: Các trại cá giống cho rằng thuận lợi nhất của việc nuôi/ương cá giống có 30% cho là đầu tư kinh doanh với số vốn ít và 30% cho là việc mua bán cá giống có lời; Có nhiều khách hàng quen biết, nên việc bán cá giống sẽ dễ dàng hơn (60% ý kiến); Có kinh nghiệm trong ương/nuôi cá giống nên chất lượng cá giống tốt hơn (10%); Giá cả bán cá giống hợp lý nên có lời (10%) và một thuận lợi nữa là quen biết với các công ty thức ăn, việc mua thức ăn sẽ dễ dàng, có thể trả gối đầu hoặc cuối vụ thanh toán (10%). Ngoài ra được cán bộ địa phương (50%), cán bộ kiểm dịch thú y (20%) và quản lý thị trường (20%) cung cấp kỹ thuật, chất lượng, tập huấn, thú y,… cho việc ương/nuôi cá giống cho các trại cá giống. Việc hỗ trợ này rất quan trọng, giúp người ương/nuôi có được kỹ thuật nuôi tốt, phòng và trị cá loại bệnh cho cá đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, người nuôi/ương cá giống có được thêm thông tin thị trường, giá cả tại thời điểm mua bán cá giống thông qua người hỗ trợ.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, các trại cá giống cũng gặp không ít những khó khăn như: Môi trường nước nuôi cá bị ô nhiễm (50% số ý kiến); Cá nuôi dễ bị nhiễm bệnh (50%); 40% ý kiến cho rằng giá cả cá giống luôn biến động (biến động theo giá cá thịt) ảnh hưởng bởi thời tiết (30%); Tỷ lệ cá bột nuôi hao hụt cao (20%); Ngoài ra thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi cũng như chăm sóc cá và chưa có chuẩn về chất lượng cá giống, thiếu thông tin giá cả thị trường và thường bị thương lái ép giá khi bán cá giống
Giải pháp: Từ những khó khăn trong hoạt động nuôi/ương cá giống, các trại giống có đề xuất một số giải pháp để giảm bớt những khó khăn trên như: Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì có thể xử lý nước bằng thuốc, hoá chất (40% số ý kiến); Trại cá giống yêu cầu cần được tập huấn kỹ thuật nuôi cá giống (20%); Khoan giếng nước để cải thiện nguồn nước tiêu dùng với môi trường hiện tại đang bị ô nhiễm (20%) và khi cá bị bệnh, giải pháp tốt nhất là người nuôi đến các cửa hàng bán thuốc điều trị bệnh cho cá đểđược hướng dẫn
4.1.1.5 Tiên đoán/mong đợi sự phát triển ngành cá và mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai
Có 20% ý kiến cho rằng giá cá giống sẽổn định (do giá cá thịt không biến động); Giá cá sẽ tăng do nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước tăng (10%); Cá giống sản xuất ra sẽ cung cấp đủ số lượng giống cho các hộ nuôi trong vùng (10%); Hình thành các tổ chức người nuôi cá giống (10%); Cá tra sẽ được xuất khẩu ở nhiều thị trường trên thế giới hơn (10%) và cuối cùng là tuỳ thuộc vào thị trường, giá cả tăng thì nghề cá sẽ phát triển (10%).
Có 60% số trại cá giống cho rằng sẽ mở rộng kinh doanh trong thời gian sắp tới với lý do sẽ có lợi nhuận cao (40% ý kiến), tiềm năng nhu cầu cao về cá giống cho người nuôi cá (20% ý kiến) với hình thức tự mở rộng kinh doanh (50%) hoặc hợp tác với anh em bà con (10%). Còn lại 40% số trại cá giống cho rằng sẽ không mở rộng kinh doanh trong thời gian sắp tới với nguyên nhân như: Qui mô kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính cũng như nguồn lao động (10%).
4.1.2 Nông dân nuôi cá tra
Năm 2007 toàn tỉnh An Giang có diện tích nuôi cá tra là 1.394 ha, sản lượng 117.000 tấn. Qua phỏng vấn 30 đáp viên nuôi cá tra cho kết quả sau: Số năm làm nghề nuôi cá trung bình 8 năm (có người mới nuôi được 2 năm, người nuôi lâu nhất là 17 năm),thu nhập chính từ hoạt động nuôi cá (100% hộ nuôi), người nuôi cá còn có nguồn thu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhập từ các hoạt động khác như làm lúa (36,7%), buôn bán, xay xát lúa (6,7%) và các nghề khác: Kinh doanh nhà trọ, khai thác cát…(3,3%)
4.1.2.1 Lao động tham gia nuôi cá
Nhân khẩu trong hộ tham gia nuôi cá rất khác khau, nhưng trung bình là 5 người (ít nhất 1 người, nhiều nhất là 9 người). Tuỳ theo qui mô nuôi cá trong gia đình mà số nhân khẩu trong hộ tham gia việc nuôi cá nhiều hay ít và việc thuê mướn lao động cũng tuỳ thuộc vào yếu tố này. Có 2 hình thức thuê mướn lao động thường xuyên và thuê mướn công nhật. Theo Bảng 4.4 mô tả về lao động nuôi cá dưới đây
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về lao động nuôi cá
Chỉ tiêu Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
1. Lao động gia đình
Kinh nghiệm nuôi cá Tra (năm) 30 2 17 8 Số nhân khẩu trong hộ (người) 30 1 9 5 Số nhân khẩu tham gia nuôi cá (người) 30 1 5 2
2. Lao động thuê là nam
Lao động nam thuê nuôi cá (người) 20 1 8 3 Số năm kinh nghiệm (năm) 18 2 30 7 Số ngày làm việc/tháng (ngày) 14 30 30 30 Lương tháng (triệu đ/tháng) 19 0,6 6,0 1,36 Tháng làm việc/năm (tháng) 19 3 12 10 3. Lao động thuê là nữ Số năm kinh nghiệm (năm) 3 3 10 7 Số ngày làm việc/tháng (ngày) 3 30 30 30 Lương tháng ( triệu đ/tháng) 3 0,8 1,8 1,23 Tháng làm việc/năm (tháng) 3 8 12 11 Nguồn: kết quả khảo sát 2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu • Lao động thuê thường xuyên cho hoạt động nuôi cá chủ yếu là nam giới. Có 19 hộ
trong 30 hộ nuôi (chiếm 63,3%) có thuê nam lao động thường xuyên như nấu thức ăn, cho cá ăn, giữ ao và các việc tạp vụ khác. Số lao động thuê trung bình là 3 người. Trình độ văn hoá trung bình của người lao động thuê là lớp 7 cao nhất là trình độ trung cấp. Trong số lao động thuê, người được đào tạo nghề chiếm 3,3%, người không qua đào tạo chiếm 96,7%. Lao động thuê có kinh nghiệm trung bình là 7 năm (ít nhất 2 năm, cao nhất là 30 năm), việc thuê mướn lao động có nhiều kinh nghiệm cũng là một lợi thế trong quá trình nuôi cá. Số tháng làm việc trên năm dao động từ 3 tháng đến 12 tháng (trung bình là 10 tháng). Lương hàng tháng trung bình của họ là 1.364.000 đồng/tháng (lương thấp nhất là 600.000 đ/tháng, cao nhất 6.000.000 đồng/tháng) và những người lao động không nhận được chếđộ bảo hiểm nào cũng như không có tham gia tổ chức công đoàn.
• Lao động thuê công nhật: Chỉ có lao động nam được thuê, công việc chủ yếu là sên, nạo vét ao chuẩn bị trước khi thả cá, cho cá ăn và mua thức ăn. Số lao động được thuê trung bình là 11 người. Số ngày lao động trong tháng trung bình là 3 ngày. Với tiền lương trung bình khoảng 83 ngàn đồng/ngày.
• Lao động thuê thường xuyên là nữ giới: Ít hơn so với nam (có 3 hộ nuôi thuê lao động nữ) số lao động nữđược thuê trung bình là 3 người và họ làm các tạp vụ của công việc nuôi cá. Số ngày làm việc trung bình của lao động nữ thường là 30 ngày/tháng, trung bình là 11 tháng/năm (thấp nhất là 8 tháng, cao nhất là 12 tháng/năm). Với mức lương trung bình khoảng 1,2 triệu đồng/tháng
4.1.2.2 Họat động nuôi cá năm 2007
• Ao nuôi: Trung bình mỗi hộ có 2 ao nuôi (nhiều nhất là 6 ao), với diện tích mỗi ao trung bình là 6.722 m2 (nhỏ nhất là 360 m2, lớn nhất là 45.000 m2). Có 46,7% hộ nuôi 2 vụ, 40% nuôi 1 vụ, 6,7% hộ nuôi 3 vụ và 6,7% số hộ còn lại nuôi 3 vụ trong 2 năm
• Diện tích và sản lượng nuôi trong 3 năm được trình bày (Bảng 4.5) dưới đây: Trung bình của các hộ nuôi năm 2006 giảm so với năm 2005 là 8,7% (5.973 m2 so với 6.539 m2) nhưng sản lượng nuôi tăng 16,8% (236 tấn so với 202 tấn). Điều này chứng tỏ rằng năng suất cá có tăng lên qua 2 năm 2005-2006. Riêng năm 2007 so với 2006 thì trung bình diện tích nuôi tăng 1,5% (6.066 m2 so với 5.973 m2) nhưng sản lượng lại giảm 6,8% (220 tấn so với 236 tấn). Trung bình qua 3 năm thì diện tích nuôi giảm 3,7% và sản lượng nuôi tăng 4,3%.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.5: Diện tích và sản lượng nuôi trong 3 năm
Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích (m2 ) 2005 23 1000 45000 6539,1 9220,7 2006 27 360 45000 5972,6 8836,5 2007 30 360 45000 6065,3 8676,9 Sản lượng (tấn) 2005 19 4 975 202,0 264,3 2006 23 4 1000 236,4 314,5 2007 30 3,5 1000 219,6 273,2 Nguồn: kết quả khảo sát 2008