BIỂU ĐỒ 3: CƠ CẤU CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUA 3 NĂM

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 31 - 36)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG TRONG 3 NĂM (2004 2006)

BIỂU ĐỒ 3: CƠ CẤU CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUA 3 NĂM

Tài sn cốđịnh hu hình

Đối với ngành bưu điện đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản cố định khoảng 90% bao gồm: nhà cửa, vật liệu kiên trúc, máy móc thiết bị phương tiện truyền dẫn, phương tiện vận tải… và trong lĩnh vực viễn thông chiếm khoản 75% trong tổng số tài sản cố định hữu hình do đặc thù của ngành viễn thông thiết lập dưới dạng các mạng điện thoại, điện báo quốc tế, liên tỉnh, mạng thành phố… Mặt khác do tiến bộ khoa học kỹ thuật ngành phải luôn

đầu tư đổi mới các thiết bị phục vụ cho mạng viễn thông vì thế tài sản cố định hữu hình (qua bảng 2 & biểu đồ 3)của bưu điện tỉnh Vĩnh Long tăng liên tục qua 3 năm cụ thể như sau: năm 2005 tăng 7,82% so với 2004 và năm 2006 tăng 9,07% so với năm 2005 nguyên nhân là do nhà cửa vật liệu kiến trúc tăng do việc

đầu tư xây dựng, sửa chữa nơi giao tại các bưu điện huyện, xã. Bên cạnh đó do việc đầu tư các máy móc thiết bị, phương tiện truyền dẫn, các trạm BTS phục vụ

cho việc thu phát sóng cho mạng di động Vina, đầu tư nâng cấp đường truyền ADSL. Ngoài ra nhằm nâng cao công tác quản lý tại đơn vị đã đầu tư trang bị

máy móc mới như máy tính, máy in, máy photo…

Mặt khác do các thiết bị máy móc, phương tiện truyền dẫn bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học kỹ thuật phải điều chuyển thành công cụ dụng cụđể

giảm chi phí và không bị lạc hậu. Do cạnh tranh giữa các đơn vị cùng cung cấp dịch vụ viễn thông Viettel, S-phone, HT mobile… do đó đơn vị phải đầu tư khai thác các công nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển thị phần.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2004 2005 2006

Chi phí trả trước dài hạn Chi phí XDCB dở dang Tài sản cốđịnh vô hình Tài sản cốđịnh hữu hình %

Tài sn cốđịnh vô hình

Là một bộ phận của tài sản cố định tuy nhiên nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

trong tổng tài sản cố định. Tài sản cố định vô hình của đơn vị tăng giảm không

đều qua 3 năm. Năm 2005 giảm 5,48 % so với năm 2004 là do hao mòn tăng nhanh hơn nguyên giá của bằng sáng chế, phần mềm máy tính…do tiến bộ của khoa học kỹ thuật do đó phải khấu hao nhanh. Năm 2006 tài sản cốđịnh vô hình tăng 11,86% vì đơn vị mua phần mềm về tin học để phục vụ cho công tác nâng cấp chất lượng của dịch vụ tin học và phần mềm về quản lý trong đơn vị. Đến nay công tác kế toán đã được lập thành mạng nội bộ nâng cao chất lượng của việc quản lý, các giao dịch đối với các đơn vị trực thuộc được thực hiện qua mạng nội bộ. Bưu điện mua các bằng sáng chế và quyền sử dụng đất để đầu tư

phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông cả về chiều rộng và chiều sâu.

Chi phí xây dng cơ bn d dang

Là khoản mục phản ảnh giá trị của tài sản cố định mua sắm, đầu tư xây dựng sửa chữa dở dang chưa được quyết toán hoặc chưa được hoàn thành bàn giao vào cuối kỳ. Từ bảng số liệu ta thấy khoản mục này có sự biến động lớn. Năm 2005 chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm nhanh 34,97% so với năm 2004 vì tài sản cố định đầu tư xây dựng đã hoàn thành bàn giao và được kết chuyển vào giá trị của tài sản cố định hữu hình như: công trình xây dựng bưu

điện văn hóa xã, sửa chữa nơi giao dịch tại các bưu điện huyện, công trình hệ

MR tổng đài thêm 32736 số nhằm nâng cao sản lượng dịch vụ, hệ thống cáp quang ngầm tuyến Bình Minh – Trường An. Năm 2006 chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng rất nhanh 311,29% (trên 29 tỷ đồng) so với năm 2005 là do công trình xây dựng bưu điện cấp II tại khu công nghiệp Hòa Phú chưa hoàn thành đây là công trình có nguồn vốn đầu tư lớn phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc tại khu công nghiệp, công trình xây dựng, nâng cấp các trạm thu phát sóng mới trên

địa bàn của tỉnh.

Chi phí tr trước dài hn

Khoản mục này giảm qua 3 năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước cụ thể như sau: năm 2005 giảm 23,79% so với 2004, năm 2006 giảm 78,95% so với năm 2005 là do các khoản chi phí phục vụ cho sửa chữa lớn khôi phục, nâng

cấp các trụ sở giao dịch và bảo dưỡng các trạm đài viễn thông, phân bổ công cụ

dụng cụ có giá trị lớn nay đã được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung trong cơ cấu của tài sản cố định thì tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn nhất và có xu hướng tăng vì đây là loại tài sản phục vụ cho việc phát triển dịch vụ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh đó thì chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng khá cao do đó đơn vị cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng

đưa vào sử dụng để tăng khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư và giảm hao mòn vô hình do sự phát triển không ngừng của kỹ thuật công nghệ.

4.1.2. Phân tích ngun vn

Để hình thành tài sản thì doanh nghiệp cần có cơ cấu tài trợ bao gồm nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) và nợ phải trả. Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề của mỗi doanh nghiệp mà tỷ trọng của các nguồn tài trợ có sự khác nhau. Vậy đối với ngành bưu điện thì cơ cấu tài trợ như thế nào? Để hiểu rõ điều này ta xem xét biểu đồ sau:

Qua biểu đồ trên ta thấy tình hình các nguồn tài trợ của bưu điện tỉnh Vĩnh Long có sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấu qua các năm như sau: năm 2004 nợ

phải trả chiếm tỷ lệ rất cao 80,73%, tỷ lệ vốn chủ sở hữu rất thấp chỉ có 19,27%; năm 2005 tỷ lệ nợ phải trả giảm rất nhanh chỉ còn 40,22% và vốn chủ sở hữu đã

được nâng lên đến 59,98%; năm 2006 tỷ lệ nợ phải trả là 42,81% và vốn chủ sở

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2004 2005 2006 Nguồn kinh phí Nguồn vốn_ Quỹ Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn % Năm BIU ĐỒ 4: CƠ CU NGUN VN CA BƯU ĐIN TNH VĨNH LONG

hữu là 57,19%. Vì sao nguồn tài trợ lại thay đổi nhanh chóng như vậy ta tìm hiểu từng nguồn cụ thể:

Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm nhanh là vì cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm đáng kể so với năm 2004. Nhiều nhất là năm 2005 tỷ

trọng của nợ ngắn hạn giảm 34,35% và nợ dài hạn giảm 6,18% so với năm 2004. Cơ cấu nợ giảm nhanh trong tổng nguồn vốn là do chính sách của nhà quản lý làm giảm bớt rủi ro thanh khoản.

Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu tăng qua các năm đặc biệt là năm 2005 là do tỉ lệ nguồn vốn quỹ tăng rất nhanh 39,66% là do đơn vị được bổ sung vốn từ

Tổng công ty Bưu chính viễn thông, từ nguồn vốn của ngân sách ngoài ra còn do

đơn vị tự bổ sung cho nguồn vốn của mình bằng các quỹ và lợi nhuận giữ lại. Từ đó, ta thấy nguồn tài trợ của đơn vị có sự dịch chuyển từ nợ phải trả

sang vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn cho hoạt

động của bưu điện. Các tài sản của đơn vị đặc biệt là tài sản cốđịnh có nguồn tài trợ vững chắc tránh được rủi ro khi sử dụng nợđể tài trợ cho tài sản của đơn vị vì khi sử dụng để tài trợ cho tài sản khi cần thanh toán buộc đơn vị phải bán tài sản

ảnh hưởng đến quy mô cũng như uy tín của đơn vị. Để thực hiện được việc chuyển dịch cơ cấu các nguồn tài trợ đơn vị đã thực hiện cụ thể như thế nào ta phải xem xét sự thay đổi về lượng qua các năm.

Nhìn chung tổng nguồn vốn của đơn vị tăng qua 3 năm cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh đã được mở rộng hơn với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 tổng nguồn vốn tăng 2,34% so với năm 2004 là do nợ ngắn hạn giảm chậm hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, đến năm 2006 cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng đã làm cho tổng nguồn vốn tăng lên rất nhanh đến 20,85% (trên 49 tỷđồng). Tình hình của tổng nguồn vốn đặc biệt là vốn chủ sở

hữu tăng nhanh là do chính sách của tổng công ty tăng tính tự chủ về mặt tài chính cho đơn vị. Vì vậy để biết được cách thức thay đổi nguồn tài trợ ta phải đi xem xét chi tiết.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 31 - 36)