Đàng Ngoài: 1 Về nông nghiệp:

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa trong các thế kỷ XI - XIX (Trang 70 - 78)

2.2.6.1. Về nông nghiệp:

Nhà nước Việt Nam rất quan tâm học hỏi kĩ thuật của Trung Hoa để phát triển nền kinh tế, cải thiện cuộc sống cho nhân dân. Các vị sứ Việt Nam có nhiều điều kiện học tập nhất vì được đến tận đất nước ấy. Tuy vậy, để học tập được kĩ thuật của Trung Hoa là rất khó vì Trung Hoa không muốn truyền dạy cho người nước ngoài. Với tinh thần dân tộc sâu sắc, các quan được cử đi sứ đều tranh thủ, tìm mọi cách để biết được những kĩ thuật, nguyên liệu mới đem về nước. Tiêu biểu có chánh sứ Phùng Khắc Khoan. Năm 1597, ông là chánh sứ sang triều Minh, xin cầu phong cho vua Lê Thế Tông, đã đem về giống ngô, học được nghề dệt the, lượt.

Theo Nghề cổ nước Việt của Vũ Từ Trang: “Truyền thuyết kể rằng, nước Tàu có giống ngọc mễ (ngô) mà nước ta lúc bấy giờ chưa có. Trong thời gian đi sứ khi được dọn cho ăn món này, Phùng Khắc Khoan thấy có vị ngọt bùi và nhủ thầm: đúng là gạo ngọc. Từ đó ông tìm mọi cách để lấy hạt giống này về. Về nước với ba hạt giống, Phùng Khắc Khoan tự tay gieo trồng và đem nhân giống. Giống ngọc mễ này là do dân ở đất Ngô xưa kia trồng, nên ông đã đặt tên là ngô để cho dân dễ gọi. Sau này, mãi đến năm 1723, có ông quan Trần Thế Vinh, người huyện Tiên Phong (Sơn Tây) đi sứ nhà Thanh cũng lấy được giống ngọc mễ đem về trồng” [101, tr 110]. Giống ngô trồng trên đất khô không cần tưới nước như lúa, rất thuận tiện cho việc trồng ở

các ruộng cao, vùng trung du và nơi không có nước. Nhân dân Việt Nam có thêm giống cây lương thực mới đưa vào canh tác, có thêm nguồn thực phẩm mới trong cuộc sống hàng ngày.

2.2.6.2.Về thủ công nghiệp:

Trong thời kì đất nước diễn ra các cuộc chiến tranh chia cắt đất nước, việc học tập cải tiến kĩ thuật được các sứ nước ta quan tâm. Sứ thần Trần Quốc Khái (sau là Lê Công Hành) đời Lê Chân Tông, năm 1646, được cử đi sứ sang nhà Minh của Trung Hoa, ông đã học được nghề thêu và làm lọng. Câu chuyện được ghi lại như sau: “… Ông bị nhốt trên lầu cao, cầu bị rút và không người lui tới… Nhìn quanh, ông thấy trên lầu chỉ có một bàn thờ. Trước bàn thờ dựng hai cái lọng rất đẹp, trên cao treo một bức nghi môn thêu rồng phượng... ông lấy tấm nghi môn xuống, tỉ mỉ tháo từng sợi chỉ ra quan sát, chiêm nghiệm, nhớ kĩ cách thêu thùa như thế nào. Sau đó ông lại quan sát mấy chiếc lọng thờ, suy ngẫm về kĩ thuật như cán, lọng, vải lợp. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã tự học được kĩ thuật thuê và làm lọng ở xứ người” [79, I, tr. 118 – 119]. Với những kinh nghiệm thu thập được trong thời gian ở Trung Hoa, ông truyền dạy cho dân làng Quất Động và một số làng khác như Tam Xá, Võ Lăng, Hướng Dương, Đào Xá,… Tương truyền trong một lần đi sứ Trung Hoa, ông Lê Công Hành còn xẻ thịt, giấu hạt bắp, nếp, đậu xanh mang giống về nước cho dân.

Chính quyền Đàng Ngoài trải qua thời gian dài chiến tranh đã có những chính sách kinh tế, xã hội ổn định lại đất nước. Trên cơ sở đó, các nghề thủ công tiếp tục phát triển. Một số kĩ thuật tiến bộ của Trung Hoa được các sứ tranh thủ học tập. Theo Nghề cổ nước Việt của Vũ Từ Trang, người Việt đã học tập nghề chạm vàng, chạm bạc từ Trung Hoa từ rất sớm (từ thời nhà Lương), đến thời Lê Cảnh Hưng có ghi chép về việc học tập nghề này như sau: “Cụ Nguyễn Quý Trị đỗ tiến sĩ đời Cảnh Hưng (1740 – 1786) có ra làm quan, giữ chức Tả Thị Lang, có đi sứ Trung Quốc và học được nghề đánh vàng bạc để sơn thếp ở bên đó. Khi mãn hạn về nước, cụ đem nghề phổ biến cho dân làng cùng làm” [101, tr. 101].

Nghề dệt lụa ở Việt Nam đã có từ lâu, từ thời Hùng Vương dựng nước. Trải qua nhiều thế kỉ, nghề dệt lụa ở Việt Nam ngày càng được cải tiến hơn với nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó không ít kĩ thuật được học từ Trung Hoa. Nghề dệt thao ở làng Triều Khúc là một điển hình cho việc học tập Trung Hoa. Theo Nghề cổ nước Việt của Vũ Từ Trang: “Vũ sứ thần là Vũ Uy, ông sống dưới thời Cảnh Hưng, sau khi đi sứ ở Trung Quốc đã học nghề làm quai thao về truyền

cho dân làng. Làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) đã góp phần không nhỏ cho chiếc quai thao óng ả từ nguyên liệu tơ tằm” [101, tr. 102].

Chánh sứ Phùng Khắc Khoan trên đường đi sứ sang Trung Hoa đã chú ý xem xét dân địa phương kéo sợi từ kén tằm sao cho nhỏ, kĩ thuật làm cho sợi tơ thêm bóng, mượt và mềm. Ông cũng quan sát khung cửi và cách dệt sao cho lụa dệt xong đẹp mịn màng và bóng. Khi về nước, ông đã phổ biến cho dân làng kĩ thuật đó. Nhờ thế dân làng Bùng dệt được một thứ lụa mượt, mềm và bóng nổi tiếng.

2.2.6.3. Về thương nghiệp:

Chính quyền Đàng Ngoài là đại diện chính quyền Lê – Trịnh tiếp tục thực hiện quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa nên cũng tiếp tục thực hiện các lễ triều cống. Sau khi đánh bại nhà Mạc, triều Hậu Lê thực hiện các kì cống cho nhà Minh, Thanh như sau:

Bảng 2.4: Danh sách sứ bộ Việt Nam đi sứ sang Trung Hoa thời Hậu Lê Năm cử

đi sứ

Thành phần sứ đoàn Việt Nam

Nội dung đi sứ Trung Hoa 1606 - Ngô Trí Hòa

- Nguyễn Thực - Phạm Hồng Nho - Nguyễn Danh Thế - Nguyễn Úc

- Nguyễn Duy Thời

Nộp hai lễ cống. 1613 - Lưu Đình Chất - Nguyễn Đăng - Nguyễn Đức Trạch - Hoàng Kỳ - Nguyễn Chánh - Nguyễn Sư Khanh

Nộp hai lễ cống.

1619 - Nguyễn Thế Tiêu - Nguyễn Cung - Bùi Văn Bưu - Ngô Nhân Triệt

- Nguyễn Khuê - Nguyễn Tuấn 1626 - Nguyễn Tiến Dụng - Trần Vĩ - Đỗ Khắc Kính - Nguyễn Tự Cường - Bùi Tất Thắng - Nguyễn Lạ Nộp hai lễ cống. 1630 - Trần Hữu Lễ - Dương Trí Trạch - Nguyễn Kính Tế - Bùi Bỉnh Quân - Nguyễn Nghi - Hoàng Công Phụ Nộp hai lễ cống.

1637 - Nguyễn Duy Hiểu - Giang Văn Minh - Trần Nghi - Nguyễn Bình - Thân Lý Nộp hai lễ cống. 1646 - Nguyễn Nhân Chính - Phạm Vĩnh Miên - Trần Khái - Nguyễn Cổn

- Mừng vua Long Vũ lên ngôi. - Nộp lễ cống. 1663 - Lê Hiệu - Dương Hạo - Đồng Tôn Trạch Nộp lễ cống. 1667 - Nguyễn Nhuận - Trịnh Thời Tế - Lê Vinh

- Dâng sớ xin theo lệ cống 6 năm một lần.

- Nộp hai lễ cống. 1673 - Nguyễn Mậu Tài Nộp hai lễ cống.

- Hồ Sĩ Dương - Đào Công Chính - Phạm Lập Lễ - Vũ Công Đạo - Bùi Duy Tuy 1682 - Thân Toàn

- Đặng Công Chất

Nộp lễ cống. 1685 - Nguyễn Đình Cổn

- Hoàng Công Trí - Nguyễn Tiến Tài - Trần Thế Vinh

Nộp lễ cống.

1690 - Nguyễn Danh Nho - Nguyễn Quý Đức - Nguyễn Đình Sách - Trần Đào

Nộp lễ cống.

1697 - Nguyễn Đăng Đạo - Nguyễn Thế Bá - Đặng Đình Tướng - Nhữ Tiến Hiền Nộp lễ cống. 1702 - Hà Tông Mục - Nguyễn Diễn - Nguyễn Công Đổng - Nguyễn Dương Bao

Nộp lễ cống.

1709 - Trần Đình Gián - Lê Kha Tông - Đào Quốc Hiển - Nguyễn Văn Dự

Nộp lễ cống.

1715 - Nguyễn Công Cơ - Lê Anh Tuấn - Đinh Nho Hoàn

- Nguyễn Mậu Áng 1721 - Hồ Phi Tích - Tô Thế Huy - Đỗ Lệnh Danh Nộp lễ cống. 1726 - Phạm Khiêm Ích - Nguyễn Huy Nhuận - Phạm Đình Kính

- Mừng vua lên ngôi. - Nộp lễ cống.

- Vua Thanh tặng thưởng cho vua Lê ba bộ sách: Cổ văn uyên giáp, Bội văn vận phủ, Uyên giám loại hàm.

1729 - Đinh Phụ Ích

- Đoàn Đoàn Bá Dung - Quản Danh Dương

Nộp lễ cống.

1741 - Nguyễn Kiều - Nguyễn Tông Quai

Nộp lễ cống. 1747 - Nguyễn Tông Quai

- Nguyễn Thế Lập - Trần Văn Hoán

Nộp lễ cống.

1760 - Trần Huy Bật - Lê Quí Đôn - Trịnh Xuân Thụ

Nộp lễ cống.

[18, III, tr. 244 – 246].

“Năm 1615, nhà Minh sai Quang Lộc tự thừa đem sang một đạo sắc thư khen thưởng cùng ban cho đồ lễ vật và đưa sứ thần về nước” [18, III, tr. 244 – 246].

Trong các kì cống này, số lượng vật phẩm tiến cống thường rất nhiều, từ vàng, bạc, các sản phẩm thủ công có giá trị, cho đến các thứ hương, ngà voi,… Vấn đề tiến cống cũng chỉ mang tính chất chính trị. Chính quyền Đàng Ngoài tốn một khoản tiền lớn để thực hiện chiến lược ngoại giao thần phục để giữ yên mặt Bắc, lo cho cuộc chiến tranh trong nước.

Để cạnh tranh với chính quyền Đàng Trong, nhằm xây dựng lực lượng mạnh, chính quyền Đàng Ngoài có chú ý đến hoạt động giao thương đối ngoại, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Hoa. Người Hoa có vai trò lớn trong nền ngoại thương của Đàng Ngoài. Là những ngoại kiều

sớm đến sinh sống và buôn bán ở Đàng Ngoài, cộng đồng người Hoa không chỉ nắm giữ một vai trò kinh tế quan trọng mà còn có quan hệ mật thiết với giới thương nhân, cư dân bản địa và các làng nghề thủ công. Vào thế kỉ XVI – XVII, Hoa kiều đã tích cực tham gia vào hệ thống hải thương Châu Á đặc biệt là tam giác kinh tế: Trung Hoa – Nhật Bản – Đông Nam Á.

Trong đó, Phố Hiến là một nơi buôn bán khá sầm uất của Đàng Ngoài và nổi trội lên hoạt động buôn bán của người Hoa. “Theo Đại Nam nhất thống chí bấy giờ Phố Hiến có dân cư đông đúc, buôn bán phát đạt, ai nấy đều giàu có. Thị trấn có khoảng 2.000 nóc nhà lợp ngói. Giáo sĩ Tin lành Valentin đã tả Phố Hiến vào cuối thế kỉ XVII như sau: Đó là một đô thị có ước chừng 2.000 nóc nhà làm rất xấu, có những người nghèo khổ, ở đây cũng còn có một số lớn thương nhân Trung Quốc bị đuổi ra khỏi kinh thành…” [95, tr. 168]. Theo ghi chép của W. Dampier, “vào năm 1688 ở Phố Hiến có rất nhiều Hoa kiều sinh sống trong đó có hai đại thương gia hằng năm buôn bán với Nhật Bản. Mặc hàng chủ yếu của họ là tơ sống và tơ đã chuốt” [45, IV, tr. 67]. Vào mùa mậu dịch, ở Phố Hiến thuyền buôn Trung Hoa đậu san sát dọc theo bến sông. Trong bối cảnh có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn thương nhân ngoại quốc, giới Hoa thương luôn giành được ưu thế ở thị trường Đàng Ngoài. “Bức thư ngày 29. 1. 1677 của thương quán Anh ở Phố Hiến gửi Công ty Đông Ấn Anh ghi rõ: Năm nay, tơ ở Đàng Ngoài đắt hơn vì có bốn thuyền buôn từ Trung Hoa đến mua để bán sang Nhật Bản. Một thuyền buôn Trung Hoa đã rời Đàng Ngoài với số luợng tơ trị giá 714.000 real (một real tương đương với hai quan hoặc một lạng bạc). Tài liệu còn ghi lại các thuyền buôn mang tên Formosa (Đài Loan) và một thuyền trưởng nổi tiếng người Hoa là Nithoe (?), thường xuyên qua lại buôn bán giữa Nhật Bản với Phố Hiến. Mặc hàng chủ yếu là tơ sống. Năm 1682, nhân nạn đói lớn ở Đàng Ngoài, đã có hai trăm thuyền buôn chở gạo đến bán ở Phố Hiến đén nỗi chính quyền Lê – Trịnh đã nghĩ đến “một mưu toan xâm lược của Trung Hoa đối với đất nước”… Năm 1687, lại có bảy thuyền từ Quảng Châu, Ma Cao, Đài Loan đem theo thuốc bắc và đường đến bán ở Đàng Ngoài” [45, IV, tr. 67 – 68]. Qua mô tả cho thấy thương nhân người Hoa sinh sống, buôn bán ở Phố Hiến rất đông và Hoa thương luôn giành được ưu thế kinh tế ở Đàng Ngoài.

Do chính sách “hải cấm” của nhà Minh, rồi nhà Thanh nên Hoa thương sinh sống ở Đài Loan và Đông Nam Á gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ buôn bán trực tiếp với Trung Hoa. Vào thế kỉ XVI – XVII, quan hệ thương mại Nhật – Trung cũng bị gián đoạn. Để có được tơ lụa, gốm sứ cùng những vật phẩm khác cung cấp cho Nhật Bản và thị trường khu vực, họ phải tìm

đến Phố Hiến, Thăng Long,… để mua hàng. Hoa kiều là lực lượng chủ yếu thu gom và vận chuyển hàng hoá rồi xuất sang Nhật Bản. Từ năm 1647 đến 1720, có tất cả 266 thuyền buôn của Hoa kiều xuất phát từ Việt Nam đến Nhật Bản” [45, IV, tr. 68]. Trong buôn bán với Nhật Bản, số tơ mà Đàng Ngoài xuất đi chủ yếu là được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ nguồn hàng cho các thuyền buôn ngoại quốc, đồng thời nhằm thoả mãn yêu cầu của một số chủ hàng về loại tơ có chất lượng cao nên Đàng Ngoài vẫn phải nhập thêm một số lượng tơ lụa từ Trung Hoa. Số tơ này chính là do các Hoa thương từ miền Nam Trung Hoa đưa sang. “Lượng tơ sống nhập khẩu từ Trung Hoa của Đàng Ngoài từ năm 1653 tăng lên gấp 30 lần so với năm 1640” [43, tr. 24]. Với số lượng tơ nhập khẩu của Việt Nam tăng đáng kể đã phản ánh thị trường buôn bán sôi động của Đàng Ngoài, mối quan hệ kinh tế với Trung Hoa diễn ra mạnh mẽ.

Trên đất liền quan hệ trao đổi buôn bán diễn ra thường xuyên, thương nhân hai nước qua lại trao đổi mua bán hàng hoá tại các thị trấn nằm sát biên giới Việt – Trung. Trong quan hệ thông thương với Đàng Ngoài, thương nhân Trung Hoa thu được mối lợi lớn. Tuy nhiên, từ cuối thập niên 50 của thế kỉ XVII, vàng và xạ hương Trung Hoa ở Đàng Ngoài ngày càng trở nên khan hiếm do tình hình nội chiến ở miền Nam Trung Hoa giữa quân đội Mãn Thanh với các thế lực phục Minh đã cản trở Hoa thương và một số thương nhân Việt Nam buôn bán qua biên giới. Sự rối loạn chính trị nói trên dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng sản lượng xuất khẩu hàng hoá từ Trung Hoa sang Đàng Ngoài và đến năm 1660 thì cơ bản ngừng trệ. Năm 1661, quân đội Mãn Thanh đóng ở các tỉnh miền Nam Hoa gửi thư yêu cầu triều đình nhà Lê cử sứ bộ sang triều cống Bắc Kinh, đồng thời đe doạ tấn công thường dân Việt Nam nếu yêu cầu trên không sớm được thực hiện. Bởi sứ bộ Đàng Ngoài chỉ đến Bắc Kinh vào mùa hè năm 1663, từ năm 1662, quân đội Mãn Thanh quyết định đánh cướp toàn bộ thương nhân buôn vàng và xạ hương qua biên giới Việt – Trung. Những người này sau đó được người Mãn Thanh phóng thích để thông báo yêu cầu của triều đình Mãn Thanh với chính quyền Lê – Trịnh. Sự căng thẳng này đã đẩy mối quan hệ mậu dịch qua biên giới Việt – Trung vào tình trạng đình đốn.

Trong khoảng thời gian sau đó, số Hoa kiều ở Việt Nam lại tăng lên nhiều do biến động tình hình chính trị của Trung Hoa vào thế kỉ XVI – XVII, theo thống kê của Ngô Thì Sĩ: “ở Đàng Ngoài đến cuối thế kỉ XVIII có khoảng 5,6 vạn Hoa kiều, họ cư trú và buôn bán ở phố Bắc Hoà thượng (Phố Hiến), phường Hà Khẩu (Hàng Buồm, Hà Nội), phố Mao Điền (Cẩm Giang, Hải Dương), Vạn Ninh (thị xã Quảng Ninh), phố Bắc Cạn (thị xã Bắc Cạn), phố Mục Mã

(thị xã Cao Bằng), phố Kỳ Lừa (Lạng Sơn)” [47, tr. 270]. Theo tài liệu của VOC (Công ty Đông Ấn Hà Lan), vào đầu thập niên 1690 khu vực Vạn Ninh đã trở thành một khu vực buôn bán sầm uất. Nguyên nhân chủ yếu là các thế lực bài Thanh vốn thuờng quấy rối khu vực biên giới Đông

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa trong các thế kỷ XI - XIX (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)