Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 27 - 28)

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh là một đơn vị thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên - một đại học vùng, được Đảng và Chính phủ quy hoạch thành cơ sở đào tạo đại học trọng điểm quốc gia. Trường được thành lập ngày 2 tháng 8 năm 2004, trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các đơn vị đào tạo ngành kinh tế và quản trị kinh doanh sẵn có trong Đại học Thái Nguyên. Trường có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học và trên đại học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý cho cả nước và nhất là cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ.

Qua 5 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã không ngừng phấn

đấu nâng cao qui mô và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế. Hiện nay, Nhà trường có trên 7000 sinh viên thuộc 9 chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và gần 150 học viên cao học, cùng 11 nghiên cứu sinh Kinh tế. Trong số gần 200 giảng viên, trên 60%

đã đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, trên 20% có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh. Chất lượng đào tạo của Nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu xã hội, bởi việc tích cực đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, ban hành chuẩn đầu ra và các biện pháp cụ thể để hỗ trợ sinh viên học tập.

Trường là một đơn vị có thế mạnh và đã có những thành tích ban đầu

đầy ấn tượng trong hợp tác quốc tế. Trường đã ký được 21 biên bản thoả

thuận về hợp tác với các tổ chức quốc tế và các trường đại học nước ngoài,

đang triển khai 4 dự án quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, 01 dự án quốc tế về liên kết đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh tại trường, đã tổ chức được 7 hội thảo khoa học quốc tế và đã cử được 20 giảng viên trẻ đi học thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài.

Nhà trường coi quốc tế hoá là một con đường cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đạt chuẩn quốc tế. Đào tạo giảng viên về chuyên môn, ngoại ngữ và đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy

được coi là hai giải pháp chiến lược quan trọng nhất. Nhà trường đang tích cực và chủ động tìm kiếm các nguồn học bổng, các dự án đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế sử dụng giáo trình quốc tế với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên nước ngoài, các dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)