Điện cực sử dụng loại đồng cán nguội.

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp pot (Trang 50 - 52)

Điện cực

Hình 2.12: Sơ đồ nguyên lý mạch điện máy hàn điểm xách tay 2.4.3.2. Nguyên lý làm việc

Như đã nói ở trên, nhiệt lượng sinh ra tại mối hàn được tính theo công thức (2.1):

Q = R. I2. t.

Cụ thể với mạch điện trên hình 2.12 người ta điều tiết nhiệt độ trên mối hàn thông qua việc điều khiển thời gian hàn. Khi vừa cấp điện cho mạch, tụ điện C sẽ nhanh chóng nạp đầy, lúc này vẫn chưa có dòng điện hàn vì SCR T chưa dẫn. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện hàn như : làm sạch nơi dự định sẽ hàn ; ép chặt hai tấm thép cần hàn (do công suất máy hàn xách tay rất bé nên không thể hàn các kim loại có độ dẫn điện tốt như Al, Cu …) … Ta nhấn nút SW. Công tắc này chuyển mạch sang bên phải và xả điện trên tụ vào chân G (Gate) của SCR T, làm cho T dẫn cấp dòng điện hàn (T và các diode D1, D2, D3, D4 hoạt động như một công tắc dẫn dòng xoay chiều minh hoạ trên hình 2.13, trạng thái của công tắc này chính là trạng thái của T).

Hình 2.13: Công tắc dẫn dòng xoay chiều dùng SCR

Thời gian hàn được điều chỉnh tuỳ thuộc vào giá trị của biến trở VR vì khi VR càng lớn thì thời gian xả tụ càng lâu, dòng IG tồn tại càng lâu khiến cho dòng điện hàn càng lâu (tương ứng với nhiệt độ càng cao) hoặc ngược lại. Như vậy tuỳ vào chủng loại thép hàn, bề dày hai tấm thép hàn mà ta chọn thời gian hàn sao cho hợp lý. Để các mối hàn được chắc, bền và đẹp, nên xử lý bề mặt của vật cần hàn thật sạch trước khi hàn.

________________________________________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________Chương 3

ĐIỀU KHIỂN THEO CHƯƠNG TRÌNH

Chương này giới thiệu các vấn đề cơ bản về bộ điều khiển lập trình (PLC: Programmable-Logic-Controller) và các ứng dụng của nó trong công nghiệp như điều khiển robot, điều khiển quá trình, điều khiển giám sát ...

3.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN

3.1.1 Điều khiển và điều khiển tự động

3.1 Giới thiệu các phương thức điều khiển thông dụng

Một hệ thống điều khiển bất kỳ đều được cấu tạo gồm 3 phần: khối vào, khối điều khiển và khối ra (hình 3.1)

KHỐI VÀO KHỐI ĐIỀU KHIỂN KHỐI RA Tín hiệu vào Tín hiệu ra Tín hiệu vào Tín hiệu ra Cơ cấu chấp hành Cảm biến hay các bộ chuyển đổi Khâu xử lý / điều khiển

Hình 3.1: Các khối chính trong hệ thống điều khiển.

Ở đây mạch điều khiển sẽ chịu sự tác động của người điều khiển giám sát sự thay đổi ở ngõ ra theo ngõ vào sao cho hệ thống làm việc theo đúng yêu cầu mà người điều khiển mong muốn. Thông thường ngườiø ta điều khiển hệ thống theo hai phương pháp: phương pháp điều khiển theo vòng hở (open-loop control) và phương pháp điều khiển theo vòng kín (close-loop control):

Một phần của tài liệu Giáo trình điện tử công nghiệp pot (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)