Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam so với các công ty logistics nước ngoà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và định hướng cho Vietrans tham gia vào chuỗi giá trị logistics toàn cầu (Trang 42 - 47)

Nam so với các công ty logistics nước ngoài

Nếu với Việt Nam, logistics còn là ngành mới mẻ thì đối với nước ngoài, đây đã là ngành dịch vụ có lịch sử lâu đời với nhiều tập đoàn quy mô có bề dày hơn 100 năm. Dịch vụ logistics đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và thực tế họ đang kinh doanh rất sôi động tại Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại nước ta và theo cam kết gia nhậpWTO, các công ty logistics 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới. Một mặt điều này sẽ tạo ra mô trường cạnh tranh gay gắt nhưng mặt khác đây cũng chính là động lực để các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra hướng đi đúng đắn để sớm gia nhập vào chuỗi giá trị logistics toàn cầu

14.Hình thức pháp lý doanh nghiệp

Từ khi xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, loại hình DN hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam gồm đầy đủ các loại hình DN thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia

Hiện chưa thấy tổ chức kinh tế xã hội nào có số liệu tin cậy về số doanh nghiệp kinh doanh Dịch vụ Logistics ở Việt Nam, kể cả Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) là một hiệp hội chuyên ngành. Theo số liệu không chính thức, đến giữa năm 2011 Việt Nam có khoảng trên dưới 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Trong số này, tính đến tháng 10 năm 2011, có 133 doanh nghiệp là hội viên của VIFFAS, gồm 116 hội viên chính thức và 17 hội viên liên kết. Quy mô các doanh nghiệp hầu hết đều thuộc loại vừa và nhỏ.

Các công ty logistics Việt Nam được chia thành ba nhóm chính: (1) Công ty nước ngoài với 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty liên doanh, (2) DN tập đoàn nhà nước, (3) công ty tư nhân (theo ông Trịnh Ngọc Hiến, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Vinafco).

Nhóm thứ nhất - đa phần tập trung vào phân khúc khách hàng toàn cầu của họ tại mỗi quốc gia, là những khách hàng có nhận thức về logistics rất đầy đủ và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics trọn gói.

Nhóm thứ hai - chiếm lĩnh gần như toàn bộ các dịch vụ về giao nhận, vận tải trong nước, phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng và chủ yếu có thế mạnh chuyên từng mảng riêng lẻ. Phần lớn lợi nhuận trong lĩnh vực vận tải và vận tải phân phối rơi vào khối doanh nghiệp này.

Nhóm thứ ba – nhóm có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong tương lai, nhắm vào phân khúc khách hàng tương đồng - các công ty tư nhân, cổ phần là những thương hiệu mạnh của Việt Nam. Ở nhóm thứ ba này, cả nhà cung ứng dịch vụ logistics lẫn người sử dụng dịch vụ đều đang thay đổi rất nhanh nhận thức về logistics. Khi quyền lợi của người làm chủ gắn liền với quyền lợi của doanh nghiệp, họ luôn tính toán phương án hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh đặc biệt là các yếu tố tác động đến chi phí và cạnh tranh

Hiện nay tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 80% trong tổng số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistic tại Việt Nam và hầu hết các doanh nghiệp này có vốn và quy mô nhỏ nên chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước ngoài trong cả chuỗi hoạt động như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi hoặc chỉ đáp ứng được những công việc đơn giản cho vài khách hàng.…Thậm chí có đơn vị chỉ đăng ký từ 300 đến 500 triệu đồng với năm ba nhân viên kể cả người phụ trách, do vậy. Với quy mô vốn này thì không thể chen chân được vào thị trường logistics thế giới.

Với 2.000 doanh nghiệp trong nước so với con số 60 doanh nghiệp nước ngoài đang cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam, thì số lượng doanh nghiệp logistics Việt Nam chiếm tỷ lệ áp đảo, nhưng về “chất”, các doanh nghiệp Việt Nam đang thua ngay trên sân nhà. Các công ty Logistics nước ngoài bắt với bề dầy kinh nghiệm đang chiếm đến 80% thị phần Logistics của Việt Nam. Bắt đầu bằng văn phòng đại diện, các công ty này chuyển sang góp vốn liên doanh rồi là 100% vốn nước ngoài. Một vài công ty logistics lớn trên danh nghĩa vẫn nhờ một công ty Việt Nam làm đại lý. Tuy nhiên mọi hoạt động đều do phía nước ngoài quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam thường không can thiệp được nhiều ngoài việc ăn phí đại lý trên mỗi hợp đồng dịch vụ.

Các hợp đồng vận chuyển hoặc cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng tại Việt Nam của các công ty lớn như Nike, Adidas, Nortel, Carrefour… thường về tay các công ty logistics toàn cầu như Kuehne Nagel, Schenker, Panalpina, DHL… Các công ty Việt Nam khó chen chân phần vì chưa có tên tuổi trên thị trường logistics quốc tế, phần vì các cuộc đấu thầu (tender) hàng năm của các tập đoàn lớn thường diễn ra ở nước ngoài.

Các hãng tàu lớn hiện nay có các công ty logistics riêng. Ví dụ : APL có APL Logistics, NYK có NYK Logistics, O OCL có OOCL Logistics… Riêng tập đoàn AP Moller ngoài sở hữu hãng tàu Maersk Line ra, họ còn có ba công ty giao nhận đang hoạt động tại Việt Nam là Maersk Logistics, DSL Star Express, Damco. Các công ty logistics của các hãng tàu này thường cung cấp luôn dich vụ trọn gói cho các khách hàng thuê tàu.

1.4.2.2. Quy mô, doanh thu, và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp:

Thứ nhất, quy mô của các doanh nghiệp logistics Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh dẫn đến lệ thuộc nhiều vào hoạt động của họ.

Trong khi chỉ tính riêng về doanh thu thì các đối thủ nưóc ngoài cũng đạt gần, bằng và thậm chí hơn GDP của Việt Nam như phân tích ở trên thì số lượng doanh nghiệp TNHH với quy mô vốn nhỏ, trung bình chỉ đạt 1,5 tỷ đổng, thậm chí có doanh nghiệp chỉ vói số vốn 300-500 triệu đổng. Quy mô vốn phổ biến nhất ở các doanh nghiệp Việt Nam là từ 1 đến 5 tỷ đổng và kế đến là từ 5 đến 10 tỷ đổng. Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang được cổ phần hóa nhưng chưa có doanh nghiệp nào đủ mạnh để tham gia cung ứng dịch vụ logistics hoặc cung ứng dịch vụ vận tải tổng hợp tại nưóc ngoài. Doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay là Gemadept (Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển) vói số vốn là 348 tỷ đổng (tính đến tháng 7 năm và các doanh nghiệp cổ phần hóa khác đều dưói 100 tỷ đổng. Và ngay cả những doanh nghiệp nhà nướcc có lịch sử kinh doanh hơn 30 năm được nhà nưóc đầu tư vốn, trang bị kỹ thuật, đất đai, nhà kho, cảng,... cũng chưa có doanh nghiệp nào có năng lực cạnh tranh đủ mạnh để tham gia cung ứng dịch vụ logistics ở nưóc ngoài.

Quy mô vốn nhỏ một phần là do logistics là một ngành nghề kinh doanh không cần vốn lớn, một lượng lớn các doanh nghiệp TNHH mở ra nhằm phục vụ cho hoạt động của đại lý, họ cung ứng dịch vụ logistics thông qua hệ thống, cơ sở hạ tầng và khách hàng của đại lý mà chưa thực sự chủ động trong toàn bộ hoạt động của mình. Do vây đây chính là bất lợi lón cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khả năng tiếp thị dịch vụ và cạnh tranh vói các doanh nghiệp nưóc ngoài ở cả thị trường trong nưóc lẫn thị trường quốc tế.

Chính vì quy mô vốn nhỏ nên cơ sở vât chất kỹ thuật và công nghệ thông tin phục vụ cho cung ứng dịch vụ ở các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và kém phát triển. Trong thời buổi lợi thế cạnh tranh dựa vào công nghệ thông tin mà còn có nhiều doanh nghiệp chưa thiết lâp website, chủ yếu liên

lạc và tư vấn cho khách hàng thông qua điện thoại và email. Về ứng dụng EDI thì hầu hết các doanh nghiệp đều chưa tự thực hiện được. Ở các doanh nghiệp có ứng dụng EDI trong hoạt động thì cũng là do sự hỗ trợ và thiết lâp hệ thống thông qua đại lý và hợp đổng liên doanh.

Hầu hết các doanh nghiệp đều thuê phương tiện bên ngoài phục vụ cho hoạt động của mình, phần đông đều chỉ có thiết bị như xe tải, xe container và dừng lại ở mức phần mềm quản lý.

Tuy nhỏ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa có được sự hỗ trợ từ các hiệp hội ngành cũng như chưa có định hưóng phát triển của nhà nưóc. Chưa có một tổ chức nào của Việt Nam công bố thông tin về chi phí, lợi nhuân cũng như những vấn đề liên quan đến ngành nghề logistics. Và hiện tại ở Việt Nam hiện nay chưa có một Hiệp Hội Logistics mà chỉ có Hiệp Hội Giao Nhân Việt Nam (VIFFAS), ngay cả tên gọi cũng chưa thấy được sự chú ý đến tầm quan trọng của logistics cũng như những thách thức của ngành nói chung, của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng

Thứ hai, doanh thu từ hoạt động logistics chưa xứng với tiềm năng thị trường

Hiện nay thật khập khiễng nếu so sánh doanh thu của từng doanh nghiệp Việt Nam với từng doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên để thấy rõ hơn yếu kém về mọi mặt so với đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thì ta có thể thấy rằng chỉ riêng doanh thu hàng năm của một công ty cũng đã tương đương GDP của Việt Nam như Excel, DHL như số liệu ở

Xếp

hạng 3PL thu/doanh thu T ổng doanh 3PL

Độ bao phủ toàn

cầu Lợi thế riêng biệt về dịch vụ logistics cung ứng 1 Excel plc 70.000/13.350 >95% Hàng tiêu dùng lẻ,bán lẻ,máy tính và điện

tử,hàng tự động, hóa chất, chăm sóc sức khỏe

2 Kuehne

&Nagel 10.700 >85% Hàng tự động, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, hàng tiêu dùng lẻ, sản phẩm bán lẻ 3 Schenker 30.000/10.700 Châu Á, Âu, Nam

Mỹ, Phi, Bắc Mỹ

Hàng tự động, máy tính và điện tử, hàng tiêu dùng lẻ, chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và định hướng cho Vietrans tham gia vào chuỗi giá trị logistics toàn cầu (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w