16. Lợi nhuận sau thuế
1.2.4.2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty: 1.Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản cố định:
1.2.4.2.2.1.Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản cố định:
Bảng 10: phân tích tỷ suất đầu tư tài sản cố định trong 3 năm.
TSCĐ và ĐTDH 121,907,128,954 141,356,555,028 207,228,135,070 Tổng tài sản 351,653,003,533 500,104,779,984 431,609,029,931
Tỷ suất đầu tư TSCĐ 34.67 28.27 48.01
Nhận xét:
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định phản ánh tình hình đầu tư, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư TSCĐ= (TSCĐ và ĐTDH)/( Tổng tài sản).
Năm 2008 tỷ suất đầu tư tài sản cố định là 34.67%, sang năm 2009 tỷ suất này giảm xuống còn 28.27%, mức độ quan tâm đến tài sản cố định đã giảm xuống. Năm 2010
tỷ suất này đạt 48.01% chứng tỏ công ty đã chú trọng đến mua sắm , xây dựng cơ sở vật chất, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
1.2.4.2.2.2.Phân tích hệ số nợ và hệ số tài trợ: Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ= Tổng nguồn vốn
Bảng 11: phân tích hệ số nợ và hệ số tài trợ của công ty trong ba năm:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nợ phải trả 235,866,818,964 304,036,518,362 200,693,167,320 Vốn chủ sở hữu 115,786,184,569 196,068,261,622 230,915,862,611 Tổng nguồn vốn 351,653,003,533 500,104,779,984 431,609,029,931 Hệ số nợ 0.67 0.60 0.46 Hệ số tài trợ 0.32 0.39 0.53 Nhận xét:
Năm 2008 hệ số nợ là 0.67 có nghĩa là trong tổng vốn của công ty có 67% giá trị tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay. Công ty đang chiếm dụng vốn của người khác để tạo ra lợi nhuận, nhưng hệ số này cao sẽ rủi ro cao. Hệ số này đã giảm xuống theo năm, năm 2009 chỉ còn 0.6 và năm 2010 còn 0.46. Vậy ta đã giảm sử dụng vốn của nhà cung cấp và khách hàng. Do đó nợ phải trả giảm và vốn của công ty tăng lên, dấu hieeuk tốt cho tài chính của công ty.
Hệ số tài trợ của năm 2008 là 0.32 và nó tăng theo thời gian, năm 2009 là 0.39 và năm 2010 là 0.53. Qua đây ta thấy được mức độ góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng tăng lên và khả năng tự chủ về mặt tài chính cũng được nâng cao. Cụ thể hơn là năm 2008 cứ 1 đồng vốn bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có đến 0.67 đồng là vốn vay còn 0.32 đồng là vốn chủ sở hữu. Nhưng đến năm 2010 thì cứ 1 đồng vốn bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có 0.46 đồng là vốn vay còn 0.53 đồng là vốn chủ sỡ hữu.
Thêm vào đó là tỷ số nợ của công ty vào năm 2010 thấp hơn tỷ số nợ của ngành vào năm 2010 là 0.59 nên các chủ nợ sẽ thích hơn vì công ty có khả năng trả nợ cao hơn.
1.2.4.2.2.3.Đánh giá khả năng thanh toán của công ty:
Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn=
Nợ ngắn hạn Tiền và đầu tư ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Bảng 12: đánh giá khả năng thanh toán của công ty
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tài sản ngắn hạn 229,745,874,579 358,748,224,956 224,380,894,861 Hàng tồn kho 24,359,415,860 71,157,040,873 30,381,617,046 Nợ ngắn hạn 222,028,968,964 293,740,098,720 199,922,967,320 Tiền và đầu tư ngắn hạn 9,013,554,989 51,093,400,751 131,161,789,149 Tổng tài sản 351,653,003,533 500,104,779,984 431,609,029,931 Chi phí lãi vay 20,326,223,173 16,683,365,027 15,213,811,551 Lợi nhuận trước thuế 63,902,950,652 122,861,421,522 55,415,585,588
Hệ số thanh toán hiện hành 1.03 1.22 1.12
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 0.93 0.98 0.97
Hệ số thanh toán nhanh 0.04 0.17 0.66
Hệ số thanh toán lãi vay 4.14 8.36 4.64
Nhận xét:
Hệ số thanh toán hiện hành cho biết công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.Năm 2008 hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1.03 có nghĩa là cứ 100 đồng ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 103 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2009 hệ số này tăng lên 0.19 và sang năm 2010 thì còn 1.12. Ta thấy các hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán tốt, có đủ tài sản lưu động để đảm bảo nợ vay.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2008 là 0.93 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo 0.93 đồng tài sản ngắn hạn, tương tự năm 2009: 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo 0.98 đồng tài sản ngắn hạn. Sang năm 2010 thì 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty chỉ còn được đảm bảo 0.97 đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thaanh toán nợ ngắn hạn của công ty không cao.
Hệ số thanh toán nhanh là khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ đến hạn trả. Năm 2008 hệ số này bằng 0.04 có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.04 đồng tiền để trả nợ. Điều này chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn. Đến năm 2009 công ty đã có những chiến lược tăng tiền và đầu tư tài sản ngắn hạn nên hệ số thanh toán lúc này đã đạt được 0.17, nhưng hệ số này nhỏ hơn 0.5 nên ko an toàn. Sang năm 2010 hệ số này tăng lên và đạt được 0.66, nguyên nhân là do tiền của công ty tăng nhanh trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm. Đây là dấu hiệu tốt về khả năng thanh toán nhanh của công ty.
Hệ số thanh toán lãi vay là mức độ an toàn có thể đối với nhà cung cấp tín dụng, đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Năm 2008 hệ số thanh toán lãi vay của công ty 4.14, năm 2009 là 8.36 và năm 2010 là 4.64. Cả 3 năm hệ số này điều lớn hơn 1, như vây công ty đã sử dụng hiệu quả vốn vay và có khả năng thanh toán lãi vay.