- Cấu trúc tuổ
1.5.1 Điều kiện tự nhiên của VQG Cát Tiên
• Vị trí - Toạ độ địa lý:
VQG Cát Tiên nằm trên địa bàn của 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Ph−ớc.
Tọa độ địa lý: 11O20’50” - 11O50’20” độ vĩ Bắc 107O09’05” - 107O35’20” độ kinh Đông
• Ranh giới:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Bình Ph−ớc; - Phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La ngà (Đồng Nai); - Phía Tây giáp Khu BTTN Vĩnh Cửu (Đồng Nai);
• Diện tích:
Tổng diện tích toàn VQG Cát Tiên là 71.350 ha, trong đó khu Nam Cát Tiên (Đồng Nai) là 39.627 ha, khu vực Cát Lộc (Lâm Đồng) là 27.530 ha, khu Tây Cát Tiên (Bình Ph−ớc) là 4.193 ha.
• Địa hình:
VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc tr−ng của phần cuối dãy Tr−ờng Sơn và địa hình vùng Đông Nam bộ, có 5 kiểu chính:
- Kiểu địa hình núi cao, s−ờn dốc: chủ yếu ở phía bắc VQG Cát Tiên. Độ cao so với mặt n−ớc biển từ 200m - 600m, độ dốc 15o- 20o, có nơi trên 300. Địa hình là các dạng s−ờn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng đỉnh bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai.
- Kiểu địa hình trung bình s−ờn dốc: ở phía tây nam VQG Cát Tiên, độ cao từ 200m - 300m so với mặt n−ớc biển, độ dốc 15o - 20o, độ chia cắt cao. Những suối lớn nh− Đắc Lua, Đa Tapok đ−ợc tạo nên từ vùng đồi trung du này và cuối cùng đổ ra sông Đồng Nai.
- Kiểu địa hình đồi thấp và bằng phẳng: ở đông nam VQG Cát Tiên, độ cao d−ới 130m - 150m so với mặt biển, dốc thoải từ 5o - 7o, độ chia cắt th−a.
- Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm lầy:
ở phía tây nam VQG Cát Tiên, độ cao trung bình của vùng khoảng 130m so với mặt n−ớc biển.
- Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: bao gồm những suối nhỏ, những khu đất ngập n−ớc phân tán, những hồ, ao ở khu vực nhánh của suối Đắc Lua và ở trung tâm phía bắc VQG Cát Tiên. Vùng này th−ờng thiếu n−ớc trong mùa khô nh−ng lại bị ngập úng trong mùa m−a, trong mùa khô n−ớc chỉ còn ở những vùng đất lầy rộng lớn nh− bàu Sấu, bàu Chim, bàu Cá. Độ cao của vùng này th−ờng d−ới 130 m so với mặt biển.
VQG Cát Tiên thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, độ cao so với mặt n−ớc biển cao nhất là 626m ở Lộc Bắc và thấp là 115m ở Núi T−ợng.
• Địa chất - Thổ nh−ỡng
Hầu hết nền địa chất của VQG Cát Tiên nguyên là sa phiến thạch, do quá trình hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ lấp của lớp đá bọt núi lửa. Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ đã tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo ra địa hình Cát Tiên ngày nay.
Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: trầm tích, bazan và sa phiến thạch đã phát triển thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên nh− sau:
- Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk): loại đất này có diện tích lớn nhất, phân bố ở khu vực phía Nam.
- Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn thứ 2 của VQG Cát Tiên, phân bố chủ yếu ở phía bắc của VQG Cát Tiên (khu Cát Lộc), dọc th−ợng nguồn sông Đồng Nai. Một số tài liệu gọi đất này là đất xám bạc màu trên đá axit hoặc đá cát.
- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo):
gồm các loại đất đ−ợc bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai, chủ yếu phía bắc và phía đông nam của VQG Cát Tiên.
- Đất feralit phát triển trên đất sét (Fs): phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam xen kẽ các vạt đất bazan.
• Khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chi phối hầu hết các yếu tố khí hậu của VQG Cát Tiên.
VQG Cát Tiên có 2 mùa rõ rệt: mùa m−a và mùa khô. Mùa m−a từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có l−ợng m−a cao nhất là 7,8,9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2,3,4. Các chỉ số khí t−ợng của VQG Cát Tiên xem bảng 1.6.
Bảng 1.6 - Các chỉ số khí t−ợng của VQG Cát Tiên
Các chỉ số Cát Lộc Nam Cát Tiên
Nhiệt độ trung bình năm (oC) 21,7 26,5
Nhiệt độ trung bình cao nhất (oC) 23,0 (tháng 6) 28,6 (tháng 6) Nhiệt độ trung bình thấp nhất (oC) 21,1 (tháng 12) 20,5 (tháng 1)
L−ợng m−a trung bình năm (mm) 2675 2175
L−ợng m−a tối đa (mm) 494,8 (tháng 9) 368 (tháng 9)
L−ợng m−a tối thiểu (mm) 23,8 (tháng 2) 11 (tháng 11)
Số ngày m−a hàng năm (ngày) 182 145
Độ ẩm trung bình năm (%) 87 82
Thời gian m−a trong mùa m−a (tháng) 10 (tháng 3-12) 8 (tháng 4-11) Tỷ lệ l−ợng m−a trong mùa m−a/l−ợng m−a
hàng năm (%).
97,4 88,3
Nguồn: VQG Cát Tiên (2008)
• Thủy văn:
VQG Cát Tiên có hệ thống thủy văn đa dạng, bao gồm sông Đồng Nai, hệ thống suối và các bàu n−ớc. Toàn bộ diện tích VQG Cát Tiên nằm trong l−u vực của hồ thủy điện Trị An thuộc hạ l−u sông Đồng Nai.
Sông Đồng Nai dài khoảng 90 km, tạo nên ranh giới tự nhiên và bao bọc 1/3 chu vi của VQG Cát Tiên. Sông có chiều rộng trung bình khoảng 100 m, l−u l−ợng n−ớc bình quân khoảng 405 m3/giây. Mực n−ớc cao nhất là 8,03 m, mực n−ớc trung bình là 5m. Mùa kiệt 2 - 3m. L−u l−ợng n−ớc sông Đồng Nai thay đổi đáng kể theo mùa. Toàn bộ hệ thuỷ văn của VQG Cát Tiên phụ thuộc vào dòng chảy của sông Đồng Nai, tạo nên hệ thực vật, hệ động vật thuỷ sinh đa dạng, và tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ.
Hệ bàu ở khu trung tâm khu Nam Cát Tiên nối liền với sông Đồng Nai bằng con suối Đắc Lua. Vào mùa m−a, n−ớc từ sông Đồng Nai dâng cao mang vào hệ bàu một số l−ợng lớn phù sa và sinh vật thủy sinh vào sâu trong nội địa các bàu, cung cấp nhiều dinh d−ỡng cho hệ bàu. Trong mùa khô, l−u l−ợng của các suối n−ớc trong VQG Cát Tiên giảm mạnh, các suối cạn hầu nh− không có n−ớc. Mực n−ớc của các bàu n−ớc lớn nh− bàu Sấu, bàu Cá, bàu Chim,... cũng thay đổi đáng kể. Vào mùa khô, n−ớc rút ra sông Đồng Nai bằng con suối Đắc Lua, n−ớc ở các bàu Cá trê, bàu Sen, bàu Tròn và có khi cả bàu Chim hầu nh− cạn kiệt. Các bàu còn n−ớc nh− bàu Sấu, bàu Gốc, có mực n−ớc rất thấp, khoảng 0,5 - 1 m. ở các vùng bán ngập hình
thành các sinh cảnh đồng cỏ hấp dẫn các loài thú móng guốc nh− bò tót, nai, heo rừng,... Biên độ n−ớc chênh lệch cực đại giữa mùa khô và mùa nắng khoảng 4 m.