Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh, giết mổ và vận chuyển gia

Một phần của tài liệu Quan điểm và giải pháp cơ bản định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo trong thời gian tới (Trang 53 - 54)

gia súc

Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về thú y là Pháp lệnh Thú y. văn bản này được ban hành ngày 29/4/2004 thay thế cho Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 4/02/1993. Ngoài ra, Chính phủ, các Bộ có liên quan và Ủy ban Nhân dân Thành phố cũng ban hành các chỉ thị, thông tư nhằm hướng dẫn, quy định, kiểm tra các hoạt động, kinh doanh, giết mổ và vận chuyển thịt heo.

Nhìn chung, các văn bản pháp lý khá nhiều, tập trung vào mọi lĩnh vực thú y. Tuy nhiên, trong thực tế việc kiểm tra, giám sát và thực thi các quy định của pháp luật không đạt được như mong muốn. Chính quyền thành phố chỉ quản lý được khoảng 70% hệ thống giết mổ gia súc, số còn lại nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Các văn bản pháp luật đôi khi không được áp dụng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, hàng ngày các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố phải tiếp nhận một lượng lớn heo hơi từ 40 tỉnh, thành phố khác (chiếm khoảng 90% tổng lượng heo giết mổ). Trong khi đó, công tác phối hợp quản lý giữa Chi cục Thú y thành phố và Chi cục Thú y các tỉnh tỏ ra rất lỏng lẻo. Hiện nay, các trạm kiểm dịch động vật tại các cửa ngõ thành phố không đủ khả năng về con người và phương tiện kỹ thuật để kiểm soát chất lượng heo lưu thông vào nội thành. Vì vậy, tất cả các lò mổ đều có nguy cơ trở thành ổ dịch khi các tỉnh khác xảy ra dịch bệnh.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan chức năng. Các văn bản pháp luật đôi khi không sát với thực tế, thiếu khoa học, lòng vòng, chồng chéo, gây khó khăn trong việc áp dụng.

Một phần của tài liệu Quan điểm và giải pháp cơ bản định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo trong thời gian tới (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)