Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 54 - 56)

- Tài chính Doanh nghiệp

3.2.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA

Như đã trình bày ở Chương 2, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để kiểm định thang đo trong nghiên cứu của luận văn. Thang

đo trong nghiên cứu gồm có 57 biến quan sát và sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng phương pháp Cronbach Alpha thì không có biến nào bị loại. Để

khẳng định mức độ phù hợp của thang đo với 57 biến quan sát, nghiên cứu sử

dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Chỉ số KMO (Kaiser –

Meyer – Olkin Measure of Simping Adequacy) được dùng để phân tích sự

thích hợp của các nhân tố. Giá trị KMO lớn hơn 0,5 thì các nhân tố mới được sử dụng.

3.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA với 5 thành phần chất lượng

Với giả thuyết H0 đặt ra trong phân tích này là giữa 57 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ

(sig.=0,000). Hệ số KMO báo cáo có giá trị 0,937 lớn hơn 0,5. Kết quả EFA thu được 5 thành phần tại Eigenvalues là 1,831. Nghiên cứu đi đến kết luận thang đo được chấp nhận. Tuy nhiên, trong 57 biến quan sát có 3 biến (B19, B431 và B557) có giá trị không đạt yêu cầu (nhỏ hơn 0,4). Ba biến này trong phân tích Cronbach Alpha đạt yêu cầu nhưng trong phân tích EFA lại không

đạt. Do đó, ba biến này sẽ bị loại. (Chi tiết tại Phụ lục 2A).

Tiến hành loại bỏ ba biến (B19, B431, B557) và phân tích nhân tố

khám phá EFA với 54 biến quan sát, nghiên cứu phát hiện biến B429 có giá trị không đạt yêu cầu (nhỏ hơn 0,4). Tiếp tục loại bỏ biến B429, nghiên cứu thu được kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với 53 biến quan sát: kiểm

định KMO và Barlett’s có giá trị KMO báo cáo bằng 0,938 (lớn hơn 0,5) và mức ý nghĩa có giá trị Sig.=0,000 (nhỏ hơn 0,05). Kết quả EFA thu được từ 5 thành phần tại Eigenvalues là 1,716. Phương sai trích có giá trị báo cáo bằng 56,16%, giá trị phương sai trích cho ta biết 5 thành phần được xác định giải thích 56,16% biến thiên của dữ liệu. Từ đây, nghiên cứu rút ra kết luận thang

đo được chấp nhận, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể của mẫu điều tra (Chi tiết tại Phụ lục 2B, 2C).

3.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA với thành phần Sự hài lòng

Đối với thang đo Sự hài lòng về chất lượng đào tạo, sau khi phân tích EFA trích được 1 nhân tố tại Eigenvalues là 2,573. Kiểm định KMO và

Barlett’s có giá trị báo cáo bằng 0,771 và mức ý nghĩa có giá Sig.=0,000 (nhỏ

hơn 0,05). Các biến có giá trị báo cáo lớn hơn 0,4 (biến SET_1: 0,523; SET_2: 0,812; SET_3: 0,683; SET_4: 0,615 và SET_5:0,493) nên các biến quan sát đều quan trọng trong thành phần Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo. Phương sai trích có giá trị bằng 51,45% (Chi tiết tại Phụ

lục 3).

Như vậy, mô hình nghiên cứu ban đầu qua kết quả phân tích hệ số

Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, năm thành phần đề xuất

đều đạt yêu cầu và có ý nghĩa trong thống kê. Các thành phần trên sẽ được sử

dụng trong phần tích kiểm định tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 54 - 56)