B. Tài sản dài hạn
1.2.3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP:
1.2.3.1.Tình hình thu mua nguyên vật liệu:
Việc thu mua nguyên vật liệu là một khâu khá quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu việc thu mua được đảm bảo tiến hành tốt thì sẽ đáp ứng được đúng tiến độ của quá trình sản xuất, từ đó sản phẩm đầu ra sẽ không bị gián đoạn mà đáp ứng đầy đủ, kịp thời và chất lượng,…Còn nếu doanh nghiệp không có đủ nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất thì không kịp tiến độ giao hàng theo hợp đồng của doanh nghiệp. Vậy nên cái nguồn nguyên liệu đầu vào cần được đảm bảo. Mà nguyên liệu thủy sản có tính mùa vụ, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu cũng đã thúc đẩy cho giá của nó tăng lên rất nhiều. Vì vậy công ty cần tiến hành hoạch định các chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho công ty.
Kế hoạch thu mua ở F17 được thực hiện trên sự gắn kết giữ bộ phận thu mua và phòng kinh doanh. Bộ phận thu mua sẽ nắm bắt tình hình thị trường, thông tin mùa vụ, giá cả,… Những thông tin này sẽ báo cho bộ phận kinh doanh để lập ra bảng giá thành sản phẩm dự trù và chuẩn bị kế hoạch chào bán. Sau khi kí được hợp đồng bộ phận kinh doanh sẽ chuyển đơn hàng cụ thể cho bộ phận thu mua để bộ phận thu mua có thể tiến hành thu mua nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất.
Công tác thu mua nguyên liệu của công ty F17 hiện tại là ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Và thu mua chủ yếu thông qua nậu và trực tiếp từ ngư dân.
- Thu mua trực tiếp từ hộ nuôi: số lượng khoảng 20 đến 30 hộ, nông dân phải vận chuyển nguyên liệu đến công ty và được thanh toán chậm sau 7 đến 10 ngày.
- Thu mua qua đại lý nậu, vựa: số lượng khoảng 5 đến 10 hộ, công ty mua được số lượng lớn và nhanh chóng khi ta đảm bảo thanh toán nhanh.
Khi thu mua nguyên liệu bên ngoài thì nó được bảo quản bằng đá hoặc hệ thống làm lạnh.Nguyên liệu được đưa vào phân xưởng thì các nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng, phân loại nguyên liệu. Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được công ty thu nhận và những sản phẩm không đạt chất lượng thì sẽ trả lại cho nhà cung cấp. Sau đó bộ phận KCS sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng một lần nữa trước khi đưa vào chế biến.
Trên thực tế khi thu mau nguyên liệu thì yếu tố giá cả ảnh hưởng cũng không nhỏ, nó phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu và dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên. Và nó được thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng hoặc có thể nhận tiền trực tiếp tại công ty.
1.2.3.2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty:
Là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự tồn tại và phát triển của công ty. Đối với sản phẩm thủy sản thì cần đẩy nhanh hình thức tiêu thụ này hơn vì nếu sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Hơn nữa nó càng làm ứ đọng vốn của công ty.
Các sản phẩm chính là các loại tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh; các loại hải sản khô và tẩm gia vị. Hiện nay các sản phẩm này đang có tại thị trường trong nước và nước ngoài, nhưng thị trường trong nước còn khiêm tốn.
Đây là công ty sản xuất ra thị trường nước ngoài là chủ yếu nên đối với thị trường trong nước thì doanh thu này còn rất thấp. Thêm vào đó là các doanh nghiệp thủy sản ngày càng mọc lên nhiều nên sự cạnh tranh về nguyên liệu sản xuất rất gay gắt và việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Mỹ và EU ngày càng khắc khe hơn. Vì thế mà công ty cần đề ra chiến lược Marketing tốt hơn để thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và có giá hợp lý,…cho cả thị trường trong nước và nước ngoài. Sau đây là bảng phân tích sản lượng tiêu thụ của các cửa hàng nội địa và thị trường xuât khẩu:
Thị trường trong nước:
Bảng 5 : sản lượng tiêu thụ của các cửa hàng nội địa(ĐVT: Đồng)
Cửa hàng Chênh lệch
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Cổng 1.625.862.488 1.396.945.798 1.486.445.726 -228.916.690 89.499.928 Sinh trung 399.977.503 392.110.765 715.437.730 -7.866.738 323.326.965 Phan Bội Châu 723.315.537 624.176.175 839.242.350 -99.139.362 215.066.175 Công ty+Quang 947.748.590 610.113.205 926.038.616 -337.635.385 315.925.411 Tổng 4.205.296.218 3.273.219.403 4.165.586.952 -932.076.815 892.367.549
(Nguồn: phòng kinh doanh) Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lương tiêu thụ mạnh nhất là vào năm 2008, thấp nhất là năm 2009 sản lượng tiêu thụ chỉ đạt được 3.273.219.403 đồng, sang năm 2010 sản lượng tiêu thụ này đã tăng lên 892.367.549 đồng. Tại các địa điểm nội địa sản lượng tiêu thụ mạnh nhất là tại cổng của công ty. Tại đây năm 2008 đạt được 1.625.862.488 đồng, năm 2009 sản lượng này giảm xuống 228.916.690 đồng và sản lượng tiêu thụ này tăng lên vào năm 2010, tăng 89.499.928 đồng.
Thị trường xuất khẩu:
F17 là công ty xuất khẩu là chính nên hàng năm sản lượng sản xuất qua các thị trường này là rất lớn. Vì thế mà công ty luôn bị ảnh hưởng bởi những biến động của các thị trường
này. Các thị trường xuất khẩu của công ty như: Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Úc, Ai Cập. Sau đây là bảng tình hình sản xuất của công ty theo từng thị trường.
Bảng 6: tình hình sản xuất của công ty theo từng thị trường.
Thị trường
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008
Chênh lệch 2010/2008
giá trị(USD) % giá trị(USD) % giá trị(USD) % Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch
Tỉ lệ % Mỹ 33,866,780.84 80.37 33,673,709.55 77.047 30,610,189.50 62.37 -193,071.29 -0.57 - 3,063,520.05 -9.10 Nhật 2,060,097.51 4.89 1,254,534.49 2.870 769,615.77 1.57 -805,563.02 -39.10 -484,918.72 -38.65 EU 3,732,442.29 8.86 3,931,457.53 8.995 8,125,908.06 16.56 199,015.24 5.33 4,194,450.53 106.69 Hàn Quốc 909,456.72 2.16 4,557,118.81 10.427 6,753,097.47 13.76 3,647,662.09 401.08 2,195,978.66 48.19 Đài Loan 12,600.00 0.03 - - 113,544.00 0.23 -12,600.00 -100.00 113,544.00 Hong Kong 6,750.00 0.02 9,040.00 0.021 9,855.00 0.02 2,290.00 33.93 815.00 9.02 Úc 600,937.50 1.43 279,399.20 0.639 2,197,584.00 4.48 -321,538.30 -53.51 1,918,184.80 686.54 Ai Cập 31,834.00 0.08 - - 499,091.00 1.02 -31,834.00 -100.00 499,091.00 - Canada 40,621.00 0.10 - - - - -40,621.00 -100.00 - - Malaisia 875,780.06 2.08 - - - - -875,780.06 -100.00 - - Tổng 42,137,299.92 100.00 43,705,259.58 100.000 49,078,884.8 0 100.00 1,567,959.66 3.72 5,373,625.22 12.30
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu tăng lên qua các năm chứng tỏ hoạt động xuất khẩu ngày càng tốt hơn. Cụ thể như sau:
- Thi trường Mỹ: đây là môt trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này rất cao năm 2008 chiếm 80.37% trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, nhưng xuất khẩu sang thị trường này giảm dần qua các năm vì những yêu cầu khắt khe từ nước họ cộng thêm vào đó là sự do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên sức mua ở các nước này cũng giảm dần. Năm 2010 chỉ đạt được 30,610,189.50 USD, tương đương với chiếm 62.37% trong kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2010 và nó giảm 9.1% so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2009.
- Thị trường Nhật: là thị trường truyền thống của công ty, tuy nhiên thị trường này rất khó tính vì người Nhật luôn đòi hỏi cao về chất lượng, mãu mã nên năm 2008 kimh ngạch xuất khẩu đạt 2,060,097.51 USD chiếm 4.89% trong kim ngạch xuất khẩu năm 2008, và giảm dần qua các năm, đến năm 2010 kim ngạch này chỉ còn 769,615.77 USD và chỉ chiếm 1.57% kim ngạch xuất khẩu của công ty năm đó. - Thị trường EU cũng là 1 trong thị trường chính của công ty, kim ngạch xuất khẩu
của công ty sang các thị trường này tăng lên theo các năm, và năm 2010 đạt cao nhất là 8,125,908.06 USD chiếm 15.56% trong kim ngạch của công ty năm 2010. - Thị trường Hàn Quốc là một thị trường đầy tiềm năng, trong những năm gần đây
công ty đã chú trọng sang thị trường này và sản lượng xuất khẩu tăng dần qua các năm và đến năm 2010 đạt 6,753,097.47 USD chiếm 13.76% trong kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2010 và tăng hơn 2,195,978.66 USD so với kim ngach xuất khẩu năm 2009, tương đương tăng 48.19% .
- Thị trường Đài Loan: chiếm 1 phần rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2009 công ty không có đơn đặt hàng nào từ thị trường này, sang năm 2010 chỉ đạt được 113,544.00 USD chiếm 0.23% trong kim ngạch xuất khẩu năm 2010, một tỷ trọng khá khiêm tốn.
- Thị trường Hong Kong cũng vậy, là một thị trường mà kim ngạch xuất khẩu chiếm rất ít trong công ty.
- Thị trường Úc: chiếm tỷ trọng cũng hơi khiêm tốn, nhưng trong năm 2010 công ty đã chú trọng hơn vào thị trường này nên kim ngạch của nó chiếm 4.48%, tương đương 2,197,584.00 USD và tăng hơn so với năm 2008 và 2009.
- Thị trường Ai Cập: chiếm tỷ trọng cũng rất nhỏ, nhỏ hơn 2%, và tình hình xuất khẩu sang thị trường này không có ổn định vào năm 2009 công ty không có đơn đặt hàng từ thị trường này.
- Thị trường Canada và Maliasia cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong năm 2008 và sang 2009 và 2010 thì công ty cũng không nhận được đơn đặt hàng nào cả.
Nhìn chung thủy sản tăng dần qua các năm, công ty không những được thị trường truyền thồng của mình mà còn định hướng sang các thị trường khác nữa để đảm bảo được số lượng sản phẩm bán ra.
Sau đây ta xem tình hình sản xuất của từng mặt hàng thủy sản qua các năm của công ty Seafoods-F17
Bảng 7: tình hình xuất khẩu theo mặt hàng qua các năm.
Mặt hàng Năm 2008giá trị(USD) % Năm 2009giá trị(USD) % Năm 2010giá trị(USD) %
Tôm 35,759,448.34 84.86 40,705,990.12 93.14 47,075,409.02 95.92 Cá 4,086,146.93 9.70 2,094,008.80 4.79 1,122,152.90 2.29 Ghẹ 1,026,400.62 2.44 483,155.80 1.11 295,506.57 0.60 Mực 1,021,437.33 2.42 128,238.51 0.29 333,498.31 0.68 Ruốc 139,933.80 0.33 293,866.35 0.67 252,300.00 0.51 Bach tuộc 103,932.90 0.25 - - - - Tổng cộng 42,137,299.92 100.00 43,705,259.58 100.00 49,078,866.80 100.00 Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình xuất khẩu tăng dần qua các năm, năm 2008 là 42,137,299.92 USD, đến năm 2009 đạt 43,705,259.58 USD và tăng 5,373,607.22 USD vào năm 2010, tức là năm 2010 đạt được 49,078,866.80 USD.
Mặt hàng tôm là mặt hàng được ưu chuộng nhất, xuất khẩu nhiều nhất. Mặt hàng này chiếm vị thế cao trong xuất khẩu, năm 2008 chiếm 84.86%, tương ứng với 35,759,448.34 USD, sau đó thăng dần vào các năm, năm 2009 nó chiếm 93.14% trong giá trị xuất khẩu các mặt hàng năm đó và năm 2010 nó đã đạt được 95.92%.
Đứng sau mặt hàng của tôm là cá, là loại xuất khẩu lớn thứ 2 của công ty, mặt hàng này đang giảm dần ở các năm gần đây, tỷ trọng chiếm khá khiêm tốn. Cùng với cá là ruốc và ghẹ đang xuống dốc trong những năm gần đây.
Tình hình của mực thì lao dốc nghiêm trọng trong năm 2009, sang năm 2010 tình hình có khả quan hơn tí xíu nhưng số lượng xuất khẩu của mặt hàng này vẫn còn quá ít.
Còn mặt hàng bạch tuộc thì do tình hình nguyên liệu ngày càng khan hiếm về nguyên liệu này nên công ty đã không có nguyên liệu đầu vào để sản xuất mặt hàng này vào năm 2009 và 2010.
1.2.3.3.Marketing và bán hàng:
Các hoạt động marketing của công ty không có rầm rộ, mạnh mẽ mà nó diễn ra rất chậm và hầu như không phát triển. Các hoạt động này nằm chủ yếu ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Một phần cũng tại công ty chỉ sản xuất theo các đơn đặt hàng cho các khách hàng quen thuộc của công ty nên họ không quảng cáo tuyên truyền nhiều.
Công ty quảng cáo mình chủ yếu thông qua việc công ty luôn cố gắng giữ chữ tín bằng việc thực hiện tốt nhất các hợp đồng đã ký, đồng thời tham gia hội chợ trong nước và quốc tế hàng năm như: Hội chợ thủy sản ở Boston (Hoa Kỳ), Hội chợ thủy sản ở Brussels (Bỉ), Hội chợ Vietfish của Việt Nam… Công ty đã gặp gỡ và giao lưu với nhiều khách hàng cũ cũng như mới, từ đó mở ra được các cơ hội tốt cho công việc bán hàng của mình. Bên cạnh đó công ty cũng đã tạo được hình ảnh tốt với địa phương được thể hiện qua các bài báo viết về công ty của những trang web liên kết công ty.
Cùng với những hoạt động này công ty còn mở nhà hàng ăn uống Nha Trang Seafoods ở đường Nguyễn Thị Minh Khai làm quảng bá thêm nhiều hình ảnh về công ty. Qua nhà hàng này mà khách hàng có thể cảm nhận và đánh giá được về chất lượng sản phẩm của công ty. Đây là cách quản bá rất hiệu quả đến người tiêu dùng không những trong nước mà còn ngoài nước.