Hàn lăn (hàn đường): hàn ghép mí theo đường thẳng hoặc cong giữa hai tấm kim loại Ví dụ hàn thùng chứa dầu tản nhiệt trong máy biến áp lực, phao

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp pot (Trang 49 - 50)

kim loại. Ví dụ hàn thùng chứa dầu tản nhiệt trong máy biến áp lực, phao … Lúc này điện cực là các con lăn, có thể tạo được các mối hàn liên tục hay thành mảng bằng các vết hàn chồng lắp. Minh hoạ qua hình 2.10 c.

Hình 2.10: Các dạng hàn điện trở

1- Điện cực hàn 2- Vật cần hàn 3- Mối hàn 4- Máy biến áp hàn a) Hàn nối b) Hàn điểm c) Hàn lăn

Giống như trong lò điện trở, nhiệt lượng sinh ra trên mối hàn được tính theo công thức:

Q = R . I2 . t (2.2)

Từ đây, muốn điều khiển nhiệt độ trên mối hàn ta có thể điều khiển R, I hay t. Căn cứ vào nhiệt độ nóng chảy của tấm kim loại cần hàn, sẽ điều chỉnh nhiệt lượng tương thích để mối hàn kết dính tốt. Thông thường để cho dễ điều khiển, người ta sẽ giữ nguyên giá trị dòng hàn và điều chỉnh thời gian hàn. Với cùng một vật liệu hàn có thể xem như điện trở mối hàn R = const nhưng rõ ràng điện trở này phụ thuộc vào kim loại hàn: thép có điện trở lớn nên hàn rất dễ với dòng điện nhỏ trong khi nhôm có điện trở nhỏ và lớp oxyt bề mặt bền vững đòi hỏi giá trị của dòng hàn phải rất lớn.

2.4.2 Chu kỳ làm việc của máy hàn điểm (spot welding)

Để điều khiển máy hàn điểm theo một chương trình tự động, bắt buộc chương trình hàn cho từng mối hàn phải được thiết kế chính xác. Mỗi chu kỳ hàn trong máy hàn điểm bao gồm 4 bước minh hoạ trên hình 2.11 như sau:

________________________________________________________________________________________________________

Hình a Hình b Hình c Hình d

Hình 2.11: Trình tự các bước trong máy hàn điểm

1/ Thời gian nén (hình a): Trong khoảng thời gian này, hai điện cực ép chặt vào hai tấm kim loại cần hàn, tạo một áp suất thích hợp lên mối hàn.

2/ Thời gian hàn (hình b): là thời gian dòng điện đi qua vật cần hàn tại điểm tiếp xúc với điện cực. Dòng điện này đủ lớn để nóng chảy và kết dính hai tấm kim loại tại điểm tiếp xúc.

3/ Thời gian giữ (hình c): trong thời gian này các điện cực vẫn còn ép chặt vào mối hàn và chờ cho mối hàn rắn trở lại.

4/ Thời gian ngắt (hình d): đây là thời gian để tiếp tục đưa điểm cần hàn kế tiếp vào giữa hai điện cực.

2.4.3 Giới thiệu mạch điện máy hàn tiếp xúc

2.4.3.1. Giới thiệu

Hình 2.12 trình bày mạch điện của một máy hàn điểm (spot welding) xách tay của Mỹ. Cấu tạo gồm:

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp pot (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)