Những nhân tố chung

Một phần của tài liệu Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 111 - 114)

II. TRIỂN VỌNG HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG EU

1. Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU

1.1. Những nhân tố chung

1.1.1. Xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế

Trong xu thế tự do hoá thương mại, khi tham gia vào khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, các nước thành viên phải mở cửa thị trường, giảm dần hàng rào thuế quan và xoá bỏ hàng rào phi quan thuế để cho hàng hoá được tự do lưu chuyển giữa các nước, thúc đẩy mậu dịch quốc tế phát triển mạnh.

Xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế với các mặt tích cực và tiêu cực sẽ tiếp tục diễn biến thông qua sự hợp tác-cạnh tranh phức tạp giữa các đối tác. Cục diện này tạo thuận lợi cho ta mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU nơi thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào phi quan thuế ngăn cản, đồng thời hàng xuất khẩu của ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường EU, trước mắt là việc Trung Quốc vốn có sức mạnh cạnh tranh cao vừa mới ký Hiệp định thương mại với EU và

triển vọng sẽ gia nhập tổ chức thương mại thế giới vào năm 2001, từ đó Trung Quốc sẽ tận dụng được những ưu đãi của cơ chế toàn cầu hoá đem lại.

Vì vậy có thể nói rằng xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU nói riêng. Nhưng đồng thời nó cũng đem lại thách thức rất lớn cho xuất khẩu Việt Nam.

1.1.2. Sự phát triển của Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)

Diễn đàn Hợp tác á-Âu là cơ chế đối thoại và hợp tác cấp cao giữa Châu Âu và Châu á, với sự tham dự của những người đứng đầu các Nhà nước và Chính phủ của 10 nước Châu á là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Bruney, Malaysia, Indonesia, Singapore, Việt Nam và 15 nước thành viên EU. Diễn đàn Hợp tác á-Âu lần thứ nhất (ASEAM I) được tổ chức tại Bangkok vào ngày 1-2/3/1996. Diễn đàn Hợp tác á-Âu lần thứ hai (ASEAM II) được tổ chức tại London vào ngày 3-4/4/1998. Và Diễn đàn Hợp tác á-Âu lần thứ ba (ASEAM III) được tổ chức tại Seoul vào ngày 20- 21/10/2000.

ASEM gắn kết, phát triển mối quan hệ giữa Châu Âu và Châu á. Đó là cơ hội để hai bên củng cố, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính, chính trị, văn hoá-xã hội và những vấn đề toàn cầu khác.

Trong Hội nghị ASEM II và ASEM III, các nước EU đã đưa ra cam kết về thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam. Về thương mại, các nước EU cam kết nâng mức hạn ngạch cho hàng xuất khẩu của các nước ASEAN vào EU và giảm các loại hàng chịu giới hạn về hạn ngạch. Về đầu tư, các nước EU cam kết sẽ có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp EU đẩy mạnh đầu tư trực tiếp và tăng cường viện trợ ODA cho các nước ASEAN. ASEM ra đời đánh dấu mốc lịch sử quan

trọng trong tiến trình hợp tác á-Âu. Nó đồng thời cũng là một cơ hội to lớn cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU.

1.1.3. Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU

Năm 1995, Uỷ Ban Châu Âu đã ký một Hiệp định Hợp tác với Việt Nam nhằm mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường thông qua việc hình thành một “đối thoại có tổ chức” giữa hai bên. Các mục tiêu chính là: (1) Đảm bảo phát triển và tăng trưởng thương mại và đầu tư; (2) Hỗ trợ cho phát triển bền vững đặc biệt đối với những tầng lớp dân cư nghèo nhất; (3) Tăng cường hợp tác kinh tế; (4) Hỗ trợ cho bảo vệ môi trường và quản lý bền vững những tài nguyên thiên nhiên. Sau 5 năm thực hiện Hiệp định Hợp tác Việt Nam-EU (1997-2000) đạt được kết quả sau: EU đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, là bạn hàng thương mại lớn thứ hai (11% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam), là nhà đầu tư lớn thứ ba (4,38 tỷ USD vốn đăng ký), và cũng là nhà tài trợ ODA cho Việt Nam lớn thứ ba (hơn 2 tỷ USD). EU tài trợ cho tất cả các lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội của Việt Nam.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và đã đạt được những kết quả nhất định, từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Việc phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam -EU sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế mà hai bên có thể thu được: với một nền sản xuất ở trình độ cao EU rất cần những thị trường giàu tiềm năng như Việt Nam, ngược lại, Việt Nam đang tiếp tục quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất cần sự hợp tác và hỗ trợ của EU. Với thế mạnh về vốn và công nghệ, EU có thể giúp Việt Nam khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên và lao động. Nhu cầu của Việt Nam và EU bổ sung cho nhau tốt: những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại là những mặt hàng mà EU có nhu cầu nhập khẩu lớn (da giày, dệt may, thuỷ hải sản…), ngược lại chúng ta đã và đang cần nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, công nghệ cao, nguyên liệu để sản xuất

hàng xuất khẩu,v.v... phục vụ cho quá trình CNH-HĐH mà EU có thể đáp ứng được. Việt Nam đã và đang nỗ lực chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và trên thế giới Việt Nam đã gia nhập ASEAN, APEC, hiện đang trong tiến trình xin gia nhập WTO. Hàng rào quan thuế và phi quan thuế đã được lên kế hoạch dỡ bỏ trong vài năm tới. Đây chính là cơ sở bền vững cho quá trình đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU.

Một phần của tài liệu Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w