Nợ phải trả

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 36 - 38)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG TRONG 3 NĂM (2004 2006)

4.1.2.1.Nợ phải trả

Là nguồn vốn quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp tất yếu phát sinh nhu cầu về nợ bao gồm cả vay nợ ngân hàng và tín dụng thương mại. Nhưng tùy theo đặc điểm của từng ngành và chi phí sử dụng mà tỷ lệ này cao hay thấp. Riêng đối với ngành bưu điện tỷ lệ này thường dưới 50% để đảm bảo an toàn. Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2005 nợ phải trả của bưu điện giảm nhanh 49,04% so với năm 2004 do cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm nhưng đến năm 2006 nợ phải trả tăng 28,71% so với năm 2005 vì nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn lượng giảm của nợ dài hạn nhưng vẫn thấp hơn năm 2004. Để biết được sự

biến động này là do đâu ta sẽđi phân tích các khoản mục cấu thành gồm:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2004 2005 2006 Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn Năm %

N ngn hn

Là nguồn tài trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp khi nguồn vốn không xoay vòng kịp tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến mất an toàn cho hoạt động của đơn vị khi các khoản nợ này đến hạn mà đơn vị không thanh toán

được. Qua bảng 3 & biểu đồ 5 ta thấy tình hình nợ ngắn hạn của đơn vị có sự

biến động qua 3 năm.

Năm 2005 nợ ngắn hạn giảm rất nhanh 48,88% (trên 77 tỷđồng) là do các khoản mục như nợ dài hạn đến hạn trả không phát sinh, phải trả người bán giảm vì các khoản nợ này đã được thanh toán bằng tiền. Ngoài ra đơn vị đã nộp thuế

và các nghĩa vụ khác thừa được hoàn lại, khoản phải trả nội bộ cũng giảm do công tác quyết toán và thanh toán bù trừ với các bưu điện huyện và Tổng công ty

được thực hiện nhanh.

Năm 2006 nợ ngắn hạn tăng nhanh 50,60% do các khoản như: phải trả cho người bán tăng vì năm 2006 đơn vị đẩy mạnh sản lượng cung cấp dịch vụ làm cho lượng nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, công cụ, dụng cụ tăng nguồn tiền mặt trong đơn vị không đáp ứng hết nhu cầu thanh toán; thuế và các khoản phải nộp tăng bởi trong năm số dịch vụ khai thác phải chịu thuế tăng; phải trả nội bộ tăng do công tác quyết toán năm nay trễ hơn so với năm trước. Tuy nợ ngắn hạn năm 2006 có tăng nhưng xét về lượng vẫn thấp hơn so với năm 2004 và tỷ trọng của nó vẫn thấp hơn 50%, do đó không có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính trong đơn vị.

Nhìn chung nợ ngắn hạn của đơn vị qua 3 năm giảm cả về lượng và tỷ lệ

so với năm 2004 đồng thời trong cơ cấu của nợ ngắn hạn thì nợ vay rất ít, từ năm 2005-2006 nguồn vốn vay của ngân hàng không phát sinh điều đó chứng tỏ đơn vị đã sử dụng nguồn tài trợ bất thường từ tín dụng thương mại, chiếm dụng vốn nội bộ… đây là nguồn tài trợ mà không phải bỏ ra chi phí sử dụng vốn hay là nguồn vốn bất thường.

N dài hn

Là nguồn tài trợ cho đơn vị khi thiếu hụt vốn có tính an toàn cao hơn nợ

ngắn hạn đơn vị có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định. Nợ

dài hạn của đơn vị giảm nhanh qua 3 năm như sau: năm 2005 giảm 49,95%, đến năm 2006 giảm rất nhanh 98,27% do đơn vị đã được bổ sung nguồn vốn từ

Tổng công ty và từ lợi nhuận của đơn vị nên giảm nguồn vay dài hạn để tiết kiệm chi phí vì lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng do lãi suất huy động vốn tăng.

Tóm lại nguồn nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ chủ yếu của đơn vị khi thiếu vốn nhưng trong khoản mục này thì khoản đi vay chỉ chiếm lượng nhỏ, phần lớn là các khoản nợ người cung cấp đây là phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng, linh hoạt trong kinh doanh hơn nữa nó còn tạo mối quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên đây chỉ là nguồn tài trợ bất thường mang tính chất rủi ro khi qui mô tài trợ lớn, để có được nguồn tài trợ an toàn, ổn định lâu dài cần đến nguồn vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long (Trang 36 - 38)