Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do chế độ thu chi và thanh toán đã được quy định nên luôn phát sinh các khoản phải thu, phải trả. Các khoản này cần một thời gian mới thanh toán được, thời gian thanh toán lại phụ thuộc vào chế độ quy định về nộp thuế, nộp lãi và phương thức thanh toán áp dụng, tuỳ thuộc vào mối quan hệ và sự thoả thuận giữa đơn vị với các đối tác. Tình trạng thanh toán thể hiện tình hình chấp hành kỷ luật tài chính, tôn trọng luật pháp của doanh nghiệp. Việc phân tích công nợ và khả năng thanh toán đặc biệt quan trọng khi các nguồn lực tài chính của đơn vị bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với vốn kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải duy trì một mức vốn hợp lý để đáp ứng kịp thời cho các khoản nợ, duy trì các loại hàng tồn kho để quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Đều này yêu cầu doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn phải trả để chuẩn bị sẵn sàng các nguồn cho việc thanh toán chúng.
1.6.2.4.1 Phân tích chung
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản phải trả, phải thu sẽ dây dưa và kéo dài.
1.6.2.4.2 Các khoản phải thu
Là các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, tài sản thiếu chờ xử lý, thế chấp ký quỹ ký cược, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, ……
SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 26 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh Để xem xét sự biến động của các khoản nợ phải thu có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, ta cần tính và so sánh một số chỉ tiêu như : tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả, số vòng luân chuyển các khoản phải thu, số ngày trung bình để thu được cá khoản phải thu.
Công thức :
Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả =
trả phải khoản
Cáckhoản phảithu Các
Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại.
= thu phải khoản các quân Bình chịu bán thu Doanh
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp sẽ ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn).
= SốvòngluThờigiancânchuyểnủakỳphâcáckhoảnntíchphảithu
Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao nhiêu. Nếu số ngày này lớn hơn thời gian quy định cho khách hàng nợ thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quy định cho khác hàng nợ lớn hơn thì có dấu hiệu việc thu hồi nợ đạt chỉ tiêu về thời gian.
1.6.2.4.3 Các khoản phải trả
Là các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả cán bộ công nhân viên, phải trả nội bộ, các khoản phải trả, phải nộp khác, ……
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
Số ngày để thu các khoản phải thu