Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thịt heo tại Tp HCM

Một phần của tài liệu Quan điểm và giải pháp cơ bản định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo trong thời gian tới (Trang 26)

2.3.2.1. Giá thịt heo

Ta biết rằng số lượng được yêu cầu của một mặt hàng phụ thuộc nhiều yếu tố. Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu chỉ nghiên cứu số lượng được yêu cầu của mặt hàng với giá cả của nó thì thấy rằng giữa chúng luôn có mối quan hệ nghịch biến nhau. Nếu giá càng cao thì số lượng được yêu cầu càng ít và ngược lại. Mặt hàng thịt heo cũng không nằm ngoài quy luật trên. Tuy nhiên do nó được xem là mặt hàng thiết yếu nên phần trăm tăng hoặc giảm của lượng

cầu sẽ thấp hơn phần trăm tăng hoặc giảm của giá. Do cầu kém co dãn nên khi cung thay đổi sẽ tác động rất lớn đến sự tăng giảm của giá.

2.3.2.2. Thu nhập của người dân

Thu nhập là một trong những yếu tố tác động đến cầu thịt heo. Tuy nhiên, do thịt heo là một trong những mặt hàng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân thành phố nên khi thu nhập tăng lượng cầu thịt heo sẽ tăng nhưng với một tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Thực tế cho thấy rằng, trong những năm qua cùng với việc thu nhập của người dân thành phố tăng lên, lượng cầu thịt heo cũng tăng qua các năm.

Bảng 4: Thu nhập (GDP) và lượng cầu thịt heo tại Tp. HCM qua các năm

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

GDP theo giá so

sánh 1994 (tỷ đồng) 45.683 48.402 52.754 57.787 63.670 70.947 79.170 Tốc độ tăng GDP 9,0% 6,0% 9,0% 9,5% 10,2% 11,4% 11,6% Lượng cầu thịt heo

(tấn/ngày) 214 235 273 315 324 332 410*

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Tp. HCM 2004; Phương án quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Tp. HCM đến năm 2010, Sở Thương Mại

*Tính toán từ lượng heo kiểm soát giết mổ của Chi cục Thú y

Số liệu từ Bảng 4 cho thấy rằng trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2004, tốc độ tăng thu nhập của người dân khá cao (bình quân 9,53%), lượng cầu thịt heo hàng năm cũng tăng. Lượng cầu tăng này do nhiều yếu tố tác động, trong đó có thu nhập.

2.3.2.3. Dân số

Dân số càng đông thì lượng cầu về hàng hóa càng cao. Tp. HCM trong những năm qua luôn là địa phương có dân số đông nhất nước (hiện nay khoảng 6

triệu người). Bên cạnh đó, hàng năm có hàng triệu người là khách vãng lai và dân di cư tự do đến đây kiếm sống mà chính quyền thành phố không thể kiểm soát hết, đã làm cho lượng người vốn đã đông lại càng đông hơn. Theo các cơ quan chức năng, tại các quận như Bình Tân, Tân Phú số dân sống theo diện tạm trú chiếm hơn 50% tổng dân số của quận.

Bên cạnh yếu tố dân đông, Tp. HCM còn là nơi tập trung phần lớn các ngành công nghiệp chế biến có nguyên liệu đầu vào là thịt heo, từ đó làm cho lượng cầu thịt heo ở đây rất lớn. Lượng cầu thịt heo tăng trong những năm qua chủ yếu do yếu tố dân số gây ra.

Bảng 5: Dân số và sự phát triển dân số ở Tp. HCM qua các năm

Năm Dân số Chỉ số phát triển

2001 2002 2003 2004 5.449.203 5.658.997 5.867.496 6.062.993 103,8 103,8 103,7 103,4

Nguồn: Cục Thống kê Tp. HCM, Niên giám Thống kê 2004

2.3.2.4. Thị hiếu của người tiêu dùng

Ta biết rằng thị hiếu của dân chúng là một nhân tố quan trọng tác động đến số lượng cầu bất kỳ hàng hóa nào. Cũng như người dân cả nước, người dân Tp. HCM rất ưa chuộng thịt heo vì có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó, vấn đề tôn giáo cũng ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng. Ở Tp. HCM, tỷ lệ người theo các tôn giáo kiêng ăn thịt heo rất thấp - đa phần theo Đạo phật hoặc Đạo thiên chúa không kiêng thịt heo và có số ngày ăn chay trong năm ít. Trong các ngày lễ hoặc tết cổ truyền, lượng cầu thịt heo thường tăng đột biến so với ngày bình thường.

Ngoài các yếu tố trên đây, tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến cầu. Hiện nay, đa phần người dân thích sử dụng thịt tươi sống (thịt nóng) trong chế

biến thức ăn, chưa có thói quen sử dụng thịt đông lạnh hoặc các sản phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, họ cũng chưa quen với việc lựa chọn những sản phẩm đảm bảo vệ sinh, thịt được bày bán ở đâu cũng mua được, cứ nhìn bề ngoài “bắt mắt” là được. Vì vậy, lượng cầu thịt heo tiêu thụ hàng ngày chủ yếu là thịt tươi sống, trong khi lượng cầu thịt đông lạnh hoặc các sản phẩm chế biến sẵn lại rất thấp. Có thể nói, đây là tập quán không thể thay đổi ngay được, mà cần có thời gian để người dân làm quen với việc tiêu dùng thịt lạnh.

2.3.2.5. Giá cả của hàng hóa liên quan

Cầu thịt heo không chỉ phụ thuộc vào giá cả của nó mà còn phụ thuộc vào giá cả của các hàng hóa liên quan. Hàng hóa có liên quan gồm hai loại: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung, ở đây ta xét hàng hóa thay thế.

Một số hàng hóa được cho là có thể thay thế thịt heo trong bữa ăn hàng ngày của người dân Tp. HCM là: thịt gà, thịt bò, thịt vịt, cá. Khi giá cả của các mặt hàng này tăng thì người tiêu dùng sẽ mua nhiều thịt heo hơn, nhưng nếu vì lý do nào đó giá cả các mặt hàng này giảm thì người ta sẽ giảm tiêu dùng thịt heo và dùng nhiều hơn các thực phẩm này.

2.3.2.6. Yếu tố mùa vụ

Yếu tố mùa vụ có tác động trực tiếp tới cầu thịt heo. Tại Tp. HCM, vào những dịp lễ, tết lượng cầu thịt heo thường tăng đột biến so với ngày bình thường (tăng từ 20 – 30%). Trái lại vào thời điểm ăn chay (tháng 7 âm lịch hoặc các ngày 1, 15 âm lịch hàng tháng), lượng cầu thịt heo lại giảm sút rõ rệt.

2.3.3 Mô hình kinh tế lượng về hàm cầu

Những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thịt heo tại Tp. HCM trên đây chỉ mang tính định tính, dựa vào số liệu thu thập được, tình hình thực tế và lý thuyết kinh tế vi mô. Việc kiểm định về mặt thực nghiệm được tiến hành bằng mô hình kinh tế lượng. Qua phân tích ở trên ta thấy nếu viết dưới dạng hàm số, cầu thịt heo phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

Q = [Giá thịt heo (P), thu nhập (I), dân số (N), giá hàng hóa liên quan (Pr), thị hiếu của người tiêu dùng (T)]

2.3.3.1 Mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy bội để thể hiện hàm cầu thường có dạng tuyến tính: Q = a + bP + cI + dPr + eT + ε

Hoặc bán lôgarít:

Ln (Q) = a + bP + cI + dPr + eT + ε

Đường cầu được thành lập bằng cách sử dụng hồi quy OLS, với biến được giải thích là Q hoặc Ln(Q); các biến giải thích là P, I, N, Pr, T.

ε: Đại diện cho những yếu tố không có trong mô hình

2.3.3.2 Phân tích các biến trong mô hình Cầu thịt heo Cầu thịt heo

Thông thường đối với người dân Tp. HCM, thịt heo tiêu thụ hàng ngày sẽ được một người đóng vai trò là nội trợ mua về rồi dùng chung cho cả nhà. Do đó, cầu thịt heo trong mô hình sẽ là cầu thịt heo của hộ gia đình trong một tuần.

Giá thịt heo

Mô hình hồi quy đòi hỏi số liệu ở các biến phải có sự biến động thì các hệ số hồi quy mới có ý nghĩa thống kê. Qua số liệu thu thập được tại chợ đầu mối An Lạc, ta thấy rằng từ năm 2003 đến giữa tháng 03/2005 giá cả thịt heo ít có sự biến động trong thời gian dài, mỗi lần biến động chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, do đó nếu dùng số liệu này để chạy hàm hồi quy thì sẽ cho ra hệ số b không đáng tin cậy. Do vậy, số liệu về giá thịt heo tại các chợ đầu mối không thể được sử dụng cho mô hình này. Vả lại, đây chưa phải là mức giá bán lẻ cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.

Thực tế, thịt heo từ các chợ đầu mối sẽ được các chủ sạp tại các chợ bán lẻ mua về bán cho người tiêu dùng. Căn cứ vào tình hình chi phí cụ thể của mình (chi phí thuê sạp, chi phí vận chuyển, thuế, tiền vệ sinh…), các chủ sạp sẽ tăng giá bán lẻ so với giá mua tại chợ đầu mối sao cho có thể bù được chi phí và có lời. Chi phí mà các chủ sạp phải chịu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm chợ, vị trí của sạp trong chợ… Do đó, giá cả mà người tiêu dùng phải trả sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi nơi trong thành phố. Hơn nữa, nếu hai

chủ sạp có chi phí như nhau thì giá bán lẻ mà họ đưa ra cũng có thể khác nhau, do việc tính toán mức lời của mỗi người không giống nhau. Thông thường, tại những khu vực mà mức sống của người dân cao hơn, giá thịt heo sẽ cao hơn. Thực tế cho thấy rằng chênh lệch giá bán lẻ thịt heo giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất trên địa bàn thành phố khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg.

Do đó trong mô hình này, biến giá thịt heo sẽ là giá bán lẻ mà người tiêu dùng tại các địa điểm khác nhau trong thành phố phải trả. Số liệu về giá cả sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi.

Thu nhập

Thông thường, đối với người Việt Nam nói chung và người dân Tp. HCM nói riêng, cả gia đình thường dùng chung bữa ăn hàng ngày. Do đó, lượng cầu thịt heo sẽ phụ thuộc vào thu nhập của cả gia đình chứ không phải của một người.

Biến thu nhập trong mô hình sẽ là thu nhập của hộ gia đình. Dữ liệu để chạy hàm hồi quy sẽ được thu thập thông qua bảng phỏng vấn.

Dân số

Ở cấp độ gia đình, cầu thịt heo phụ thuộc vào số lượng thành viên dùng chung bữa ăn hàng ngày. Gia đình nào có số người dùng chung bữa ăn càng đông thì lượng cầu thịt heo càng tăng và ngược lại. Vì vậy biến dân số trong mô hình này sẽ là số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình của mỗi hộ.

Giá hàng hóa thay thế

Hàng hóa có thể thay thế cho thịt heo trong bữa ăn hàng ngày có nhiều loại: thịt bò, thịt gà, thịt vịt, cá. Tuy nhiên đối với từng người, chưa hẳn các loại thịt này đều có thể thay thế được cho thịt heo. Có người vì lý do sức khoẻ hoặc không có sở thích mà không sử dụng một loại thịt nào đó. Do đó, đối với mỗi

người các sản phẩm có thể thay thế cho thịt heo trong bữa ăn hàng ngày sẽ khác nhau.

Vì vậy giá hàng hóa thay thế sử dụng trong mô hình là giá trung bình của các sản phẩm thay thế của từng hộ gia đình cụ thể. Dữ liệu sẽ được lấy từ bảng phỏng vấn của từng hộ.

Sở thích đối với thịt heo

Để xác định ảnh hưởng của sở thích đối với cầu thịt heo, biến sở thích đối với thịt heo sẽ được dùng kỹ thuật biến giả (dummy variable). Sở thích đối với thịt heo bằng 1 khi người tiêu dùng không xếp hạng thịt heo là thực phẩm được ưa chuộng nhất, bằng 0 khi thịt heo không được xếp hạng nhất.

Bảng sau đây mô tả các biến của mô hình:

Bảng 6: Mô tả các biến

Biến Mô tả Dấu mong đợi

Q P I Pr T N

Lượng cầu thịt heo Giá thịt heo

Thu nhập

Giá h/hóa thay thế Sở thích

Số thành viên

Lượng cầu thịt heo của hộ gia đình Giá bán lẻ thịt heo

Thu nhập của hộ gia đình

Giá trung bình của các h/hóa thay thế Bằng 1 nếu thích thịt heo nhất, 0 nếu không thích thịt heo nhất

Số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình

- + + + + “-”: Dấu mong đợi là dấu âm

“+”: Dấu mong đợi là dấu dương

2.3.3.3 Chọn mẫu

Để có được thông tin về người tiêu dùng và dữ liệu dùng để chạy hàm hồi quy, một cuộc điều tra được tiến hành trực tiếp tại một số quận trên địa bàn Tp. HCM với quy mô 79 mẫu. Dữ liệu của cuộc điều tra được thu thập thông qua Bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin về:

- Giá thịt heo, hàng hóa thay thế cho thịt heo, thu nhập và sở thích của người tiêu dùng

- Các yếu tố về đặc điểm, thói quen tiêu dùng của người dân thành phố

Để đảm bảo tính đại diện, việc chọn mẫu phải được thực hiện tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, do giới hạn về khả năng và tài chính, trong luận văn này, việc chọn mẫu chỉ được tiến hành tại một số quận như: quận 3, quận 1, quận 4, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận 7, quận Phú Nhuận, quận Bình Tân. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp ngẩu nhiên. Bảng sau đây cho biết chi tiết số mẫu được chọn ở từng quận.

Bảng 7: Số mẫu ở từng quận

Quận Dân số * Số mẫu** Phần trăm

Quận 3 Quận 4 Quận Phú Nhuận Quận 1 Quận Bình Tân Quận Tân Bình Quận 7 Quận Gò Vấp 201.425 182.493 175.668 199.247 384.889 392.521 156.895 443.419 5 9 8 9 11 13 14 10 6% 11% 10% 11% 14% 16% 18% 13% Tổng số 2.136.557 79 100%

Nguồn: *Niên giám Thống kê Tp. HCM năm 2004, **Số liệu điều tra

2.3.3.4 Kết quả điều tra về đặc điểm, thói quen của người tiêu dùng tại Tp. HCM tại Tp. HCM

Kết quả điều tra mẫu cho biết một số đặc điểm của các hộ gia đình tại Tp. HCM như ở bảng sau đây:

Bảng 8: Một số đặc điểm về các hộ gia đình

Đặc điểm Trung bình Độ lệch chuẩn Trung vị Thấp nhất Cao nhất

Số người trong hộ 4,51 1,96 4 2 10 Thu nhập của hộ (đồng) 5.196.203 2.248.101 4.500.000 1.500.000 10.500.000 Tiêu thụ thịt heo 1 tuần của hộ (kg) 4,09 1,76 4 1,1 8 Tiêu thụ thịt bò 1 tuần của hộ (kg) 0,88 0,59 1 0 2,5 Tiêu thụ thịt gà 1 tuần của hộ (kg) 0,48 0,57 0,25 0 2 Tiêu thụ thịt vịt 1 tuần của hộ (kg) 0,13 0,27 0 0 1

Nguồn: Tính từ số liệu điều tra

Từ bảng trên ta thấy rằng, số lượng người trung bình dùng chung bữa ăn gia đình là 4,09. Con số này phù hợp với thực tế là trong bữa ăn gia đình thường gồm các thành viên: cha, mẹ và hai con. Thu nhập bình quân của hộ gia đình là 5.196.203 đồng, cao hơn trung bình cả nước. Điều này dễ hiểu, vì Tp. HCM là địa phương có thu nhập cao nhất nước. Trong các loại thịt (thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt) thì thịt heo được tiêu thụ nhiều nhất. Lý do để giải thích cho tình trạng này là thịt heo được người dân ưa chuộng hơn các loại thịt khác. Có 58% số đối tượng được phỏng vấn cho rằng họ thích thịt heo nhất trong các loại thịt.

Bảng 9: Số hộ phân theo sở thích các loại thịt heo, bò, gà, vịt

Sở thích Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số mẫu 79 100 Thích thịt heo nhất 45 58 Thích thịt bò nhất 22 28 Thích thịt gà nhất 9 11 Thích thịt vịt nhất 2 3

Về tập quán tiêu dùng, kết quả điều tra cho thấy, có đến 94,9% đối tượng được phỏng vấn cho rằng, họ thích sử dụng thịt tươi hơn thịt đông lạnh hoặc thịt đã qua chế biến. Kết quả này một lần nữa chứng minh rằng, đa phần người dân Tp. HCM hiện nay vẫn thích dùng “thịt nóng” trong sử dụng và chế biến thức ăn.

Bảng 10: Số hộ phân theo sở thích các dạng thịt heo

Dạng sản phẩm Số hộ Tỷ lệ (%)

Tổng số mẫu 79 100

Tươi 75 94,9

Đông lạnh 1 1,3

Chế biến 3 3,8

Nguồn: Tính từ số liệu điều tra

Về các mặt hàng thay thế cho thịt heo, số liệu điều tra cho biết, có 72 trong 79 hộ (chiếm 92%) sử dụng cá để thay thế cho thịt heo. Do đó có thể nói cá là thực phẩm được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất để thay thế cho thịt heo.

Bảng 11: Các mặt hàng được các hộ sử dụng thay thế cho thịt heo

Mặt hàng Số hộ Tỷ lệ (%)

Thịt bò 22 28

Thịt gà 9 11

Thịt vịt 2 3

Cá 72 92

Nguồn: Tính từ số liệu điều tra

Một phần của tài liệu Quan điểm và giải pháp cơ bản định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo trong thời gian tới (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)