Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 42 - 46)

- Tài chính Doanh nghiệp

2.2.5.Xây dựng thang đo

Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và sự hài lòng của sinh viên, tham khảo các thang đo đã được phát triển trên thế giới như thang đo SERVQUAL, các nghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng (Parasuraman & ctg 1998). Chúng được

điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với dịch vụ trong giáo dục (chất lượng đào tạo) và dựa vào kết quả của nghiên cứu sơ bộ.

Thang đo SERVQUAL đã được Parasuraman &ctg (1998) xây dựng và

đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới kiểm nghiệm và ứng dụng, thang

đo SERVQUAL gồm 5 thành phần của chất lượng dịch vụ, gồm: (1) Mức độ tin cậy, (2) Mức độ đáp ứng, (3) Mức độ đảm bảo, (4) Mức độ đồng cảm và (5) Phương tiện hữu hình. Thang đo SERVQUAL bao quát khá toàn diện mọi vấn đề đặc trưng của chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực cụ thể có những đặc thù riêng, vì vậy, công tác điều chỉnh và bổ sung là không thể thiếu trong nghiên cứu này. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc thảo luận nhóm về chủ đề chất lượng trong giáo dục đào tạo. Kết quả thảo luận đã đề xuất được các thành phần nhằm đánh giá chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh như sau:

- Cơ sở vật chất: Sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, giảng

đường, thư viện...

- Sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên: mức độ sẵn sàng đáp ứng và phục vụ sinh viên một cách kịp thời.

- Đội ngũ giảng viên: Kiến thức, chuyên môn và phong cách của giảng viên, khả năng làm cho sinh viên tin tưởng.

- Khả năng thực hiện cam kết: Sự phù hợp và chính xác những gì đã cam kết, hứa hẹn về điều kiện học tập, chính sách trong học tập và chương trình đào tạo của Nhà trường.

- Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên: thể hiện sự ân cần, quan tâm đến sinh viên trong quá trình đào tạo.

- Thang đo Sự hài lòng: đo lường bằng mức độ hài lòng của sinh viên

đối với chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh thông qua 5 thành phần đã xác định ở trên.

Sau khi được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tính chất của khảo sát nghiên cứu, thang đo các thành phần tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo bao gồm 57 biến quan sát đo lường 5 thành phần và 5 biến quan sát đo lường thang đo Sự hài lòng. Thành phần Cơ sở vật chất

được đo lường bằng 9 biến quan sát; thành phần Sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên được đo lường bằng 7 biến quan sát; thành phần Đội ngũ giảng viên có 12 biến quan sát, trong đó 1 biến có 4 tiêu thức đánh giá; thành phần Khả năng thực hiện cam kết có 13 biến, trong đó 1 biến có 4 tiêu thức đánh giá; cuối cùng là thành phần Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên có 16 biến quan sát.

Thang đo sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của trường

Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh được đo lường bằng 5 biến quan sát.

Tóm tt

Chương này đã trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của trường

Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Khái quát nên phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo về mô hình lý thuyết và các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Phương pháp nghiên cứu

được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá các yếu tố tác động đến sự thảo mãn của sinh viên, đồng thời dùng để điều chỉnh và bổ sung vào thang đo SERVQUAL.

Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp với bảng hỏi chi tiết đã được chuẩn bị sẵn, với một mẫu có kích thước 260.

Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 42 - 46)