Thay đổi điện áp phần ứng Phương pháp này thường sử dụng cho các động cơ công suất bé (vì phần cảm của các động cơ này là nam châm vĩnh cửu:

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp pot (Trang 92 - 94)

cơ công suất bé (vì phần cảm của các động cơ này là nam châm vĩnh cửu: không thay đổi được từ thông phần cảm và dòng điện phần ứng trong các động cơ bé). Khi công suất động cơ cỡ vừa và lớn sử dụng phương pháp điều khiển này có nhiều nhược điểm: mạch điều khiển có công suất lớn (do công suất phần ứng lớn hơn phần cảm rất nhiều lần) dẫn đến cồng kềnh không kinh tế; không thể điều khiển tốc độ lớn hơn tốc độ định mức (vì như thế sẽ gây cháy bộ dây quấn) do đó tốc độ động cơ điều khiển trơn nhưng không rộng.

Đường đặc tính cơtựnhiên

Uđm < UB < UC < UD

ncb > nB > nC > nD

Hình 4.14: Họ các đường đặc tính cơ khi thay đổi điện áp phần ứng

Cũng như tất cả các động cơ điện một chiều khác muốn thay đổi chiều quay động cơ điện một chiều, người ta hay đổi chiều điện áp đặt lên động cơ. Sau đây là một số mạch điện điển hình.

Hình 4.15: Điều khiển đảo chiều quay động cơ DC không tiếp điểm

Hình 4.16: Điều khiển đảo chiều quay động cơ DC có tiếp điểm

4.3.2 Mạch điện minh hoạ

Đây là một mạch điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều theo nguyên tắc điều khiển điện áp phần ứng. Khi điều chỉnh giá trị biến trở VR điện áp đặt trên phần ứng sẽ thay đổi dẫn đến thay đổi tốc độ động cơ.

Hình 4.17: Điều khiển tốc độ động cơ theo nguyên tắc điều khiển điện áp phần ứng Dòng điện qua động cơ điện là dòng một chiều chỉ xuất hiện ở bán kỳ dương và được thay đổi thông qua việc điều chỉnh góc kích dẫn SCR T. Cụ thể như sau:

Ở đầu bán kỳ SCR T chưa dẫn do chưa có dòng kích IG , điện áp trên động cơ bằng 0. Diode D nạp dòng cho tụ điện C qua điện trở R và biến trở VR. Điện áp cấp cho cực G của T lấy trên tụ điện C và mạch phân áp R2, R3. Sau một thời gian tụ nạp một điện áp đủ lớn tạo dòng kích IG (tuỳ thuộc thời hằng [(R1+VR).C]), T dẫn dòng cấp điện cho động cơ. Rõ ràng khi thay đổi giá trị VR ta sẽ thay đổi được góc kích dẫn SCR T Ư thay đổi tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập/song song.

4.4 ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN VẠN NĂNG 4.4.1 Nguyên tắc điều khiển 4.4.1 Nguyên tắc điều khiển

________________________________________________________________________________________________________

Do cấu trúc gần giống với động cơ một chiều kích từ nối tiếp nên thông

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp pot (Trang 92 - 94)