KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 72 - 76)

- Tài chính Doanh nghiệp

a Dependent Vrible: Su hi long

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

1. Kết luận

Mục đích chính của nghiên cứu là xác định các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, xây dựng và đánh giá các thang đo lường các thành phần. Để khẳng định sự tác động của các thành phần này vào sự hài lòng của sinh viên, một mô hình lý thuyết được xây dựng và kiểm định. Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của sinh viên và các thành phần tác động vào sự hài lòng.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường các thang đo và kiểm định mô hình (được trình bày ở chương 2) bao gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử

dụng phương pháp định tính thông qua phương pháp thảo luận nhóm. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ

thuật phỏng vấn trực tiếp với một mẫu có kích thước 260. Cả hai nghiên cứu trên đều được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh với

đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học hệ chính qui đang học tập tại trường. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử đụng dể phân tích, đánh giá thang đo lường các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết thông qua phân tích phương sai một nhân tố

ANOVA (được trình bày ở chương 3).

Sau đây là trình bày tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận từ nghiên cứu, đặc biệt là những hàm ý của nghiên cứu đối với hoạt động giáo dục đào tạo tại các đơn vịđào tạo nói chung và tại các trường đại học nói riêng.

Các thang đo lường các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên sau khi đề xuất và bổ sung đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với chất lượng đào tạo thì các thành phần tác động đến sự hài lòng của sinh viên bao gồm 5 thành phần chính: (1) Cơ sở

vật chất; (2) Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và giảng viên; (3) Đội ngũ giảng viên; (4) Khả năng thực hiện cam kết, (5) Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên và thang đo Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.

Kết quả đánh giá thang đo với hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Kết quả nghiên cứu hệ số Cronbach Alpha với 5 thành phần của thang đo chất lượng đào tạo và thang đo Sự hài lòng đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6. Như vậy, thang đo thiết kế trong luận văn có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Cụ thể: (i) Thành phần Cơ sở vật chất có Cronbach Alpha đạt giá trị 0,831; (ii) Thành phần Sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên có Cronbach Alpha đạt giá trị 0,923; (iii) Thành phần Đội ngũ giảng viên có Cronbach Alpha đạt giá trị 0,94; (iv) Thành phần Khả năng thực hiện cam kết có Cronbach Alpha đạt giá trị 0,928; (v) Thành phần Sự quan tâm của Nhà trường có Cronbach Alpha đạt giá trị 0,929. Thang đo Sự hài lòng có Cronbach Alpha đạt giá trị 0,761.

Nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA với 57 biến quan sát thuộc 5 thành phần trong chất lượng đào tạo và 5 biến quan sát trong thành phần Sự hài lòng (giá trịđạt yêu cầu lớn hơn 0,4). Kết quả phân tích cho thấy, 5 thành phần trong chất lượng đào tạo có 53 biến quan sát đạt giá trị yêu cầu và có ý nghĩa trong thống kê (giá trị nhỏ nhất 0,402 và giá trị lớn nhất là 0,818), trong đó, 4 biến quan sát không đạt giá trị yêu cầu và bị loại ra khỏi nghiên cứu. Thành phần Sự hài lòng có 5 biến quan sát có giá trị đạt yêu cầu và có ý nghĩa trong thống kê (giá trị báo cáo biến SET_1: 0,523; SET_2: 0,812; SET_3: 0,683; SET_4: 0,615 và SET_5: 0,493).

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy tất cả 5 thành phần vừa nêu trên đều tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Trong đó thành phần tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên là thành phần Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và giảng viên (Beta = 0,274); thứ

hai là thành phần Khả năng thực hiện cam kết (Beta = 0,239); thứ ba là thành phần Cơ sở vật chất (Beta = 0,224); thứ tư là thành phần Đội ngũ giảng viên (Beta = 0,221) và cuối cùng là thành phần Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên (Beta = 0,152).

Kiểm định giả thuyết về sự khác nhau về đánh giá chất lượng và sự

khác nhau về mức độ hài lòng của sinh viên theo yếu tố nhân khẩu học đã

được làm rõ trong nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố ANOVA để kiểm định giả thuyết. Kết quả phân tích sự khác nhau về đánh giá chất lượng cho thấy, không có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Khoa và Giới tính. Với kiểm định về sự khác biệt trong

đánh giá chất lượng theo Năm học có sự khác nhau về cảm nhận của sinh viên

đối với ba biến (Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và giảng viên, Đội ngũ

giảng viên và Khả năng thực hiện cam kết), hai biến còn lại không có sự khác nhau trong đánh giá chất lượng của sinh viên. Với kiểm định về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng theo Học lực, biến Cơ sở vật chất có sự khác nhau trong đánh giá chất lượng, bốn biến còn lại không có sự khác nhau trong đánh giá chất lượng của sinh viên. Kết quả phân tích sự khác nhau mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo cho thấy, không có sự khác nhau về mức

độ hài lòng của sinh viên theo Khoa, Năm học và Học lực. Tuy nhiên, trong nghiên cứu sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Giới tính có sự khác nhau giữa giới tính nam và nữ về mức độ hài lòng.

Kết quả của phân tích mô hình trong nghiên cứu góp phần làm rõ thêm cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học hành vi thấy rằng các thang

đo lường trong nghiên cứu cần phải được đánh giá giá trị và độ tin cậy khi dùng chúng để đo lường. Nếu không thực hiện việc đánh giá thang đo và không thực hiện một cách khoa học thì kết quả nghiên cứu sẽ không có sức thuyết phục cao và ý nghĩa trong thống kê.

Kết quả kiểm định mô hình cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết với chất lượng đào tạo cũng như việc chấp nhận các lý thuyết đã đề ra trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản lý, các cơ sở đào tạo nói chung và các trường đại học nói riêng. Đây chính là nhứng căn cứ để

xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo và chất lượng giáo dục nhằm thỏa mãn hơn nữa sự hài lòng của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với các yếu tố nhân khẩu học khác nhau thì mức hài lòng cũng khác nhau. Đây sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược giáo dục trong việc lựa chọn công cụ đánh giá chất lượng phù hợp đẻđem lại hiệu quả tối ưu trong giáo dục và đào tạo.

Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần vào hệ

thống thang đo chất lượng dịch vụ nói chung, chất lượng đào tạo nói riêng và sự hài lòng của sinh viên bằng cách bổ sung đó một hệ thống thang đo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên. Các nhà nghiên cứu có thể xem mô hình này như là một mô hình tham khảo cho các nghiên cứu khác và tại các đơn vị khác.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu đo lường một khái niệm tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát sẽ làm tăng độ giá trị và độ tin cậy của thang đo lường. Các biến quan sát trong thang đo này có thể điều chỉnh và bổ

sung cho phù hợp với từng đơn vị đào tạo và từng thành phần cụ thể. Lý do là mỗi ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ giáo dục đào tạo nói riêng đều có những đặc thù riêng của nó.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)