I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU
1. Quy chế nhập khẩu chung của eu hiện nay
Tất cả các nước thành viên EU bao gồm áo, Bỉ, đan mạch, phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia, Ai Len, Luxămbua, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Anh đều áp dụng chính sách thương mại chung đối với các nước thứ ba.
EU đã có định chế nhập khẩu tự do. Nói chung, không có kiểm soát ngoại hối đối với việc thanh toán hàng nhập khẩu và các nước EU không yêu cầu hàng nhập khẩu vào đây phải có giấy phép nhập khẩu, ngoại trừ một số mặt hàng nhạy cảm như: hàng nông sản, thuốc lá, vũ khí...và các sản phẩm bị hạn chế số lượng và giám sát. Một số nước EU yêu cầu các mặt hàng nhập khẩu nhất định từ một vài nước phải có giấy phép nhập khẩu.Tuy nhiên, khi yêu cầu giấy phép thì các giấy phép này thường được phát hành tự do.
EU đã công bố thuế giá trị gia tăng ( VAT) chuẩn mực tối thiểu là 15% từ tháng 1/1993. Tuy nhiên, từng nước thành viên có thể giảm xuống mức thấp nhất là 5% đối với các hàng hoá nhất định như thực phẩm, thuốc men và một số ấn phẩm. Hiện tại, tỷ lệ thuế VAT ở các nước thành viên rất khác nhau, thấp nhất là 15%-ở Luxambua và cao nhất là 25%-ở Đan Mạch và Thuỵ Điển.
Bảng 1: Thuế suất của các nước thành viên EU
Tên nước Thuế suất VAT thường(%)
Thuế suất VAT ưu đãi(%)
Thuế doanh nghiệp(%)
Luxambua 15 6; 12 31
Đức 16 7 45
Tây Ban Nha 16 4; 7 28
Bồ Đào Nha 17 5 34
Hà Lan 17,5 6 35
Anh 17,5 8 35
Italia 19 4; 10;16 37 áo 20 10; 12 34 Pháp 20,6 2,1; 5,5 33,33 Ai len 21 2,5; 12,5 32 Bỉ 21 1; 6; 12 39 Phần Lan 22 6; 12 28 Thuỵ Điển 25 12; 21 28 Đan Mạch 25 - 34 Nguồn: Eurostat
Hầu hết các nước EU thường đánh thuế tiêu thụ đối với các sản phẩm, như đồ uống có cồn, các sản phẩm thuốc lá, nhiên liệu và động cơ gắn máy. Từ 1/1/2993, EU đã công bố mức thuế tối thiểu đối với thuốc lá, dầu mỏ, đồ uống có cồn và rượu. EU cũng đã xây dựng cơ cấu thuế tiêu thụ chung cho các sản phẩm nói trên, nhưng các nước thành viên EU vẫn có thể tiếp tục xây dựng biểu thuế tiêu thụ quốc gia đối với các sản phẩm còn lại một cách tự do.
Ngoài ra, EU đã có chỉ thị liên quan đến "cách tiếp cận mới với hệ thống hài hoà kỹ thuật", quản lý các tiêu chuẩn về độ an toàn cho đồ chơi, máy móc và tính tương hợp iện từ (EMC), thiết bị y tế có thể cấy dưới da, các thiết bị y tế, các thiết bị cân không tự động, các sản phẩm xây dựng, thiết bị điện chống nổ, thiết bị điện có hiệu diện thế thấp, hiết bị bảo vệ cá nhân và các thiết bị sử dụng gas. Hầu hết các chỉ thị này đều được các nước thành viên áp dụng trong luật quốc gia của họ. Riêng chỉ thị EMC yêu cầu từ 1/1996 tất cả các sản phẩm điện và điện tử bán trên thị trường EU không được phát ra những sóng làm nhiễu điện từ vượt quá mức tối đa đã quy định, và phải có mức độ phù hợp miễn nhiễm các sóng làm nhiễm điện từ này.
Những sản phẩm chịu sự chi phối của các chỉ thị này phải có nhãn mác chứng nhận môi trường (CE-Certificate of Envirement) chứng tỏ những sản phẩm này đã tuân thủ các yêu cầu quy định trong tất cả các chỉ thị có liên quan. Sản phẩm của một nhà sản xuất hay một nhà nhập khẩu có gắn nhãn hiệu CE là
tự tuyên bố rằng sản phẩm phù hợp với các quy định trong chỉ thị. Một số sản phẩm còn có thêm nhãn hiệu chứng nhận bổ sung do một cơ quan thông báo cấp để chứng nhận các sản phẩm tuân thủ các chỉ thị trên. Có một số cơ quan chuyên trách thuộc EU thực hiện việc kiểm tra phân loại đối với các sản phẩm khác nhau. Giấy chứng nhận do một trong các cơ quan này cấp sẽ được các nước thành viên khác chấp nhận.
Những sản phẩm không thuộc sự kiểm soát của các chỉ thị này hay các luật khác của Liên Minh thì sẽ phải tuân thủ theo chỉ thị an toàn sản phẩm chung, đề ra tiêu chuẩn an toàn tối thiểu mà tất cả các sản phẩm được cung cấp trrên thị trường EU phải đáp ứng. Điều này nhằm mục đích bổ sung chỉ thị trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, buộc các nhà sản xuất sản xuất ra một sản phẩm có sai sót phải chịu trách nhiệm về những tổn thất xảy ra đối với người sử dụng.
Chỉ thị về một số khía cạnh của việc bán hàng tiêu dùng và các bảo lãnh có liên quan cũng yêu cầu người bán hàng hoá tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với những trường hợp không tuân thủ theo các hợp đồng bán (như là chất lượng sản phẩm và việc thực hiện hợp đồng) mà xảy ra trong vòng hai năm kể từ khi giao hàng. Đồng thời cũng có các chỉ thị khác bảo vệ người tiêu dùng, bao gồm: chỉ thị về tiếng ồn của các thiét bị điện trong gia đình, chỉ thị về việc sử dụng viên ngọt(chất thay thế đường) và chất phụ gia trong hàng thực phẩm, và những yêu cầu về nhãn mác cho hàng giầy dép.
Vì lý do bảo vệ sức khoẻ, EU đã áp dụng chỉ thị về kiểm soát việc sử dụng Niken trong các vật dụng có ảnh hưởng tới da như đồng hồ đeo tay và đồ trang sức. Hay áo, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Thuỵ Điển đã áp dụng các biện pháp kiểm soát việc sử dụng hoá chất có khả năng chuyển màu trong một số đồ chơi hoặc vật dụng của trẻ em làm bằng nhựa PVC.
Đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường EU, Uỷ ban Châu Âu đã đưa ra quy chế nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực
phẩm cao. Chỉ thị 91/493/EEC ban hành tháng 6/1993 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có các điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và phải được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU chấp nhận. Đối với hàng thực phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phẩm, trọng lượng, thời gian và cách sử dụng sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch để nhận dạng lô hàng. Đặc biệt cấm nhập những sản phẩm thuỷ sản bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do các chất phụ gia không được phép sử dụng. Hiện nay, EU đánh giá chất lượng thuỷ sản thông qua 3 chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu cảm quan: trạng thái tự nhiên, mùi vị, màu sắc của sản phẩm. - Chỉ tiêu hoá học: quy định hàm lượng Nitơ dưới dạng Amôniac, độ PH trong một gam sản phẩm.
- Chỉ tiêu vi sinh: quy định loại, lượng khuẩn có trong sản phẩm như khuẩn hoá khí, khuẩn hiếm khí,...
Để thúc đẩy việc sử dụng và sản xuất các sản phẩm có lợi cho môi trường, EU đã đưa ra chỉ thị về chế độ thưởng dán nhãn sinh thái trong toàn Liên Minh và chỉ thị về sử lý chất thải từ việc đóng gói hàng hoá, cụ thể đã đề ra những tiêu chuẩn chung về tái sinh và tái chế chất thải. Cũng có các chỉ thị khác về bảo vệ môi trường, bao gồm hạn chế sử dụng Pin và Acquy có chứa thuỷ ngân và các kim loại nặng.
EU là một trong những bên ký kết vào hiệp định công nghệ thông tin (ITA) được hoàn tất dưới sự bảo trợ của WTO. EU đã giảm thuế hải quan đối với các sản phẩm công nghệ thông tin (IT) 25% vào tháng 7/1997.
Trên cơ sở các mục tiêu nhân đạo, EU cũng đã cấm nhập khẩu lông động vật bị bẫy bằng bẫy chân đúc bằng thép kể từ 1/12/1997 nhưng một số loại lông thú có giấy chứng nhận xuất xứ từ một nước thuộc Bảng danh mục các nước bao gồm cả Trung Quốc có thể được miễn áp dụng lệnh cấm này.