Những nhân tố phát sinh từ phía Việt Nam

Một phần của tài liệu Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 116 - 120)

II. TRIỂN VỌNG HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG EU

1. Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU

1.3. Những nhân tố phát sinh từ phía Việt Nam

1.3.1. Quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập

Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, trong xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá. Quá trình này diễn ra ở nhiều lĩnh vực và dưới nhiều hình thức - Quốc tế hoá về thương mại, về vốn, về sản xuất, và về hình thức dưới dạng tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Để hội nhập có hiệu quả, bên cạnh việc nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách, tạo ra môi trường vĩ mô nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thì cuối cùng sự thành bại lại là từ chính mỗi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, chuyển dần từ việc tập trung và những lợi thế so sánh dựa vào tài nguyên và chi phí lao động thấp sang lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, công nghệ cao, quy trình sản xuất độc đáo. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần nhận rõ khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực đã được nâng lên khá nhiều sau cuộc khủng hoảng. Các doanh nghiệp cần có chiến lược hình thành những lợi thế cạnh tranh dài hạn hơn.

Về thương mại, bước vào thế kỷ XXI thương mại Việt Nam phải hoà nhập được với thương mại thế giới theo những xu thế sau: (1) Nâng cao tỷ trọng các mặt hàng hay dịch vụ mang tính trí tuệ làm thay đổi cơ cấu thương mại; (2) Từng bước nâng cao tỷ trọng các sản phẩm công nghệ cao trong thương mại giữa Việt Nam và quốc tế; (3) Tham gia đầy đủ các tổ chức thương mại khu vực, củng cố vị trí của mình, tiến tới thủ tiêu các loại hàng rào thuế quan và phi quan thuế; (4) Phát triển dịch vụ trong thương mại Quốc tế để dịch vụ này phát triển với tốc độ cao hơn so với thương mại hàng hoá.

Việt Nam đã chủ trương thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu mà nòng cốt là phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, từng bước mở rộng thị trường, tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế "Hướng về xuất khẩu" có liên quan mật thiết

và gắn bó hữu cơ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của đất nước. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Do vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế "Hướng về xuất khẩu" ở Việt Nam là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế "theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu có sự lựa chọn: công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới".

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế “hướng về xuất khẩu” đưa ra định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu như sau: Việt Nam phấn đấu trong những năm tới chủ yếu xuất khẩu thành phẩm qua chế biến, giảm bớt xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô và các sản phẩm sơ chế. Theo đó, đặc biệt khuyến khích xuất khẩu thành phẩm sử dụng 100% nguyên liệu nội địa và khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước. Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, chưa tinh chế dưới dạng xuất khẩu tài nguyên. Tận dụng lợi thế so sánh về sức lao động và tài nguyên thiên nhiên.

Với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cải thiện về chất lượng và mẫu mã. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp ra thị trường thế giới một khối lượng lớn hàng hoá và tương đối ổn định. Các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải cải tiến sản xuất, đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu rất đa dạng và phong phú của thị trường thế giới. Như vậy, quá trình này sẽ giúp cho hàng Việt Nam khắc phục được những nhược điểm về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu khắt khe của thị trường EU.

Quá trình đổi mới của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập như đã nêu trên sẽ là tiền đề làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào các Diễn đàn Quốc tế như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác á-Âu (ASEM), và đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ làm tăng sự cạnh tranh, cọ sát giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp ASEAN, APEC, ASEM, từ đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp nước ta vươn lên và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, những lợi thế hiện có của Việt Nam do quá trình hội nhập quốc tế mạng lại sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp của ta và các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng mạnh và khả năng xuất khẩu là khá lớn.

1.3.3. Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ

Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ vào ngày 14/7/2000 và có giá trị hiệu lực sau khi được Quốc hội hai nước phê chuẩn. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ gồm 4 vấn đề chủ yếu: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và quan hệ đầu tư. Hiệp định này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại song phương và từ nay hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ được hưởng chế độ ưu đãi tối huệ quốc. Hơn nữa, Hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam sớm gia nhập WTO.

Mỹ là thị trường rộng lớn, có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Thị trường Mỹ có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều hàng dệt may, giày dép, thủy hải sản, đồ gỗ,vv... là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hịện nay, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là ASEAN, EU và Nhật Bản.

Theo Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, thuế suất đánh vào hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ giảm rất đáng kể, từ mức 40% hiện nay xuống còn 3%. Hiệp định nếu được quốc hội hai nước thông qua, xuất khẩu

của Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng nhiều lần so với hiện nay. Bên cạnh đó, hiệp định này cũng tạo cơ hội cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, vì các nhà đầu tư nước ngoài, mà trước hết là các nhà đầu tư trong khu vực, họ nhìn nhận Việt Nam khi đó sẽ là cầu nối để từ đó hàng hoá của họ có thể đi vào thị trường Mỹ và các thị trường khác thuận lợi.

Như vậy, khi Hiệp định này được thông qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ chĩa mũi nhọn sang thị trường Mỹ. Việc tập trung lực đẩy mạnh xuất khẩu sang EU bị phân tán, lực bị chia sẻ nên có ảnh hưởng ít nhiều đến xuất khẩu sang EU.

Một phần của tài liệu Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w