- Nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa.
PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 3.1 Định hướng phát triển của ngành chế bi ế n g ỗ
3.2.1. Giải pháp 1: chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
* Cơ sơ đề xuất giải pháp.
- Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ (đặc biệt là vừa và nhỏ) ở thành phố Hồ Chí Minh chưa có chiến lược phát triển cụ thể.
- Các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ nhưng chưa có chiến lược cụ thể.
- Hầu hết các doanh nghiệp chưa chú trọng đến phát triển mẫu mã, sản phẩm mới, chưa có hoặc chưa chú trọng bộ phận R&D.
- Chưa xác định cụ thể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó có những giải pháp phát triển phù hợp.
* Thực hiện.
Chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh khi tham gia và gia nhập vào thị trường Mỹ thông qua việc doanh nghiệp phân tích các yếu tố trong ma trận SWOT. Có nghĩa là doanh nghiệp phải nhận biết các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Các doanh nghiệp cần phải xác định chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho mình. Để xây dựng chiến lược cho mình, ba giai đoạn chủ yếu sau phải tuân theo:
- 55 -
Dựa vào những phân tích trong chương 2, chứng tỏ thị trường Mỹ là một thị trường rất lớn và tiềm năng cho Việt Nam nói chung và cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Do đó các doanh nghiệp nên phân tích, hoạch định và thực thi chiến lược thâm nhập và cạnh tranh hàng hóa của mình trên thị
trường Mỹ một cách cụ thể. Một điều mà ai cũng thừa nhận rằng mặt hàng gỗ
Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực nhưng thị phần của Việt Nam vào thị trường Mỹ chưa cao, điều này tùy thuộc rất lớn vào cách tiếp cận của các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ. Theo tôi các doanh nghiệp cần xác định các yếu tố quan trọng sau của mình sau đó lựa chọn cho mình chiến lược cạnh tranh cho phù hợp.
- Xác định thế mạnh / điểm yếu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải xác định cho được thế mạnh thực sự của mình mà nó có thể có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ là gì. Hầu hết các doanh nghiệp đều có lợi thế về chi phí lao
động rẻ, điều này hoàn toàn đúng với hầu hết đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần rút ra bài học từ Trung Quốc, một nước có chi phí sản xuất khá rẻ về mặt hàng gỗ và đã bị Mỹ áp dụng thuế
nhập khẩu để chống bán phá giá. Ngày nay không phải chiến lược cạnh tranh với chi phí rẻ là chiến lược tối ưu. Các doanh nghiệp cần nên nghiên cứu tập trung vào chiến lược kinh doanh khác như chiến lược khác biệt hóa. Cần phải xác định sản phẩm của doanh nghiệp mình có những đặc biệt gì hơn so với đối thủ và có thể thỏa mãn nhu cầu của một số khách hàng đặc biệt hay không.
Dựa vào việc xác định thế mạnh cạnh tranh của mình, doanh nghiệp có thể chọn các chiến lược cạnh tranh nhằm vào thế mạnh canh tranh của mình. Các chiến lược cạnh tranh có thể chọn lựa xin xem chương 1- các chiến lược cạnh tranh của Michael Porter.
Để thực hiện tốt vấn đề hoạch định chiến lược, trước hết, đó là thiện chí hay sự cam kết của ban lãnh đạo trong việc tư duy dài hạn và luôn tính đến các suy nghĩ này trong từng hành động, điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo một mặt
- 56 -
phải giành thời gian cho việc tổ chức các cuộc họp riêng về chủ đề chiến lược cũng như giành mối quan tâm thường trực cho việc cân nhắc các quyết định hàng ngày trong khuôn khổ các lựa chọn dài hạn của doanh nghiệp;
Bên cạnh đó, cần cụ thể hoá các mục tiêu và phương tiện cho việc thực hiện chiến lược, không chỉ dừng lại ở lời phát biểu trịnh trọng về chiến lược hay các giải pháp chung chung, mà cần phải đưa ra được một loạt các mục tiêu, quyết định và hành động theo các lịch trình cho chính họ lập ra;
Cuối cùng là thiện chí có tính toán của mọi cấp độ quản lý, nhằm tránh nguy cơ không thừa nhận của các cán bộ cấp dưới. Các phương pháp đơn giản và chặt chẽ cần được thích ứng một cách linh hoạt nhất với doanh nghiệp, bởi vì việc ưa chuộng các phương pháp chính thống hoặc có quá nhiều ràng buộc thường dẫn đến thất bại.
- Xác định các cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần xác định và tận dụng cơ hội của môi trường bên ngoài, đánh giá các nguy cơ để có biện pháp hạn chế nó. Nguy cơ mà các doanh nghiệp thường gặp đó chính là cạnh tranh của các đối thủ trong nước và các nước trong khu vực.
Sơ đồ sau sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh lâu dài cho mình:
Những lợi thế
cạnh tranh lâu dài
Xu hướng thị trường và sản phẩm Điểm mạnh dịch vụ và sản phẩm
Các cơ hội trên thị trường Kỹ năng và năng lực Phân tích môi trường Phân tích khách hàng Phân tích cạnh tranh
Kiểm toán nội bộ
- 57 -
Ngoài ra, nhằm thâm nhập và mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần phải tiếp cận theo những hướng sau đây:
Đẩy mạnh khâu nghiên cứu thị trường (R&D), quảng bá sản phẩm, thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường. Xác định được thị hiếu tiêu dùng của thị trường Mỹ qua nghiên cứu, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin
đại chúng, bạn bè, các tổ chức xúc tiến thương mại v.v… để từ đó xem sản phẩm của mình, chất lượng sản phẩm đã phù hợp với thị trường này chưa.
Tham gia hội chợ triển lãm là cách tốt nhất để quảng bá hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của mình đối với nhà nhập khẩu/ phân phối và tiêu dùng Mỹ. Hàng năm, Mỹ tổ chức khá nhiều các hội chợ triển lãm chuyên ngành hàng gỗ, đây là cơ hội để cọ xát giữa người mua và người bán trên chính thị trường Mỹ. Có thể tham khảo một số hội chợ ngành hàng gỗ tại Mỹ như sau:
Thời gian Tên hội chợ Địa điểm Thành phố
26-28/1 Surfaces. Floor Covering Show USA Las Vegas 28-30/1 Orlando Furniture and Accessory Market USA Orlando 6-8/2 Edison Furniture & Accessory Market USA Edison 17-18/2 Carolinas Industrial Woodworking Expo - Cabinets, industrial woodworking,
furniture
USA Greensboro
15-16/4
Mid-Atlantic Industrial Woodworking Expo - Furniture, cabinet, industrial wood products, woodworking machinery
USA Ft. Washington
27-28/4
Las Vegas International Hotel &
Restaurant Show - Furniture, furnishings, fixtures
USA Las Vegas
14-17/5 ICFF International Contemporary Furniture Fair USA New York 14-17/9 the Chicago Fair in USA from September 14 through 17 USA Chicago
- 58 -
Ngoài ra, việc tiếp cận thị trường Mỹ cũng nên được thực hiện qua nhiều nguồn khác nhau như các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam, phòng thương mại, Bộ thương mại của Việt Nam, đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam ở Mỹ
hoặc từ website, internet v.v… Qua cuộc khảo sát ta thấy hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc thâm nhập, tìm kiếm khách hàng qua các tổ chức xúc tiến của chính phủ và phi chính phủ.
* Hiệu quả của giải pháp.
- Doanh nghiệp tự xác định cho mình chiến lược phát triển phù hợp (dài hạn, trung hạn và ngắn hạn), xác định được ma trận SWOT cho riêng mình để
có những giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.
- Doanh nghiệp xác định chiến lược cạnh tranh phù hợp tùy theo những
đặc điểm riêng của mình. Ví dụ chiến lược tập trung vào sự khác biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ, thu hút một phân khúc thị trường nhất định, giá có thể
cao nhưng tạo được sự khác biệt hóa trong sản phẩm, chiến lược giá hạ áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, sản xuất đại trà, những mặt hàng thông dụng v.v…
- Có kế hoạch thâm nhập, mở rộng sang thị trường Mỹ.