Hệ thống chăn nuôi heo tại Tp.HCM

Một phần của tài liệu Quan điểm và giải pháp cơ bản định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo trong thời gian tới (Trang 41 - 42)

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thành phố đang nắm giữ danh sách 134 đơn vị kinh doanh giống vật nuôi có chăn nuôi heo (danh sách ở phần phụ lục), nằm rải rác tại các quận, huyện ven như: Củ Chi (66 đơn vị), Hóc Môn (39 đơn vị), Bình Chánh (17 đơn vị), Gò vấp (5 đơn vị), Quận 12 (4 đơn vị), Thủ Đức (2 đơn vị) và Quận 9 (1 đơn vị). Tuy nhiên, số đơn vị thực tế không dừng lại ở con số 134, ngành nông nghiệp không thể nắm hết tất cả, đặc biệt là những hộ chăn nuôi gia đình. Tại TP. HCM có ba hệ thống chăn nuôi cơ bản đó là:

- Hệ thống chăn nuôi tập trung của nhà nước: Hệ thống này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng đàn heo nhưng giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển đàn giống, cung cấp các nhu cầu về con giống, về dịch vụ kỹ thuật.

- Hệ thống chăn nuôi heo thương phẩm gia đình: Hệ thống này thường tồn tại dưới dạng các trang trại tư nhân, chăn nuôi theo ba hình thức sau:

• Nuôi heo nái, sản xuất heo con nuôi thịt

• Nuôi heo nái và nuôi heo thịt hổn hợp

• Nuôi heo thịt thương phẩm

Các trang trại chăn nuôi này tập trung chủ yếu tại các huyện ven như Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi. Quy mô mỗi trang trại từ 50 đến 100 nái sinh sản. Có thể nói hệ thống chăn nuôi này được tổ chức theo lối sản xuất hàng hóa. Nhiều trang trại đã biết liên kết với các trung tâm khoa học, viện, trường để áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong khâu lai chọn giống, phòng trừ dịch bệnh, tăng khả năng chế biến các sản phẩm làm ra.

- Hệ thống chăn nuôi nhỏ tại gia đình: Hệ thống chăn nuôi này hiện chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất nông nghiệp, quy mô chăn nuôi từ 1-2 nái và dưới 10 heo thịt. Con giống ở hệ thống này thường là con lai nuôi thịt được mua từ các trại giống quốc doanh hoặc tự sản xuất. Đây là hình thức chăn nuôi nhỏ, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn thừa và lực lượng lao động nhàn rỗi; sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống, ít có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào chăn nuôi; nguy cơ dịch bệnh ở heo còn cao, gây thiệt hại nhiều về kinh tế.

Một phần của tài liệu Quan điểm và giải pháp cơ bản định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo trong thời gian tới (Trang 41 - 42)