BIỂU ĐỒ 2: CƠ CẤU CỦA TÀI SẢN LƯU ĐỘNG QUA 3 NĂM

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 27 - 31)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG TRONG 3 NĂM (2004 2006)

BIỂU ĐỒ 2: CƠ CẤU CỦA TÀI SẢN LƯU ĐỘNG QUA 3 NĂM

Vn bng tin

Qua bảng cân đối về tình hình của tài sản và biểu đồ 2 ta thấy khoản mục này giảm liên tục với tốc độ năm sau cao hơn năm trước do sự giảm nhanh của khoản mục tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Năm 2005 tiền mặt tại quỹ

giảm 12,57% và tiền gửi ngân hàng giảm 6,04% so với năm 2004. Năm 2006 vốn bằng tiền lại tiếp tục giảm mạnh 21,88% so với năm 2005 trong đó tiền mặt tại quỹ giảm 46,15%, tiền gửi ngân hàng giảm 23,28% vì các khoản tiền đang chuyển do các khách hàng thanh toán qua ngân hàng bằng sec hoặc bằng tiền mặt

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2004 2005 2006 Tài sản lưu động khác Hàng tồn kho

Các khoản phải thu Tiền

%

cuối kỳđang làm thủ tục năm 2005 là 449 triệu đồng và năm 2006 là 891 triệu

đồng chưa kịp nhập quỹ, các khoản thu nội bộ chưa được quyết toán. Ngoài ra các khoản phải thu từ khách hàng các ban ngành chậm được thu hồi do các đơn vị này dựa vào thời hạn thanh toán nên kéo dài chưa thanh toán, các khoản mất khả năng thu hồi cũng tăng, đồng thời đơn vị phải thanh toán trước cho người bán về cung cấp nguyên vật liệu làm cho khả năng thanh toán lưu động của đơn vị ảnh hưởng.

Qua đó ta thấy đơn vị có xu hướng giảm việc nắm giữ vốn bằng tiền điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán lưu động của đơn vị và sẽ gặp khó khăn khi phải thanh toán ngay cho khách hàng. Do đó đơn vị cần tăng cường việc thu hồi nợ cũng như tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ,thiết bị… để đảm bảo khả năng thanh toán và không bị thiếu hụt các vật liệu cần cho cung cấp dịch vụ.

Khon phi thu

Đây là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản của đơn vị sau vốn bằng tiền. Để đánh giá được chính xác khoản phải thu nhiều thì tốt hay ít thì tốt thì ta cần xem xét tình hình sản xuất kinh doanh của

đơn vị. Trong trường hợp đơn vị muốn tăng sản lượng cung cấp hàng hóa dịch vụ đơn vị phải tăng khoản phải thu tuy nhiên nó phải ở mức có thể chấp nhận được. Do đặc thù của ngành bưu điện đối với việc cung cấp các dịch vụ viễn thông thì khoản phải thu khách hàng tăng lên khi sản lượng cung cấp tăng là điều không thể tránh khỏi cụ thể như các thuê bao trả sau của dịch vụ điện thoại cố định, di

động, internet...do đó khách hàng có thể lợi dụng đặc điểm này để kéo dài thời gian do phương thức thanh toán chủ yếu là thu tận nơi hoặc khách hàng trực tiếp

đến thanh toán vì thế khoản phải thu tăng.

Từ biểu đồ trên khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu

động do đó hiệu quả sử dụng của tài sản lưu động chịu ảnh hưởng nhiều từ khoản phải thu, đây cũng là điểm đặc biệt của ngành bưu điện. Năm 2005 khoản phải thu giảm 0,72% so với năm 2004 là do khoản phải thu khách hàng tăng thấp hơn mức giảm của các khoản mục như: trả trước cho người bán, phải trả nội bộ khác và dự phòng phải thu nợ khó đòi. Khoản phải thu khách hàng năm 2005 tăng

nhiên khi xét về tỷ trọng trong tài sản lưu động (biểu đồ 2) thì lại giảm vì thế có thể nói rằng bên cạnh việc phát triển dịch vụ đơn vị cũng tăng cường kiểm soát khoản phải thu do đó không có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của đơn vị. Bên cạnh đó dự phòng phải thu nợ khó đòi cũng giảm vì các khoản nợ vẫn còn khả năng thu hồi và công tác thu hồi nợ cũng có hiệu quả hơn. Ngoài ra đơn vị đã tạo được mối quan hệ tốt với người bán giảm được các khoản trả trước. Công tác thu hồi trong nội bộ và thu khác cũng có hiệu quả hơn đây là những dấu hiệu tốt giúp cho đơn vị giảm được lượng vốn bị chiếm dụng tăng hiệu quả sử dụng vốn, giúp cho đồng vốn quay vòng nhanh

Năm 2006 khoản phải thu tăng 9,96% tuy nhiên nó không phải do khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ tăng mà là do sự

tăng nhanh của phải thu khác là 3523,92% và dự phòng phải thu nợ khó đòi là 41,41%. Nguyên nhân làm khoản phải thu khác tăng là do các khoản thu về tiền thanh lý tài sản, thu về tiền phạt, và các khoản khác. Dự phòng phải thu nợ khó

đòi tăng là do năm 2006 thị trường có sự cạnh tranh gay gắt trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông đặc biệt là dịch vụ di động.Vì thế bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển sản lượng đơn vị đã tăng cường trích lập dự phòng để đảm bảo khả

năng cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro.

Hàng tn kho

Là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có thể giải quyết tình trạng thanh khoản của đơn vị khi cần thiết. Đặc biệt đối với ngành bưu điện do bản chất là cung cấp các dịch vụ thông tin do đó không có quá trình dự trữ tồn kho dịch vụ mà quá trình sản xuất và tiêu thụ là một. Do đó để đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ của khách hàng ngành bưu điện phải dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ … đểđảm bảo

được chất lượng và sản lượng tại các giờ cao điểm. Do đó ta thấy hàng tồn kho tăng qua các năm (2004-2006) cả về lượng lẫn về tỷ trọng trong cơ cấu tài sản lưu động là do bưu điện tỉnh Vĩnh Long đang đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ vì vậy phải tăng cường mua sắm các nguyên vật liệu, công cụ…cho việc lắp

đặt máy. Bên cạnh đó việc đầu tư xây dựng cơ bản tăng nên phải dự trữ các nguyên vật liệu xây dựng cũng làm cho hàng tồn kho tại đơn vị tăng lên.

Tài sn lưu động khác

Tài sản lưu động khác có sự tăng giảm đột biến qua các năm cụ thể là năm 2005 giảm 51,58% do khoản tạm ứng và chi phí trả trước giảm vì các khoản tạm

ứng cho nhân viên mua nguyên vật liệu đã được hoàn lại và các khoản chi phí trả

trước nay đã được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Năm 2006 tài sản lưu động khác tăng nhanh 349,32% nguyên nhân là đơn vị đã nộp thừa các khoản thuế giá trị gia tăng nay đã được hoàn lại.

Tóm lại: tài sản lưu động của đơn vị có sự tăng qua các năm nhưng nhìn chung ta thấy xu hướng sử dụng nguồn vốn của đơn vị là giảm các tài sản không sinh lời như vốn bằng tiền mặt. Các khoản phải thu của khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ cũng giảm mặc dù sản lượng cung cấp dịch vụ của năm 2005-2006 tăng lên. Từ đó cho thấy bưu điện đã có nhiều cố gắng trong việc giảm các khoản phải thu và kiểm soát nợ tốt. Đồng thời ta thấy tỷ trọng của tài sản lưu động trong tổng tài sản cũng có xu hướng giảm dần đểđầu tư vào tài sản cốđịnh để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tuy nhiên đơn vị cũng cần phải

đảm bảo đủ tài sản lưu động đểđáp ứng cho nhu cầu thanh toán. 4.1.1.2. Tài sn cốđịnh

Tài sản cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu đầu tư của mỗi

đơn vị tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi ngành nghề mà tỷ trọng của loại tài sản này cao hay thấp. Riêng đối với ngành bưu điện tài sản cố định là bộ phận rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng dịch vụ, sản lượng và cả về qui mô. Vì thế ta thấy tài sản cốđịnh của bưu điện tỉnh Vĩnh Long tăng nhanh qua 3 năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2005 tăng 3,62% hay trên 6 tỷ đồng so với năm 2004 là do tài sản cốđịnh hữu hình tăng nhanh hơn lượng giảm của tài sản cố định vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chi phí trả trước dài hạn. Năm 2006 tăng tài sản cố định tiếp tục tăng lên đến 24,17% tức là 42,716 tỷđồng. Sở dĩ tài sản cốđịnh tăng nhanh như vậy là do việc tăng lên đồng loạt của các khoản mục tài sản cốđịnh hữu hình, tài sản cốđịnh vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu cũng như nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục ta đi vào phần phân tích chi tiết sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 27 - 31)