Ph−ơng pháp điều tra sinh cảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia cá tiền phục vụ cho quản lý và bảo tồn (Trang 38 - 42)

- Cấu trúc tuổ

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHáP, ĐịA ĐIểM Vμ THờI GIAN NGHIÊN CứU

2.1.3 Ph−ơng pháp điều tra sinh cảnh

Điều tra các điều kiện tự nhiên liên quan trực tiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của quần thể bò tót.

- Địa hình: Vùng thấp < 200 m; Vùng đồi thấp 200 - 400 m; Vùng đồi trung bình 400 - 600 m; Vùng núi cao >600 m độ cao so với mặt n−ớc biển.

- Độ dốc: Bằng phẳng (< 6o); Thoải (6o - 15o); Dốc cao (16o - 25o); Rất dốc (>26o).

- Đất đai: Xác định các loại đất.

- Tỷ lệ đá lộ đầu: Không có đá lộ đầu (<5%); ít (5-10%); Nhiều (>10-30%); Cao (>30%).

- Điều kiện thuỷ văn: theo dõi sự biến động diện tích các mặt n−ớc ảnh h−ởng đến sự phân bố của quần thể bò.

Điều tra vùng c− trú và cấu trúc các dạng sinh cảnh:

Để xác định diện tích vùng c− trú của bò tót, xác định vị trí những điểm đã gặp bò tót hoặc những dấu chân bò tót bằng các thiết bị điều tra nh− địa bàn cầm tay, máy định vị GPS, bản đồ, sau đó nối các điểm ngoài cùng lại sẽ xác định đ−ợc diện tích c− trú của quần thể bò tót [14].

Vùng c− trú của bò tót phụ thuộc vào đặc điểm sinh cảnh và điều kiện tự nhiên khác nhau. Thảm thực vật ở VQG Cát Tiên khá đa dạng, tuy nhiên để thuận tiện cho việc xem xét phân bố của loài bò tót, chúng tôi dựa vào các kiểu rừng chính, kết hợp

với điều kiện địa hình, đặc điểm thảm thực vật và hình thức sử dụng sinh cảnh của bò tót (di chuyển, trú ẩn, kiếm ăn, nghỉ ngơi,…), để thành 9 dạng sinh cảnh: i) Rừng lá rộng th−ờng xanh; ii) Rừng hỗn giao nửa rụng lá; iii) Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa; iv) Rừng tre nứa thuần loài; v) Trảng song mây thuần loài; vi) Ven suối, cây bụi, thảm cỏ trên bàu sình; vii) Trảng cỏ; viii) Rừng trồng; ix) N−ơng rẫy.

- Mức độ sử dụng các sinh cảnh đ−ợc phân theo 3 mức độ: Phổ biến, trung bình, ít và không sử dụng sinh cảnh. Định l−ợng mức độ sử dụng sinh cảnh của bò tót theo nguyên tắc: i) Phổ biến: Các dấu vết của bò tót th−ờng xuyên đ−ợc lập lại hơn 30 lần trong cùng một sinh cảnh; ii) Trung bình: Các dấu vết của bò tót đ−ợc lập lại khoảng hơn 10 lần đến 30 lần trong cùng một sinh cảnh; iii) ít: Các dấu vết của bò tót đ−ợc lập lại ít hơn 10 lần trong cùng một sinh cảnh.

Ph−ơng pháp lập ô mẫu điều tra cấu trúc sinh cảnh

Trong các dạng sinh cảnh chính thiết lập các ô mẫu và xác định các loài −u thế [47]. Ô mẫu đ−ợc thực hiện trên nhiều khu vực khảo sát và đ−ợc phân phối một cách ngẫu nhiên. Số l−ợng ô mẫu thay đổi tuỳ theo điều kiện khảo sát. Các ô mẫu khảo sát phải t−ơng đối đồng nhất về các điều kiện môi tr−ờng và kích th−ớc. Để đơn giản trong việc khảo sát, kích th−ớc ô mẫu cho các kiểu thảm thực vật là: i) Rừng cây gỗ lớn, hỗn giao gỗ tre: 400m2 (20 x 20); ii) Rừng cây bụi, song mây, tre nứa: 100 m2

(10 x 10); iii) Trảng cỏ ven suối, bàu: 100 m2 (10 x 10); iv) Rừng trồng: 100 m2 (10 x 10).

Trong mỗi ô mẫu, đo đếm tất cả các cây đứng có đ−ờng kínhD1,3 ≥ 10 cm, cây tái sinh cao >1m và cây bụi, thảm t−ơi. Đối với cây gỗ lớn, chiều cao cả cây (HVN), chiều cao d−ới cành (HDC), đ−ờng kính tán (DT), vị trí cây trong ô mẫu. Các số liệu trên dùng để vẽ trắc diện đồ tỷ lệ chiều cao 1/200. Diện tích đo đếm và vẽ trắc đồ 60 m x 10 m [47].

Điều tra cấu trúc rừng theo phân chia tầng thứ của Thái Văn Trừng (1978), các kiểu rừng ẩm nhiệt đới có cấu trúc 5 tầng [47],[49] , gồm có:

- Tầng lập quần (Tầng A) là tầng tán cây gỗ của lâm phần, th−ờng đ−ợc phân chia gồm 3 tầng cây gỗ nh− sau:

+ Tầng A2: Tầng −u thế sinh thái, có chiều cao từ 20 - 30 m. + Tầng A3: Tầng d−ới tán, có chiều cao từ 8 - 20 m.

- Tầng cây bụi (Tầng B) gồm những cây mọc rải rác d−ới tán rừng, có chiều cao từ 2 đến 8 m, th−ờng có thân thấp lùn.

- Tầng thảm t−ơi (Tầng C) phần lớn là các loài cây thân thảo, chiều cao d−ới 2m.

Điều tra cây thức ăn

- Đặc điểm để nhận biết các loài cây thức ăn của bò tót là căn cứ vào các dấu chân in lún sâu trên mặt đất có các dấu vết ăn trên cây cỏ, cây bụi, hoặc dây leo mà bò tót có khả năng với lấy đ−ợc. Bò tót th−ờng ăn lá của các loài cỏ non xanh, hoặc ăn phần ngọn, chồi non, lá non của một số loài dây leo, cây bụi, hoặc cây gỗ nhỏ. Việc phân biệt các dấu vết ăn của loài bò tót với các loài thú móng guốc khác nh− tê giác, nai, voi, heo rừng trong cùng một sinh cảnh cũng đ−ợc dựa vào kinh nghiệm của ng−ời điều tra. Tên các loài động vật trong luận án đ−ợc sử dụng theo danh lục của tác giả Wilson, D. E. và D. M. Reeder (2005) [102].

- Để xây dựng danh lục các loài cây thức ăn của loài bò tót ở VQG Cát Tiên, các loài thực vật đ−ợc thu mẫu, mô tả và định danh. Đối với các loài khó nhận biết, việc định danh đ−ợc lập lại 3 lần của 3 chuyên gia khác nhau nhằm đảm bảo độ tin cậy. Kết quả cuối cùng đ−ợc so với mẫu vật tại các nhà bảo tàng thực vật ở TP HCM. Việc định danh và xây dựng danh lục các loài cây thức ăn đ−ợc sắp xếp thứ tự theo từng họ thực vật theo tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [27],[28],[29].

Các mẫu vật thu thập làm tiêu bản đều đ−ợc ghi lại bằng hình ảnh và đ−ợc xác định bằng máy định vị GPS (hệ UTM) và đánh dấu trên bản đồ địa hình của khu vực nghiên cứu. Mẫu khô đã đ−ợc định danh hiện đang đ−ợc l−u giữ tại VQG Cát Tiên.

- Sinh cảnh và các loài cây thức ăn: Dựa vào các kiểu rừng, kết hợp với sinh cảnh kiếm ăn của bò tót ở từng khu vực để chia ra 5 dạng sinh cảnh chính: i) rừng th−ờng xanh; ii) rừng bán th−ờng xanh; iii) rừng hỗn giao gỗ với các loài tre nứa (tre, lồ ô, mum); iv) rừng tre nứa thuần loài; v) ven bàu, vùng bán ngập, trảng cỏ; và vi) ven rừng.

- Dạng thân của các loài cây thức ăn, đ−ợc phân chia: i) Cây gỗ lớn; ii) Cây gỗ nhỏ; iii) Cây bụi; iv) Dây leo; v) Cỏ; và vi) Khuyết thực vật.

- Mức độ sử dụng các loài cây thức ăn đ−ợc định l−ợng theo nguyên tắc: i) Nhiều: Các dấu vết ăn của một loài cây đ−ợc lập lại hơn 30 lần trên 100 m tuyến điều tra; ii) Trung bình: Các dấu vết ăn của một loài cây đ−ợc lập lại khoảng hơn 10 lần đến 30 lần trên 100 m tuyến điều tra; iii) ít: Các dấu vết ăn của một loài cây đ−ợc lập lại ít hơn 10 lần trên 100 m tuyến điều tra.

Phân tích thức ăn trong các mẫu phân cũng là ph−ơng pháp phổ biến đang đ−ợc áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Trong phân bò tót có nhiều dị vật (vụn lá, cành, quả, hạt,…) là phần thức ăn không thể tiêu hóa đ−ợc nên thải ra ngoài. Trong quá trình khảo sát, khi gặp các bãi phân, chúng tôi dùng que bới phân t−ơi để tìm các di vật của các loài cây thức ăn. Đồng thời thu mẫu phân về lọc trong vải màn cho sạch phần mùn nhỏ, chỉ giữ lại phần mảnh vụn lớn, sau đó đem phơi khô để dễ nhận dạng hơn. Tuy vậy, việc nhận dạng các loài cây thức ăn trong các mẫu phân bằng mắt gặp nhiều hạn chế.

- Xác định khả năng cung cấp thức ăntrong các sinh cảnh của loài bò tót: Bố trí các ô tiêu chuẩn nhỏ ở các dạng sinh cảnh để thống kê các loài cây bò tót ăn, đếm số cây, đo độ cao và các bộ phận của cây bò tót ăn để xác định thành phần loài và mật độ cây thức ăn của bò tót ở mỗi dạng sinh cảnh. Sau đó, cắt các bộ phận của cây thức ăn (cành, ngọn, lá, măng) mà bò có khả năng với lấy đ−ợc (d−ới 2 m) và còn non, đem cân khối l−ợng để xác định trữ l−ợng thức ăn của bò trong mỗi dạng sinh cảnh. Diện tích các ô trong đó thực hiện cân, đo đếm các bộ phận cây thức ăn trong các sinh cảnh: i) Rừng cây gỗ: 400 m2 (20 x 20); ii) Rừng hỗn giao gỗ tre nứa: 400 m2 (20 x 20); iii) Rừng tre nứa: 100 m2 (10 x 10); iv) Ven rừng: 25 m2 (5 x 5); v) Trảng cỏ: 1 m2 (1 x 1). Trong một khu vực có nhiều sinh cảnh, lập nhiều ô điển hình trong nhiều sinh cảnh khác nhau để tính giá trị sinh khối trung bình, quy ha để so sánh. Khối l−ợng của các mẫu đ−ợc phân tích trong điều kiện khô tuyệt đối.

Điều tra nguồn n−ớc, hàm l−ợng muối khoáng

Thu mẫu n−ớc khoáng ở các vị trí (điểm khoáng) ở các suối, các bàu n−ớc, hố n−ớc riêng biệt đ−ợc bò tót sử dụng ở các khu vực có n−ớc quanh năm (cả mùa khô

và mùa m−a) bên trong hoặc gần vùng sống của chúng. Không điều tra các điểm n−ớc hình thành tạm thời. Thời gian thu mẫu n−ớc vào mùa khô (tháng 2, tháng 3) khi các nguồn n−ớc ở các bàu, suối gần khô kiệt và các điểm khoáng để lộ rõ ràng. Mỗi mẫu n−ớc đ−ợc thu thập và bảo quản trong chai nhựa có dung tích 700 ml có nút đóng. Mỗi chai đ−ợc đánh mã số, dán nhãn, ghi tọa độ địa lý, độ cao, ngày thu mẫu, ng−ời thu mẫu. Toàn bộ số mẫu đ−ợc bảo quản trong điều kiện nhiệt độ trong phòng.

Toàn bộ số mẫu n−ớc đ−ợc gửi về Phân Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ (TPHCM) để phân tích. Mỗi chỉ tiêu đ−ợc phân tích bằng các ph−ơng pháp khác nhau. Độ pH đo bằng pH metter; Nguyên tố Fe2+ và P+ đo bằng ph−ơng pháp so màu trên máy spectro photometer Ana 720W; Nguyên tố Na+ và K+ đo bằng ph−ơng pháp quang kế ngọn lửa trên máy Flame photometer Jenway PFP 7; Nguyên tố Mg2+ và Ca2+ đo bằng ph−ơng pháp hấp thụ nguyên tử trên máy Atomic absorption spectro photometer Ana 182 (Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ, 2009).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia cá tiền phục vụ cho quản lý và bảo tồn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)