Những nhân tố phát sinh từ phía Liên Minh ChâuÂu

Một phần của tài liệu Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 114 - 116)

II. TRIỂN VỌNG HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG EU

1. Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU

1.2. Những nhân tố phát sinh từ phía Liên Minh ChâuÂu

1.2.1. EU đang tiến tới Liên Minh Kinh Tế

Thị trường EU đã được chính thức hình thành vào ngày 1/1/1993, với việc xóa bỏ biên giới lãnh thổ quốc gia và biên giới hải quan giữa các nước thành viên để cho hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn được tự do lưu thông trên toàn lãnh thổ Liên Minh. Việc hình thành thị trường EU thống nhất thực sự là một tiềm năng rất lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội tốt để mở rộng xuất khẩu sang các nước mà Việt Nam còn ít giao lưu trong thương mại như Luxambua, Ailen, Hy Lạp, áo…vì một khi sản phẩm Việt Nam được các nước khác trong khối biết đến thì cũng dễ được những nước còn lại biết đến và chấp nhận mà không tốn thêm chi phí tiếp thị, quảng cáo. Tuy vậy khó khăn ở đây là sự ra đời của thị trường chung Châu Âu đem lại thuận lợi cho tất cả các nước khác chứ không riêng gì cho Việt Nam do vậy đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Kể từ khi chính thức ra đời cho đến nay đồng Euro đã đi được nửa chặng đầu của giai đoạn quá độ, nhưng vẫn chưa thực hiện được vai trò là đồng tiền chung cho cả khối và là đồng tiền quốc tế. Đây là một thời kỳ đầy biến động của đồng Euro, lòng tin đối với đồng tiền này đã giảm sút nhiều, thậm chí còn có nhiều mối nghi ngờ về khả năng tồn tại của nó. Bắt đầu lưu hành ngày 4/1/1999, tỷ giá 1 Euro đổi khoảng 1,178 USD, nhưng đến ngày 30/10/2000, đồng Euro đã bị mất giá 30%. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do: mặc dù đồng Euro đã được ra đời, nhưng nhiều lúc quyền lợi của từng nước thành viên vẫn còn được

đặt cao hơn cả khối và đôi lúc còn đối nghịch nhau. Sự suy yếu của đồng Euro đã ngày càng làm mất niềm tin của các nhà kinh doanh, đầu tư và người tiêu dùng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế EU và kinh tế thế giới. Thực tế nhiều người dân EU vẫn ngần ngại sử dụng đồng Euro; thanh toán thương mại, đầu tư giữa EU và các nước ngoài khối vẫn chủ yếu sử dụng USD. Đứng trước thực trạng này, EU đang nỗ lực vực dậy đồng Euro và hoàn thiện quy chế hoạt động của EMU để EMU hoạt động hiệu quả hơn. Đến tháng 11-12/2000, đồng Euro đang dần lấy lại sức mạnh của mình.

Đồng tiền chung EURO ra đời tạo điều kiện thuận lợi trong tính toán chi phí-lợi nhuận, rủi ro, thanh toán hợp đồng,... nay đối với một đồng tiền duy nhất có thể chào hàng đến tất cả các nước trong khu vực.

1.2.2. Chiến lược mở rộng EU

Cách đây khoảng hai năm, Châu Âu đang trong quá trình hợp nhất hoá, vấn đề mở rộng Liên Minh Châu Âu về phía Trung và Đông Nam Âu dường như là một đòi hỏi tất yếu về kinh tế và chính trị. Liên Minh Châu Âu muốn tăng cường uy thế và ảnh hưởng trên thế giới. Bên cạnh động cơ chính trị, Liên Minh Châu Âu cũng tìm thấy những lợi ích kinh tế to lớn và lâu dài trong tiến trình liên kết với các nước Trung và Đông Nam Âu. Lợi ích thương mại tự do được chuyển qua biên giới không chỉ đem lại lợi ích một cực, mà còn mang lại lợi ích cho cực bên kia. Các nước Đông và Trung Nam Âu là những thị trường rộng lớn, mới trỗi dậy và đầy tiềm năng. Những thị trường này tạo điều kiện cho các nước EU xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, xuất khẩu tư bản và nhập khẩu lao động giá rẻ,v.v... Thêm vào đó, những thị trường Trung và Đông Nam Âu lại ở ngay kề cận các nước EU, đó là những điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi cho quá trình liên kết.

Triển vọng EU sẽ kết nạp 13 nước Trung và Đông Nam Âu trong thời gian tới. Năm 1998 EU đã bắt đầu đàm phán để kết nạp đợt đầu là sáu nước (Ba Lan, Hungari, Séc, Slovakia, Estonia và Síp).

Việc mở rộng EU sang phía Trung và Đông Nam Âu không cản trở việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Minh vì những nước này là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong nhiều năm trước đây. Khi những nước này vào EU thì kinh tế của họ sẽ phát triển nhanh tạo nhu cầu thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu của ta vì họ chưa có mặt hàng cạnh tranh với ta.

1.2.3. Chương trình mở rộng hàng hoá của EU

EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá, nội dung của chương trình là đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu, xoá bỏ chế độ hạn ngạch vào cuối năm 2004 và tiến tới bãi bỏ GSP mà EU dànhcho các nước đang phát triển. EU đang tiến dần từng bước tới đích cuối cùng là thuế xuất nhập khẩu bằng 0, chấm dứt thực hiện GSP và hạn ngạch.

Với chương trình mở rộng hàng hoá của EU, hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này sẽ dần dần không được hưởng ưu đãi về thuế quan nữa. Có thể từ 2005 hàng xuất khẩu của ta vào EU vẫn được hưởng GSP, nhưng mức ưu đãi sẽ thấp hơn nhiều so với hiện nay, cũng có thể sẽ không được hưởng GSP nữa. Do vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có chính sách cụ thể để cải tiến, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và có chiến lược thâm nhập thị trường EU một cách thấu đáo ngay từ bây giờ thì đến những năm tới EU đẩy mạnh tiến trình thực hiện “Chương trình mở rộng hàng hoá của mình”, hàng xuất khẩu Việt Nam khó có thể đứng vững và có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào thị trường này vì lúc đó cạnh tranh sẽ diễn ra rất khốc liệt. Do vậy, có thể nói rằng khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000-2010 phụ thuộc phần nhiều vào chính sách ngoại thương, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu của ta.

Một phần của tài liệu Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w