Những thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 28 - 30)

2.1.2.1.Thuận lợi

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh là một trường thành viên của Đại học Thái Nguyên - một Đại học vùng, một trong ba đại học lớn nhất cả nước, đã được Đảng và Chính phủ quy hoạch phát triển thành đại học trọng điểm quốc gia nên có nhiều cơ hội và được sự quan tâm đặc biệt của

Đảng và Chính phủ.

Là một trường đại học phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ - một trong những vùng nghèo nhất cả

nước nhưng lại giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, về

chính trị-xã hội, về kinh tế và môi trường đối với sự phát triển bền vững của

đất nước, nên Nhà trường sẽ nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các Bộ ngành và nhân dân cả nước.

Là một thành viên mới của Đại học Thái Nguyên, Nhà trường đang dùng chung các cơ sở hạ tầng của Đại học và luôn nhận được sự chỉ đạo sát

sao và sự quan tâm hỗ trợ của Đại học, nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị thành viên khác, đặc biệt là Trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp và Trường Đại học Nông Lâm.

Được kế thừa các cơ sở liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và mạng lưới cựu sinh viên kinh tế từ Trường Đại học Nông Lâm và Trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp.

Đội ngũ giảng viên đa số trẻ, năng động, đang rất quyết tâm và tích cực học tập, có thểđược đào tạo tốt để sớm trở thành các chuyên gia giỏi.

Kế thừa đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, có trình độ cao làm nòng cốt, trong đó có một số được đào tạo bài bản ở nước ngoài có ngoại ngữ giỏi, có kiến thức cập nhật, có khả năng hội nhập quốc tế tốt.

Đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động, có trách nhiệm và có quyết tâm cao. Nhà trường đã được Tỉnh cấp một diện tích rộng 20,6 ha. Năm 2009 đã bắt đầu xây dựng để dần hình thành nên một khuôn viên mới to đẹp và hiện

đại đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường và có thể bắt đầu chuyển từng phần về nơi mới trong năm 2010, và chuyển hoàn toàn về khuôn viên mới trong giai đoạn 2011-2013.

Trong năm năm đầu (2004-2009), Nhà trường đã bắt đầu ổn định về tổ

chức và cán bộ; xây dựng được một hệ thống các văn bản quy định về hoạt

động nội bộ; các mặt công tác đã bắt đầu đi vào nề nếp; chất lượng đào tạo

được đảm bảo; có những thành công ban đầu nổi bật trong hợp tác quốc tế và

đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên theo hướng đạt chuẩn quốc tế, bước đầu xây dựng được uy tín của Nhà trường đối với xã hội, đã tạo ra được một mạng lưới các đơn vị đối tác trong và ngoài nước bao gồm các trường đại học, cao

đẳng, các viện nghiên cứu, các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ

chức kinh tế-xã hội và các địa phương.

2.1.2.2. Khó khăn

Tên tuổi của nhà trường chưa được biết đến một cách thật rộng rãi với uy tín cao trong và ngoài nước nên chưa trở thành một thương hiệu mạnh.

Sau 5 năm thành lập, từ hơn 80 cán bộ viên chức, đến nay, đội ngũ giáo viên trình độ tuy đã lớn mạnh về số lượng với 280 cán bộ viên chức, trong đó có 200 giảng viên nhưng đội ngũ cán bộ trình độ cao còn mỏng, mới có 4 PGS, 14 tiến sĩ; 95 thạc sĩ. Phần lớn giảng viên còn rất trẻ, chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.

Đội ngũ cán bộ các phòng ban nhìn chung đều còn rất trẻ, phần lớn chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa có tính chuyên nghiệp cao trong công tác.

Đội ngũ cán bộ quản lý của Trường chưa có nhiều kinh nghiệm, nề nếp quản lý một số mặt chưa được bài bản nhưở một số trường đại học tiên tiến.

Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, giảng đường và ký túc xá còn phải đi mượn; trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, thư viện còn nghèo.

Nguồn lực tài chính còn rất hạn hẹp ảnh hưởng đến việc ứng dụng phương pháp dạy và học mới, đến khả năng đầu tư cho đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý và tăng cường cơ sở vật chất.

Một bộ phận sinh viên ra trường chưa đáp ứng được ngay yêu cầu của xã hội, đặc biệt là yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh về

chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng công tác.

Chưa tạo ra được nhiều mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả

với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các địa phương, các bộ ngành hữu quan, các cựu sinh viên và các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)