ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC NĂM:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 (Trang 52 - 59)

16. Lợi nhuận sau thuế

1.2.5. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC NĂM:

CÁC NĂM:

1.2.5.1.Quản trị chiến lược:

Gần 35 năm thành lập và phát triển công ty cố phần Nha Trang có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ như sau:

Điểm mạnh:

- Công ty F17 có uy tín trên thị trường và có nhiều khách hàng trung thành từ các thị trường lớn như Mỹ, Nhật và EU.

- Công ty có đội ngũ cán bộ thu mua linh hoạt và nhiều kinh nghiệm.

- Việc thu mua được tiến hành ở các tỉnh miền trung( từ Quảng Nam đến Bình Thuận) là nơi có vùng nguyên liệu lớn và dồi dào.

- Chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá cao trên nhiều thị trường.

- Là 1 công ty dẫn đầu về chế biến và xuất khẩu thủy sản ở địa bàn tỉnh Khánh Hòa. • Điểm yếu:

- Công ty chưa có bộ phận Marketing riêng nên việc quản bá thương hiệu còn yếu. - Việc thu mua nguyên liệu qua nậu còn nhiều nên kiểm tra chất lượng từ nguồn này

còn lỏng lẻo.

- Công ty chưa thành lập được chuổi liên kết để trao đổi thông tin giữa thị trường, quảng bá sản phẩm và ý kiến phản hồi của người tiêu dùng.

- Công ty chưa chủ động trong việc giúp đỡ người nuôi trồng về thông tin thị trường và kiến thức nuôi trồng.

Cơ hội:

- Vị thế công ty nằm trên khu vực miền trung là vùng có nguồn nguyên liệu rất dồi dào.

- Người Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm thủy sản của công ty.

- Các quốc gia làm ăn với công ty là những nước có nền kinh tế phát triển, thu nhâp cao, nên nhu cầu về thực phẩm đặc biệt là thực phẩm tốt cho sức khỏe như thủy sản là rất cao.

- Vasep được thành lập để giúp các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi, nắm bắt được nhiều thông tin và hoạt động hiệu quả hơn.

- Tuy ngành găp nhiều khó khăn nhưng nó vẫn là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên nó nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn của Nhà nước nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

- Cơ quan tổ chức thủy sản cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc đưa ra các biện pháp hướng dẫn và kiểm soát chất lượng sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến.

Thánh thức:

- Các vụ tranh chấp thương mại, vụ kiện bán phá giá(cá tra, cá basa, tôm,…) sẽ ảnh hưởng đến ngành thủy sản và ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu của công ty.

- Sự cạnh tranh ngày cành tăng về công nghệ( từ các nước phát triển: Mỹ, Nhật, …) và cạnh tranh về giá cả của các công ty trong nước và ngoài nước.

- Yêu cầu về chất lượng và vệ sinh thực phẩm ngày càng cao, cùng với vấn đề truy xuất nguồn gốc của nguyên liệu, điề này là rào cản đối với công ty.

- Ô nhiễm về môi trường nước, và biển ngày càng nghiêm trọng, gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của các nguyên liệu đầu vào.

- Hiệu quả của nuôi trồng thủy sản chưa ổn định nên nguồn liệu đầu vào cũng không ổn định cả về chất lượng lẫn số lượng.

- Khu vực thu mua của công ty chủ yếu là miền trung, mà nơi đây thường xuyên xảy ra lũ lụt , hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nguyên liệu.

- Phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, hỗ trọ về giống và kỹ thuật để họ có thể tạo ra được sản phẩm tốt nhất cho công ty.

- Quảng bá thương hiệu, sản phẩm nhiều hơn đến khách hàng trong nước và quốc tế. - Đảm bảo chất lượng và số lượng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, tạo

được sự khác biệt của sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của mình. - Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ trong công ty.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc...

1.2.5.2.Quản trị nhân sự:

Hiện nay số lượng nhân viên của công ty hơn 800 người trong đó số người có trình độ đại học, cao đẳng là 115 người( bảng lao động vào ngày 01/01/2010). Số lượng này chiếm khá nhỏ trong công ty.

Chế độ làm việc là 8 giờ/ngày, 44 giờ/tuần. Đối với bộ phận sản xuất chỉ bố trí 1 ca làm việc 8 giờ và tăng ca(nếu có) cũng không quá 4 giờ. Và cũng tùy theo công việc mà công ty có những chính sách đãi ngộ nhân viên khác nhau. Ví dụ như được hưởng phụ cấp tiền lương khi làm việc ngoài giờ, hay chi phí công tác, chi phí đi lại,… Công ty luôn đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của nhà nước, công ty và luật lao động.

Công ty đào tạo chuyên môn nghiệp vụ dựa vào công việc và kết quả đánh giá, công ty cũng phân tích nhu cầu đào tạo và thiết kế các chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhân viên. Cho các nhân viên đi dự các buổi hội thảo, hội chợ và các khóa đào tạo ở nước ngoài. Bên cạnh đó công ty luôn quan tâm đến lực lượng lao động mới, cử người có kinh nghiệm kèm cặp những người mới,…

1.2.5.3.Quản trị chất lượng:

Với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn như HACCP, GMP, ISO 9001-2000, BRC.

Đối với sản phẩm thì bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ kiểm tra từ khâu nguyên liệu đầu vào. Hoạt động này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ kiểm tra chất lượng KCS và công nhân chế biến lành nghề, họ tiến hành đánh giá bằng cảm quan để quyết định nguyên liệu

nào đạt yêu cầu để chuyển vào khâu tiếp theo là sản xuất. Nguyên liệu sau khi đã thành sản phẩm cũng được lấy mẫu ngẫu nhiên để tiến hành kiểm nghiệm đối chiếu với mẫu nguyên liệu đã kiểm tra trước đó. Nếu thành phẩm và mẫu nguyên liệu đều đạt yêu cầu thì thành phẩm sẽ được đóng gói, nhập kho và chờ giao hàng. Nếu không đạt yêu cầu thì lô hàng sẽ không được xuất đi. Và việc kiểm tra chất lượng này luôn đi theo suốt quá trình chế biến. Sở dĩ phải làm kỹ như vậy là do đây là thực phẩm tươi sống và dẽ bị nhiễm kháng sinh. Việc xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ như vậy sẽ giúp cho sản phẩm của công ty ngày càng tốt hơn và nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.

1.2.5.4.Quản trị sản xuất:

Sản xuất là một khâu quan trọng của quá trình tạo ra sản phẩm.Trong ngành chế biến thủy sản thì khâu này phần lớn là lao động thủ công nên nhiều khi công nhân phải đảm nhận nhiều khâu của quá trình sản xuất

Các mặt hàng của công ty này chủ yêu là các tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh, các loại hải sản khô và tẩm gia vị.

Sơ đồ 2: quy trình sản xuất chung của công ty 1.2.5.5.Hệ thống thông tin quản lý:

Hệ thống quản lý thông tin của công ty vẫn còn khá rời rạc và chưa có sư liên kết với nhau trong một hệ thống phần mềm.

Công ty chưa có bộ phận IT riêng do đó cũng chưa có chuyên viên lập trình về web của công ty nên trang web của công ty ít có sự đầu tư, ít có người cập nhật. Điều này ta thấy trên trang web của công ty chỉ có những thông tin chung về công ty và các sản phẩm của công ty, nó chưa phản ánh được các hoat động của công ty. Hoạt động cập nhật thông tin và phát triển website hầu như không có, thông tin để khách hàng có thể tra cứu về các sản

Nguyên liệu

Rửa và bảo quản

Chế biến Tiếp nhận

Cấp đông Chế biến gia nhiệt, ngâm tẩm

Bao gói

Bảo quản

Tiêu thụ

phẩm của công ty còn rất hạn chế. Ta thấy các hoạt động chỉ năm 2008 còn những năm sau không thấy đầu tư.

Công việc của mỗi nhân viên đều sử dụng hệ thống file riêng chủ yếu trên Word và Excel là chủ yếu.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w