Khái quát về các dịch vụ Logistics thuê ngoà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và định hướng cho Vietrans tham gia vào chuỗi giá trị logistics toàn cầu (Trang 27 - 37)

8.1.2. Các hoạt động logisitics thuê ngoài chủ yếu

Trước đây các hoạt động logistics của DN như vận chuyển, phân phối, kho bãi, quản lý hàng tồn kho, đơn hàng và xử lý nguyên vật liệu được các bộ phận trong DN thực hiện. Tuy nhiên, xu hướng thuê ngoài hoạt động logistics ngày càng tăng do hoạt động toàn cầu và áp lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ hoạt động logistics. Các hoạt động này được chia làm bốn nhóm gồm kho bãi, hoạt động vận chuyển, dịch vụ khách hàng và hoạt động quản lý tồn kho, quản lý logistics.

Sơ đồ Phân loại các hoạt động logistics được thuê ngoài

Bảng Sự khác biệt giữa hoạt động thuê ngoài logistics trước đây và hiện nay

THUÊ NGOÀI TRUYỀN THỐNG THUÊ NGOÀI HIỆN NAY Không được thiết kế Được thiết kế theo yêu cầu Thường riêng lẻ — hoặc vận chuyển,

hoặc kho bãi

Thường trọn gói — kết nối giữa vân chuyển, kho bãi, quản lý tổn kho, hệ thống

Chủ hàng muốn giảm chi púi vận chuyển thông qua hợp đồng

Chủ hàng muốn giảm tổng chi phí trong khi vẫn được cung cấp dịch vụ tốt và linh hoạt

Hợp đổng chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm Hợp đổng dài hạn, đòi hỏi sự tham dự của lãnh đạo cao cấp trong đàm phán. Đòi hỏi chuyên gia trong một lĩnh

vực cụ thể như vận chuyển.

Đòi hỏi kỹ năng phân tích và kiến thức rộng về logistics.

Tốn ít thời gian đàm phán hợp đổng. Tốn nhiều thời gian đàm phán hợp đổng.

Thỏa thuận đơn giản, tương ứng là chi phí chuyển đổi thấp

Thỏa thuân phức tạp dẫn đến chi phí chuyển đổi cao.

Nguồn: Jon Africk của A.T.Kearney

9. Thực trạng thị trường Logisitcs thuê ngoài thế giới

Thuê ngoài dịch vụ logistics đang trở thành một quyết định mang tính chiến lược với nhiều doanh nghiệp. 3PL (nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba) đang tiếp tục đem lại những giá trị chiến lược và phương cách đổi mới giúp cải thiện ngành logistics cũng như đóng góp quan trọng vào sự thành công tổng thể của các công ty ngày nay.

Mối quan hệ 3PL và công ty sử dụng 3PL đã ngày càng phức tạp hơn rất nhiều so với các mô hình truyền thống bởi tính chất phức tạp của dịch vụ và quy mô thuê ngoài. Ngày nay các 3PL đang trải qua những quá trình thay đổi mạnh mẽ. Các 3PL đang phải từng bước tái lập lại mô hình kinh doanh của mình để có thể đem lại những giá trị lớn lao hơn cho khách hàng. Đồng thời họ cũng phải liên tục tìm kiếm những giải pháp mới, sáng tạo để có thể mở rộng thị trường và khách hàng.

Nghiên cứu về thực trạng thị trường thuê ngoài dịch vụ logistics nhằm chỉ ra năng lực của các doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi logistics toàn cầu, các loại hình dịch vụ trong chuỗi logistics được cung cấp bởi các 3PL và các loại hình dịch vụ được nhiều chủ hàng quan tâm sử dụng. Cuối cùng là đánh giá vai trò của công nghệ thông tin – nhân tố thúc đẩy sự phát triển của chuỗi logistics toàn cầu

Trước hết chúng ta hãy nhìn một cách tổng thể thị trường này trong vòng 3 năm gần đây. Cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 và tiếp theo đó là một quá trình trì trệ kéo dài khiến cho nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Doanh thu từ các 3PL Chi phí Logistics Bắc Mỹ 150.5 1521.6 Châu Âu 145.7 1423.7 Châu Á - TBD 165.7 2126.4 Nam Mỹ 33.3 435.1 Khác 55.7 1505.8

Về phía các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài

Những loại dịch vụ logistics đang phổ biến hiện nay.

Bảng phần trăm chủ hàng thuê ngoài các hoạt động logistics cụ thể

Danh mục dịch vụ logistics thuê ngoài

Phần trăm chủ hàng phản hồi

Toàn cầu Bắc Mỹ Châu Âu Châu Á Mỹ Latinh

Vận tải quốc tế

78% 66% 91% 77% 84%

Vận tải nội địa

71 65 77 74 69

Quản lý kho

Giao nhận vận tải 57 52 54 64 65 Dịch vụ thông quan 48 49 43 56 45 Reverse Logistics 27 25 28 33 22 Cross-docking 26 29 28 25 22 Dịch vụ dán nhãn, đóng gói,.. 24 19 28 24 26 Quản lý và hoạch định vận tải 23 24 27 21 16 Quản lý tồn kho 21 20 16 27 25

Dịch vụ thanh toán cước

17 35 12 11 8 Dịch vụ CNTT 15 15 14 13 16 Quản lý đơn hàng 14 19 10 15 14 Logistics phụ kiện 14 10 14 19 10 Dịch vụ khách hàng 11 9 7 14 16 Dịch vụ tư vấn chuỗi cung ứng 11 15 7 13 9 Dịch vụ 4PL 9 7 10 13 4 Dịch vụ liên quan đến chuỗi cung ứng xanh

4 3 3 6 4

Từ bảng chúng ta có thể dễ dàng thấy những điểm nổi bật:

• Năm 2010, tỷ lệ người sử dụng các hoạt động logistics đơn lẻ (khá với thuê ngoài hoàn toàn) cung cấp bởi 3PL có xu hướng cao hơn ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương hơn ở Bắc Mỹ và Mỹ Latinh. Những năm

gần đây, Mỹ Latinh nổi lên là thị trường có sự gia tăng đáng kể về sử dụng dịch vụ Logisitics

• Các hoạt động mang tính chiến thuật, ở cấp độ vận hành và có tính chất lặp đi lặp lại thường là hoạt động được thuê ngoài nhiều nhất, đó là vận tải quốc tế và vận tải nội địa(84% và 75% trên toàn cầu), quản lý kho (74%) và giao nhận vận tải (53%) và dịch vụ thông quan (58%). Tuy nhiên, việc sử dụng các dịch vụ trên rất khác nhau ở từng khu vực. Một chú ý là các dịch vụ trên được cung cấp bởi các 3PLs rất đa dạng và phong phú chứ không chỉ giới hạn một loại hàng hóa cố định

• Do môi trường biến động trong môi trường kinh doanh toàn cầu nên dịch vụ thuê ngoài vận tải quốc tế giảm nhẹ so với năm 2009, từ 84% năm 2009 xuống 75% năm 2010. Cùng lúc, sử dụng dịch vụ thông quan giảm xuống từ 71% đến 58% và dịch vụ giao nhận vận tải cũng giảm từ 65% đến 53%

• Các hoạt động ít thường xuyên thường là các hoạt động liên quan đến việc tương tác với khách hàng và đầu tư CNTT cao ở tầm chiến lược ít được thuê ngoài hơn. Chúng bao gồm dịch vụ CNTT, tư vấn chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng, dịch vụ khách hàng và 4PL.

Về phía các 3PL

Bảng cung cấp tóm lược các loại hình dịch vụ logisitics được cung cấp bởi các 3PL năm 2010. Nhìn chung, các 3PLs cung cấp các dịch vụ khá đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng

Dịch vụ Logistics được cung cấp

Phần trăm các 3PLs cung cấp dịch vụ Toàn cầu

Vận tải nội địa 86

Quản lý kho hàng 85

Quản lý và Tổ chức vận tải 76

Dịch vụ khách hàng 71

Cross - Docking 70

Đánh dấu, đóng gói, lắp ráp hàng hóa 67

Dịch vụ tư vấn chuỗi cung ứng được cung cấp bởi 3PLs 65

Đơn đặt hàng, chế biến và thực hiện 65

Logistics trả lại (khiếm khuyết, sửa chữa và trả lại 62

Dịch vụ công nghệ thông tin 58

Chuyển tiếp 56

Môi giới hải quan 54

Dịch vụ LLP/4PL 45

Quản lý đội tàu 31

Vai trò của Công nghệ thông tin.

Chưa bao giờ CNTT đánh mất vai trò quan trọng của mình trong việc hỗ trợ hoạt động thuê ngoài và cải thiện hiệu quả hoạt động logistics. Hình 4 tóm lược những năng lực CNTT chính mà cả chủ hàng và 3PL cảm thấy “cần phải có” cho mỗi 3PL khi phục vụ khách hàng. Tổng thể thì những năng lực này liên quan đến các hoạt động mang tính thực thi (execution-oriented activities) nhiều hơn như vận tải, quản lý kho/trung tâm phân phối, chuyển giao dữ liệu điện tử (EDI), visibility,...Một số ít quan trọng hơn liên quan đến hoạch định và phân tích.

Công nghệ thông tin Phần trăm khảo sát bởi

Chủ hàng 3PL

Quản lý vận tải (hoạch định)

68% 76

Quản lý kho/TTPP

67 79

EDI (Đơn hàng, ASN..)

66 78

Visibility(Đơn hàng, Giao hàng, tồn kho..)

63 75

Web Portal cho đặt hàng, theo dõi đơn hàng, quản lý tồn kho và tính tiền

55 68

Mã vạch (1D, 2D)

47 56

Quản lý đơn hàng

42 63

Đấu giá vận tải

41 51

Công cụ quản lý thương mại quốc tế (GTM)

37 37

Hoạch định chuỗi cung ứng

31 54

Mô hình mạng lưới và tối ưu hóa

25 42

Công cụ cộng tác (Sharepoint, Lotus Notes..)

25 38

Quản lý sự kiện chuỗi cung ứng

24 44

RFID

21 32

Công cụ khai thác dữ liệu và phân tích

19 27

Quản lý bãi (Yard)

10. Xu hướng phát triển của dịch vụ Logistics thế giới

Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics toàn cầu (Global Logistics). Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21, Logisitcs thế giới sẽ phát triển theo 3 hướng chính sau

Thứ nhất, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics.

Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý...là những nội dung của lĩnh vực logistics trong môi trường thương mại điện tử. Một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh, tương thích với các qui trình của thương mại điện tử, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến. ..đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả

Thứ hai, phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp quản lý Logistics đẩy (Push) theo truyền thống

Quản lý hậu cần – hoặc dựa trên logistics kéo hoặc logistics đẩy – là rất cần thiết nhằm cắt giảm chi phí. Trong hệ thống sản xuất điều khiển bởi cung,

các thiết bị và sản phẩm hoàn thiện được “đẩy” vào các quá trình sản xuất hoặc chuyển vào các nhà kho lưu trữ theo sự sắp sẵn của công suất máy móc. Rõ ràng, cơ chế sản xuất dựa trên logistics đẩy không thực tế và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, dẫn đến sự dư thừa và lãng phí. Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dự đoán mức nhu cầu. Cơ chế “cần kéo” (logistics kéo) chỉ sản xuất những sản phẩm đã được bán hoặc được khách hàng đặt hàng mua. Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên kết quá trình kế hoạch hóa sản xuất và quá trình thiết kế với việc phân phối các sản phẩm sản xuất. Đây chính là mô hình được điều khiển bởi cầu (demand – driven) nhằm mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng của người tiêu dùng. Trong khi, cơ chế hậu cần “đẩy” hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần “kéo” đã đạt được mức thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết. Hơn nữa, sự trao đổi số lượng cầu cần (demand data) bao gồm cá số lượng mua bàn cần thiết sẽ giúp thống nhất hội tụ giữa mức cung của người sản xuất với cầu của người tiêu dùng.

Thứ ba, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến

Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics như: Hawlett - Packerd, Spokane Company, Ladner Buiding Products, Favoured Blend Coffee Company, Sun Microsystems, SKF, Procter & Gamble… thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở

thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như: TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, Ikea,… Để tối ưu hoá, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến.

11. Sự cần thiết phát triển dịch vụ Logistics thuê ngoài

Việc thuê ngoài dịch vụ logistics phát triển nhanh chóng trong vài năm gần đây do hoạt động toàn cầu và áp lực cạnh tranh. Khoảng cách về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng xa dần và mở rộng, dịch vụ logistics có tác dụng rất lớn đối với sản xuất, phân phối vật chất của xã hội.

Sự cần thiết phát triển dịch vụ logistics thuê ngoài được thể hiện trên các mặt dưới đây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và định hướng cho Vietrans tham gia vào chuỗi giá trị logistics toàn cầu (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w