Giai đoạn trước năm

Một phần của tài liệu Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 77 - 80)

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨỦ HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

1. Giai đoạn trước năm

Sau năm 1975, mối quan hệ giữa nước Việt Nam thống nhất và Cộng đồng Châu Âu (EC) dần được thiết lập. EC đã bắt đầu có một số cuộc tiếp xúc chính trị với Việt Nam và dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ nhân đạo quan trọng bằng lương thực, thuốc men trực tiếp hay gián tiếp thông qua các Tổ chức Quốc tế. Trong giai đoạn 1975-1978, viện trợ kinh tế của EC dành cho Việt Nam là 109 triệu USD, trong đó viện trợ trực tiếp là 68 triệu USD. Đối với những nước vốn đã có thiện cảm và quan hệ tốt với Việt Nam càng ủng hộ Việt Nam hơn nữa về mọi mặt. Quan hệ Việt Nam-EC đang có những tiến triển thuận lợi thì xảy ra sự kiện Cămpuchia vào năm 1979. Chính vì vậy, nó đã bị gián đoạn trong một thời gian. Nhưng cho đến giữa thập kỷ 80, cùng với sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu, giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) mà Việt Nam là một thành viên với EC, quan hệ giữa Việt Nam và EC đã có những bước chuyển biến mới. Hai bên nối lại các cuộc tiếp xúc chính trị và

viện trợ cho Việt Nam. Kể từ năm 1985 EC bắt đầu gia tăng viện trợ nhân đạo cho Việt Nam.

Cùng với hoạt động viện trợ nhân đạo, các doanh nghiệp ở một số nước thành viên EC đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia và Anh bắt đầu thiết lập quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp Việt Nam. Hoạt động buôn bán được hai bên tích cực thúc đẩy, vì vậy qui mô buôn bán ngày càng mở rộng. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EC thu hút được sự quan tâm của cả doanh nghiệp hai phía. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EC tăng nhanh, 50,71%/năm và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên (bảng 5).

Bảng 5 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EC 1985-1989 Đơn vị: Triệu USD

1985 1986 1987 1988 1989

(1) Tổng kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam 698,5 789,1 854,2 1.038,4 1.946,0

(2) Kim ngạch xuất khẩu của

Việt Nam sang EC 18,4 25,7 33,1 47,7 93,3

Tỷ trọng (2) trong (1) (%) 2,6 3,3 3,9 4,6 4,8 Trong đó : 1. Pháp 12,3 18,5 24,1 35,6 79,7 2. Đức 0,2 3,2 4,5 7,5 8,7 3. Italia 0,3 0,6 1,7 2,2 2,8 4. Anh 1,2 1,2 1,3 1,4 1,5 5. Bỉ 2,6 2,1 1,3 0,7 0,4 6. Hà Lan - 0,1 0,2 0,3 0,2

Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

Trong 5 năm (1985-1989), Việt Nam đã xuất khẩu sang EC một khối lượng hàng hoá trị giá 218,2 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 1989 tăng 5,07 lần so với năm 1985. Tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng từ 2,6% năm 1985 lên 4,8% năm 1989, tăng 1,85 lần.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên EC năm 1989 tăng mạnh và đột ngột so với các năm trước, tăng 95,6% so với năm 1988. Nguyên nhân là do Việt Nam có thêm hai mặt hàng xuất khẩu mới với khối lượng khá lớn và trị giá cao sang EC là dầu thô và hàng thuỷ sản. Hai sản phẩm này là kết quả thu được từ những thành tựu bước đầu của chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đã đưa ra từ năm 1986.

- Về cơ cấu thị trường : Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EC là Pháp, chiếm tỷ trọng 74,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam sang EC; tiếp đến là Đức (10,5%), Bỉ (5,7%), Anh (4,3%), Italia (3,6%) và Hà Lan (1,4%).

- Về cơ cấu mặt hàng :Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước thành viên EC là gạo, ngô, cao su, cà phê, thuỷ sản, dầu thô, quặng sắt, apatit và các kim loại khác. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EC chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.

Giai đoạn này, do quan hệ giữa hai bên chưa được bình thường hoá nên khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn hạn chế. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EC vẫn hết sức nhỏ bé so vơi tiềm năng của ta, hoạt động xuất khẩu còn manh mún, mang tính tự phát. Với bối cảnh quốc tế đang trở nên thuận lợi và quan hệ chính trị giữa hai bên dần được cải thiện, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang khối EC sẽ bớt khó khăn hơn và tiếp tục được phát triển trong điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w