Mối quan hệ và tình hình biến động của cáckhoản mục trong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 27 - 29)

Cân đối Kế toán

1.6.2.1.1 Quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn chủ sỡ hữu

Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại này hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sỡ hữu. Tức là:

[A.I,II,IV,V(2,3),VI + B.I,II,III]TÀI SẢN = B. NGUỒN VỐN

Đây chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sỡ hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc đi chiếm dụng nơi khác. Tuy nhiên trong thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp như sau :

o Vế trái < vế phải, trường hợp này vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp sẽ bị thừa không sử dụng hết nên sẽ bị các doanh nghiệp hoặc các đối tượng khác chiếm dụng vốn bằng một số hình thức như : doanh nghiệp bán chịu thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoặc ứng trước tiền cho bên bán, các khoản thế chấp ký quỹ, ký cược, …… đối với doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông thì chủ yếu là các khoản nợ của khách hàng, ……

o Ngược lại vế trái > vế phải, nguồn vốn của doanh nghiệp không đủ trang trải cho tài sản, cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên buộc phải đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài bằng nhiều cách như huy động thêm nguồn vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng từ các đơn vị khác (mua trả chậm) hoặc ngay trong chính đơn vị. Cụ thể trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 22 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh thông thường có những khoản chiếm dụng vốn từ các khoản vay, từ các quỹ của doanh nghiệp như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ lương, …… Việc đi vay hoặc chiếm dụng vốn trong thời hạn thanh toán được coi là hợp lý, hợp pháp. Các khoản nợ quá hạn được coi là các khoản chiếm dụng không hợp pháp.

1.6.2.1.1 Quan hệ giữa Tài sản với Nguồn vốn chủ sỡ hữu và Nguồn vay hợp pháp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khi nguồn vốn chủ sỡ hữu không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp phải đi vay để bổ sung vốn kinh doanh, thông thường doanh nghiệp sẽ dùng nguồn từ các nguồn vay hợp pháp như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn trả dùng cho mục đích kinh doanh. Do vậy ta có thêm cân đối thứ hai như sau :

[A.I,II,IV,V(2,3),VI + B.I,II,III]TÀI SẢN = [B + A.I(1),II]NGUỒN VỐN Cũng tương tự như cân đối thứ nhất, cân đối thứ hai cũng mang tính lý thuyết và trong thực tế cũng chỉ xảy ra một trong hai trường hợp :

o Vế trái < vế phải, trường hợp này nguồn vốn của doanh nghiệp sử dụng không hết vào quá trình sản xuất kinh doanh (thừa vốn) nên số vốn doanh nghiệp thừa ra sẽ bị chiếm dụng như : khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng vào việc thế chấp ký quỹ, ký cược, ……

o Vế trái > vế phải, trường hợp này mặc dù doanh nghiệp đã đi vay nhưng vẫn thiếu hụt vốn để bù đắp cho tài sản nên doanh nghiệp sẽ phải đi chiếm dụng vốn như nhận tiền trước của người mua, chịu tiền của nhà cung cấp, nợ tiền thuế Nhà nước, chậm trong việc trả lương cho công nhân viên, …… lúc này hoạt động tài chính của doanh nghiệp bắt đầu có những dấu hiệu không lành mạnh.

1.6.2.1.2 Quan hệ giữa Vốn Doanh nghiệp bị chiếm dụng hoặc đi chiếm dụng với số chênh lệch giữa Tài sản phải thu và Công nợ phải trả

Từ sự phân tích hai cân đối trên thể hiện doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để đòi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn

nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo nguyên tắc của bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn, ta có cân đối thứ ba như sau :

[A.I(1),II + A.I(2,3,…,8),III + B]NGUỒN VỐN = [A.I,II,IV,V(2,3),VI + A.III,V(1,4,5) + B.I,II,III + B.IV]TÀI SẢN

Biến đổi cân đối trên ta có cân đối thứ tư như sau:

[A.I(1),II + B]NGUỒN VỐN – [A.I,II,IV,V(2,3),VI + B.I,II,III]TÀI SẢN = [A.III,V(1,4,5) + B.IV]TÀI SẢN – [A.I(2,3,…,8),III)]NGUỒN VỐN

Cân đối này cho thấy số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả.

Nếu các khoản phải trả > các khoản phải thu biểu hiện doanh nghiệp chiếm dụng được vốn. Vì thế doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp đòi nợ và thanh toán các khoản nợ phải trả.

Nếu các khoản phải trả < các khoản phải thu biểu hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Do vậy doanh nghiệp cần đẩy mạnh các biện pháp đòi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)