0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Khả năng cung ứng của doanh nghiệp so với nhu cầu thị trường

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIETRANS THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ LOGISTICS TOÀN CẦU (Trang 37 -42 )

trường

11.1.2. Về tổ chức mạng lưới hoạt động kinh doanh

Mạng lưới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, cảng lớn như Hà Nôi, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Các doanh nghiệp đều có mạng lưới chi nhánh từ Bắc vào Nam

Hiện tại, tổ chức mạng lưới của các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ dừng lại ở trong nước. Cho đến nay chưa có một doanh nghiệp nào kể cả doanh nghiệp lớn của Việt Nam có khả năng thành lập chi nhánh của mình

ở nước ngoài để khai thác nguồn hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, kể cả những nước lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc… trừ vận tải hàng không như Vietnam Airline hoặc Pacific Airline có đại diện ở nước ngoài. Vì thế việc khai thác nguồn hàng hay việc gửi hàng đi và nhận hàng từ nước ngoài về, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thông qua các đối tác là các hãng, các tập đoàn vận tải giao nhận quốc tế để khai thác nghiệp vụ.

12.Về quy mô thị trường

Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu về quy mô thị trường. Điều này thể hiện ở các một số mặt sau

Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Việt Nam là thủy sản, giày

dép, may mặc, đổ gỗ, trang thiết bị máy móc, hàng điện tử... thì chưa có một doanh nghiệp nào có khả năng phục vụ chủ yếu những dịch vụ theo từng ngành hàng mà hầu như thị phần này lại nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân là do các mặt hàng như giày dép và may mặc hầu như là do bên Việt Nam gia công nên quyền quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics thuộc về người mua ở nước ngoài. Còn về mặt hàng thủy sản thì rất hiếm doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng như kho, bãi lạnh để thực hiện dịch vụ và cũng chưa có nghiên cứu vận chuyển hàng tươi sống để tư vấn, tiếp thị cho khách hàng.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics làvận tải biển. Hiện có đến 90% hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu; phần còn lại do các công ty logistics nước ngoài nắm giữ. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics nhưng đa phần là doanh nghiệp nhỏ, chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước

ngoài trong chuỗi hoạt động như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi….

Còn đối với thị trường hàng nhập tập quán mua bán ở Việt Nam vẫn

chủ yếu mua CIF bán FOB nên các chủ hàng Việt Nam chưa chủ động giành quyền lựa chọn nhà cung ứng. Vì vậy nguồn cầu ở thị trường hàng xuất còn rất lớn nếu có chính sách khai thác hiệu quả.

Xét về thị trường FDI, thị phần có nhu cầu rất lớn về dịch vụ logistics

cả cho hàng nhập lẫn hàng xuất. Tuy nhiên lợi thế tiếp cận nguổn khách hàng này thuộc về các doanh nghiệp ở các nước đầu tư vào Việt Nam. Các hợp đồng vận chuyển hoặc cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng tại Việt Nam của các công ty lớn như Nike, Adidas, Nortel, Carrefour… thường về tay các công ty logistics toàn cầu như Kuehne Nagel, Schenker, Panalpina, DHL… Các công ty Việt Nam khó chen chân phần vì chưa có tên tuổi trên thị trường logistics quốc tế, phần vì các cuộc đấu thầu (tender) hàng năm của các tập đoàn lớn thường diễn ra ở nước ngoài.

Dự báo quy mô thị trường trong tương lai 13.Nội dung của hoạt động kinh doanh

Thứ nhất, về nội dung của dịch vụ cung ứng. Các doanh nghiệp

logistics Việt Nam hiên nay hầu như chưa cung ứng tích hợp các dịch vụ giá trị gia tăng, chủ yếu cung cấp các dịch vụ cơ bản như giao nhận, vận chuyển, bán cước, gom hàng và tích hợp một chuỗi các dịch vụ cơ bản này dưới hình thức dịch vụ trọn gói từ cửa tới cửa (door-to-door service). Mặc dù có một số các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ giá trị gia tăng như hàng công trình, dán nhãn, hàng trả về, thanh toán và dịch vụ khách hàng tuy nhiên các dịch vụ này cũng chỉ được cung ứng một cách riêng lẻ khi khách hàng có nhu cầu chứ không có được hợp đổng theo thời hạn và tích hợp vào chuỗi cung ứng. Chuỗi

dịch vụ các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng được thể hiện chi tiết trong Bảng DỊCH VỤ Số doanh nghiệp Tỉ trọng % Bán cước 51 100 Vận chuyển 48 94.1 Thanh toán 13 25.5 Kho bãi 39 76.5 Dán nhãn, đóng gói, lắp ráp 24 47.1

Khai thuê hải quan 51 100

Giao nhận 51 100

Tư vấn chuỗi cung ứng 7 13.7

Gom hàng 40 78.4

Nhận, xử lý, hoàn thành 1 2.0

Hàng trả về (có khiếm 19 37.3

Dịch vụ khách hàng 3 5.9

Sang hàng tại một điểm 8 15.7

Quản lý hàng tổn kho 6 11.8

Hàng công trình 19 37.3

Dịch vụ 4PL 0 0

Quản trị trung tâm phân 0 0

Dịch vụ khác 2 3.9

Bảng Các dịch vụ cung cấp bởi các doanh nghiệp logistics Việt Nam

Thứ hai, về hình thức doanh nghiệp. Chưa có một doanh nghiệp Việt

Nam nào đủ sức cung ứng dịch vụ 4PL, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn với số vốn hàng trăm tỷ đổng như Gemadept, Vietfratch, Sotrans. Công ty 4PL đầu tiên có mặt ở Việt Nam chính là Kuehne-Nagel Lead Logistics (KNLL). KNLL là một công ty con thuộc tập đoàn Kuehne-Nagel được tách ra độc lập với vai trò như một 4PL. Năm 2005, cùng với sự gia

nhập của Nortel Networks vào thị trường thiết bị viễn thông thông qua hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông CDMA cho HT Mobile thì KNLL cũng chính thức vào Việt Nam nhưng vẫn thông qua đại lý là Vinatrans.

Song nguyên nhân cốt lõi cho sự rút lui của KNLL là văn hóa và nhận thức ở Việt Nam có sự khác biệt với thế giới do đó việc áp dụng nguyên xi mô hình 4PL nước ngoài vào Việt Nam là điều vô cùng khó khăn. Hơn nữa, chưa có khách hàng nào tại Việt Nam sẵn sàng cho việc sử dụng 4PL bởi theo họ điều ấy đồng nghĩa với sự mât kiểm soát, lộ thông tin, và trên cùng họ chưa hoàn toàn hiểu rõ.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành thì để 4PL xuất hiện ở Việt Nam đòi hỏi nhiều nỗ lực về mặt nhận thức từ phía khách hàng cũng như nỗ lực phát triển của các công ty 3PL, cũng như hạ tầng phù hợp.

Thứ ba, dịch vụ cung ứng ở nước ngoài gần như phụ thuộc vào đối tác. Văn phòng đại diện ở nước ngoài của các công ty Việt Nam chỉ hoạt

động với tư cách là đại lý chứ chưa tự mình hoạt động dưới danh nghĩa chi nhanh công ty con và văn phòng đại diện. Vì vậy xảy ra tình trạng như các dịch vụ tích hợp như giao hàng từ cửa tới cửa, các dịch vụ trong nước do các doanh nghiệp tự thực hiện còn ở đầu nước ngoài nhờ đại lý tiếp tục hoàn thành các công đoạn như vận chuyển, khai hải quan và giao cho khách. Điều này làm giảm chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam vì thông qua mối liên hệ đại lý lỏng lẻo các doanh nghiệp không thể có được đầy đủ các thông tin quy định ở nước ngoài đều dẫn đến chi phí phát sinh ngoài dự toán gây khó chịu cho khách hàng và khi có sự cố xảy ra được khắc phục chậm, không đáp ứng yêu cầu của khách. Đây chính là một vấn đề còn tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam rất cần thiết khắc phục khi cạnh tranh bình đẳng.

Như vậy, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả về quy mô, dịch vụ và khả năng liên kết toàn cầu.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIETRANS THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ LOGISTICS TOÀN CẦU (Trang 37 -42 )

×