Hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu của công ty:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 (Trang 88 - 90)

16. Lợi nhuận sau thuế

3.4.2. Hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu của công ty:

Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác thu mua nguyên vật liệu tại công ty:

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu BH & CCDV 758,680,669,133 850,007,782,590 986,165,504,834 Lợi nhuận từ BH & CCDV 133,399,890,901 186,375,203,777 141,096,934,914 Tổng chi phí thu mua nguyên

liệu

489,323,143,663 535,683,773,321 571,274,150,000

Tỷ suất DT/CPTMNL 1.55 1.59 1.73

Tỷ suất LN/CPTMNL 0.27 0.35 0.25

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

 Tỷ suất doanh thu trên chi phí thu mua nguyên liệu: Tổng doanh thu Doanh thu/chi phí thu mua nguyên liệu=

Tổng chi phí thu mua nguyên liệu

Trong một kỳ kinh doanh, bình quân cứ bỏ ra một đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Tỷ suất này tăng qua các năm, bình quân cứ bỏ ra một đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì công ty nhận được 1.55 đồng doanh thu vào năm 2008, 1.59 đồng vào năm 2009 và 1.73 đồng vào năm 2010. tỷ suất này tăng là do cả doanh thu và chi phí thu mua đều tăng.

 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí thu mua nguyên liệu:

Tổng lợi nhuận từ hoạt động sxkd Lợi nhuận/chi phí thu mua nguyên liệu=

Tổng chi phí thu mua nguyên liệu

Trong một kỳ kinh doanh, bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được 0.27 đồng lợi nhuận vào năm 2008, 0.35 đồng vào năm 2009 và 0.25 đồng vào năm 2010. Nguyên nhân tăng là do cả lợi nhuận và chi phí thu mua đều tăng và năm 2009 tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn chi phí thu mua nguyên liệu, còn năm 2010 thì tốc độ tăng của nguyên liệu lớn hơn chi phí thu mua nguyên liệu.

3.4.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác thu mua nguyên liệu:

 Thành tựu:

- Công ty đã có quan hệ tương đối tốt với các chủ nậu, vựa nên khi cần nguyên liệu thì công ty đã có sự hỗ trợ nhiệt tình từ họ.

- Trong công ty đã có bộ phận thu mua và đội ngũ nhân viên ở đây là những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm nên việc đánh giá chất lượng bằng cảm quan của họ rất tốt.

- Công ty đã có sự liên hệ giữa các phòng ban rất chặt chẽ.

- Công ty F17 cũng đã tạo lập được uy tín làm ăn lâu dài với các bạn hàng của mình, tạo điều kiện cho công tác thu mua đạt hiệu quả.

 Hạn chế:

- Việc thu mua nguyên liệu ở chổ nậu, vựa nhiều nên giá của nguyên liệu còn cao. Việc thu mua trực tiếp từ ngư dân còn rất hạn chế vì công ty vì việc liên kết với ngư dân và hộ nuôi còn quá thấp. Dẫn đến việc thu mua nguyên liệu vẫn còn ở mức cao, nó làm lãng phí thu mua và giảm hiệu quá công tác thu mua.

- Việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào các đơn đặt hàng của bạn hàng truyền thống, và những người có quan hệ làm ăn lâu năm, công ty chưa có sự chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, các đơn đặt hàng mới. thêm vào đó cái hoạt động xúc tiến bàn hàng của công ty chưa được đẩy mạnh, mà công tác tiêu thụ không tốt thì công tác thu mua cũng không đạt kết quả cao được. - Sự linh hoạt của công ty trong việc thu mua nguyên liệu chưa cao vì phải hỏi qua ý

kiến của phó giám đốc khi giá nguyên liệu vượt mức đề ra.

- Chất lượng thủy sản của công ty được nâng cao nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng các nước trong khu vực.

- Hoạt động nghiên cứu thị trường còn kém, chưa chú trọng đến Marketing và thương hiệu.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w