Dạng thân các loài cây thức ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia cá tiền phục vụ cho quản lý và bảo tồn (Trang 71 - 73)

Bò tót có tính chọn lọc thức ăn cao. Thức ăn của loài bò tót ở VQG Cát Tiên khá đa dạng và phong phú với nhiều loài cây có nhiều dạng thân ở các khu vực khác nhau. Dạng thân các loài cây thức ăn của bò tót ở VQG Cát Tiên gồm các loài cỏ chiếm đa số với 57 loài, 36,31%. Điều này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu

của các tác giả tr−ớc, số l−ợng các loài cỏ luôn chiếm −u thế trong các loài cây thức ăn [24],[25],[32]. Kế đến là các loài cây bụi, 51 loài, 32,49%. Cây gỗ nhỏ 25 loài, 15,93%. Gỗ lớn 14 loài, 8,92%. Dây leo 9 loài, 5,74% và khuyết thực vật 1 loài, 0,64% (xem biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2 - Dạng thân các loài cây thức ăn của bò tót ở VQG Cát Tiên

Cõy bụi 32,49% Cõy gỗ nhỏ 15,93% Cỏ 36,31% Cõy gỗ lớn 8,92% Dõy leo 5,74% Khuyết thực vật 0,64%

Thức ăn của bò tót đa dạng về chủng loại và dạng thân chứng tỏ loài bò tót đã thích nghi với các điều kiện sinh thái và sống ổn định trong khu vực trong một thời gian dài. Tùy từng mùa, bò tót có các nguồn thức ăn sẵn có ở các khu vực khác nhau. Trong cùng một khu vực, bò tót ăn nhiều loài thực vật có các dạng thân khác nhau.

ở mỗi khu vực có địa hình khác nhau, do vậy sự phân bố của các dạng thân của các loài cây thức ăn của bò tót ở các khu vực cũng khác nhau [38]. Nhiều loài cây thức ăn phân bố trong 1 hoặc 2 hoặc cả 3 khu vực Nam Cát Tiên, Cát Lộc và Tây Cát Tiên. Trong đó nổi bật là dạng thân cỏ và cây bụi (xem bảng 3.16).

Bảng 3.16 - So sánh dạng thân các loài cây thức ăn của bò tót ở các khu vực

Khu vực Cây gỗ

lớn

Cây gỗ nhỏ

Cây bụi Dây leo Cỏ Khuyết

thực vật

Nam Cát Tiên 2 2 14 57 1

Cát Lộc 8 22 34 7 47 1

Tây Cát Tiên 4 8 21 2 44 1

Số l−ợng các loài cỏ ở 3 khu vực đều cao hơn các dạng thân khác và không có sự chênh lệch lớn so với quy mô về diện tích của mỗi khu vực. So với tổng số loài cây thức ăn đã đ−ợc xác định, ở khu Nam Cát Tiên có 57 loài, chiếm 36,31%; Cát Lộc có 47 loài, 29,94%, Tây Cát Tiên có 44 loài, 28,03%. Chứng tỏ số l−ợng các

loài cỏ là thức ăn của bò tót t−ơng đối đồng nhất trong toàn VQG Cát Tiên, trong đó khu Nam Cát Tiên có tính đại diện cao nhất.

Các loài cây bụi chiếm số l−ợng thứ yếu. ở Nam Cát Tiên, 14 loài, chiếm 8,92% so với tổng số các loài thức ăn. ở Cát Lộc, 34 loài, chiếm 21%. ở Tây Cát Tiên, 21 loài, 13,38%. Các loài cây bụi cũng có số l−ợng t−ơng đối đồng nhất, trong đó khu Cát Lộc có tính đại diện cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia cá tiền phục vụ cho quản lý và bảo tồn (Trang 71 - 73)