Yếu tốc ủa môi trường luật pháp, chính trị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ (Trang 43 - 44)

- 23 Chỉ tiêu so v ớ i c ả n ướ c

c. Yếu tốc ủa môi trường luật pháp, chính trị

Việt Nam đang chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gỗ tập trung vào thị trường Mỹ nói riêng, do đó các thủ tục pháp luật ngày càng

được cải tiến và tinh giản gọn nhẹ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc xuất khẩu gỗ ngày một dễ dàng. Hơn nữa, Hồ Chí Minh được xem là một nơi có điều kiện thuận lợi và chếđộ chính trị tương đối ổn định, do đó các đối tác Mỹ cũng cảm thấy an tâm khi làm ăn với chúng ta.

Ở Hồ Chí Minh cũng đang đưa đặt cao vấn đề thương hiệu hàng hóa xuất khẩu, do đó về vấn đề thương hiệu, các doanh nghiệp có cơ hội nhận được sự hỗ

trợ của cơ quan có thẩm quyền để phát triển thương hiệu của mình trên thị

trường Mỹ.

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tạo cơ hội tiếp cận thị

trường rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm chế tạo sử dụng nhiều lao động, trước đây chịu mức thuế quan cao tới 40%, nay Việt Nam được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN), Quy chế thương mại bình thường (NTR) nên mức thuế suất nhập khẩu chỉ còn 3 - 4%. Điều này

đã mở đường cho sự tăng trưởng của ngoại thương giữa hai nước trong năm 2002 và tiếp tục từđó tới nay.

Việt Nam đang trên đường gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO),

đây là cơ hội rất lớn khi trở thành thành viên chính thức của WTO, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ ở Hồ Chí Minh cọ xát với các doanh nghiệp khác trong khu vực, do đó vấn đề cạnh tranh không chỉ gói gọn trên

- 44 -

phạm vi một quốc gia mà lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Đây cũng vừa là cơ

hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)