Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ (Trang 31 - 33)

- 23 Chỉ tiêu so v ớ i c ả n ướ c

2.3.1.3. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Có thể nói rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu gỗ. Chất lượng nguồn nguyên liệu tốt thì sẽ dẫn đến chất lượng của sản phẩm tốt. Theo đánh giá của các đối tác nước ngoài thì sản phẩm gỗ của Việt Nam so về chất lượng và kiểu dáng thì không thua kém gì so với các sản phẩm của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia v.v…

Tuy nhiên vấn đề quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ

không được thực hiện một cách chặt chẽ. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ các khâu riêng biệt của quá trình sản xuất, các khâu của quá trình sản xuất thường bao gồm:

- Khâu kiểm tra nguồn nguyên liệu gỗ, kiểm tra chất lượng sản phẩm gỗ, các số liệu kỹ thuật của sản phẩm gỗ từ khâu sấy gỗ, ra phôi v.v…. Các vấn

đề mà hầu hết các doanh nghiệp không đạt được về mặt chất lượng như độ ẩm của sản phẩm, độ đồng màu của sản phẩm, các số liệu kỹ thuật của sản phẩm

- 32 -

v.v… Hiện nay theo quy định chung của các khách hàng Mỹ, độ ẩm của sản phẩm gỗ thành phẩm an toàn là nhỏ hơn 12% cho sản phẩm trong nhà và nhỏ

hơn 16-17% cho sản phẩm ngoài trời (độ ẩm này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên mua và bán). Do đó việc kiểm tra độ ẩm gỗ ngay từ khâu ra phôi là rất quan trọng, vì giải pháp để khắc phục giảm độ ẩm của sản phẩm khi là thành phẩm là rất khó khăn. Vấn đề này được giải quyết từ khâu sấy gỗ.

- Khâu kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất, từng công đoạn một.

- Khâu kiểm tra thành phẩm, đóng gói v.v…

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chú trọng nhiều đến khâu kiểm tra chất lượng cho từng công đoạn và các sai sót trong quá trình sản xuất trong từng khâu là khó phát hiện được.

Ngoài ra chất lượng của các thành phần phụ (accessories) cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm mà vấn đề này chưa được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ FSC ngày một lớn không chỉ ở các nước Châu Âu mà là ở Mỹ là một nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, trong khi số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được chứng chỉ này không nhiều, đây là lý do khiến cho việc thâm nhập vào thị trường Mỹ khó khăn so với các doanh nghiệp lớn khác như Scancom, Ikea v.v… và các nước trong khu vực.

Với cùng một loại gỗ như gỗ dầu (Keruing), nhưng loại gỗ có nguồn gốc FSC luôn luôn mắc hơn gỗ không có nguồn gốc FSC (đôi khi mắc hơn đến 1.5 lần) nhưng các công ty nước ngoài sẵn sàng mua với loại gỗ FSC.

Điều kiện để doanh nghiệp có thể sản xuất và cung cấp sản phẩm với loại gỗ FSC (thông thường sản phẩm được đóng biểu tượng FSC lên) thì bắt buộc doanh nghiệp phải có chứng chỉ công nhận của quốc tế - chứng chỉ COC (Chuỗi hành trình của sản phẩm) và phải có số COC. Ngoài cạnh được công nhận

- 33 -

chứng chỉ COC, doanh nghiệp phải kiểm soát chuỗi hành trình sản phẩm qua các khâu sau:

- Thu mua nguyên liệu gỗ

- Đầu vào tốt

- Kiểm tra trong sản xuất

- Hàng hóa thành phẩm và lưu kho. - Việc bán hàng

Ngoài ra doanh nghiệp phải có chứng từ phù hợp chứng minh thành phẩm có nguồn gốc từ rừng trồng và được xuất trình cho cơ quan thẩm tra khi có yêu cầu.

Theo kết quả thống kê của tôi và sinh viên Trường Đại Học Ngoại Thương thực hiện trên các doanh nghiệp phía Nam, chỉ có khoảng 40% số

doanh nghiệp cho rằng chất lượng sản phẩm gỗ là một trong những lợi thế cạnh tranh của họ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)