Hệ số thanh toán nhanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 52 - 53)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG TRONG 3 NĂM (2004 2006)

4.3.1.2. Hệ số thanh toán nhanh

Là hệ sốđánh giá khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt loại trừ hàng tồn kho. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng thanh toán càng nhanh tuy nhiên nếu quá cao thì sẽ gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền. Qua bảng 10 ta thấy hệ số thanh toán nhanh qua 3 năm được cải thiện so với năm 2004.

Năm 2005 hệ số này là 0,66 đều này có nghĩa có cứ 1 đồng nợ ngắn hạn

được đảm bảo bằng 0,66 đồng vốn bằng tiền và khoản phải thu, tăng 0,31 đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là để đảm bảo khả năng thanh toán và sự lành mạnh của tình hình tài chính bưu điện đã giảm sử dụng nợ ngắn hạn cụ thể là nợ

ngắn hạn năm 2005 giảm đến trên 77 tỷ đồng so với năm 2004 đây là nỗ lực rất lớn của bưu điện trong việc cải thiện tình hình tài chính.

Năm 2006 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,46 đồng vốn bằng tiền và khoản phải thu lớn hơn năm 2004 là 0,15 đồng tuy nhiên thấp hơn năm 2005 là 0,2 đồng vì nợ ngắn hạn và hàng tồn kho tăng. Nhưng đây không phải là do tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị giảm làm gia tăng hàng tồn kho mà vì đặc điểm của đơn vị là sản xuất dịch vụ khâu sản xuất cũng là tiêu thụ do đó

đơn vị không thể dự trữ dịch vụ để đáp ứng cho thời vụ cao điểm vì thế muốn

đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì phải gia tăng nguyên vật liệu dự trữ. Bên cạnh nợ ngắn hạn cũng tăng do khoản phải trả cho người bán về nguyên vật liệu cũng tăng làm cho chỉ tiêu về tình hình tài chính xấu đi. Tuy nhiên nếu so sánh với hệ số thanh toán hiện hành thì hệ số này không thấp hơn nhiều từđó cho thấy được tỷ trọng của hàng tồn kho trong tài sản lưu động không quá cao.

Qua phần phân tích trên cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của

đơn vị còn thấp tuy nhiên như đã phân tích ở trên nợ ngắn hạn của đơn vị chủ

yếu là các khoản chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Do đó khi sử dụng nguồn vốn này mặc dù làm cho hệ số thanh toán xấu đi nhưng nó tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, gia tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng tăng rủi ro về thanh khoản. Vì thế đơn vị phải cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro bằng biện pháp tăng vốn chủ sở hữu, bên cạnh đó tạo được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để

kéo dài kỳ hạn, thanh toán theo định kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 52 - 53)