Trung Hoa dưới thời Minh (thế kỉ XIV đến thế kỉ XVII):

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa trong các thế kỷ XI - XIX (Trang 36 - 37)

Triều Nguyên là triều đại của kẻ chinh phục ngoại tộc, do đó xã hội Trung Hoa tồn tại hai mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Cuối đời Nguyên, tập đoàn Mông Cổ càng thối nát xa xỉ. Đê điều bị hỏng nặng, thiên tai, dịch bệnh, nạn đói lan tràn, phong trào nông dân nổ ra khắp nơi, cuối cùng, Chu Nguyên Chương đánh bại nhà Nguyên, lên ngôi lập ra nhà Minh (năm 1368).

Nhà Minh thành lập thi hành các chính sách đối nội tích cực, tạo điều kiện cho nhân dân hăng hái sản xuất. Đối với bên ngoài, năm 1371, nhà Minh thực hiện chính sách “hải cấm” hạn chế tiếp xúc với các nước bên ngoài. Với chính sách “hải cấm”, việc buôn bán của nước ngoài

với Trung Hoa gặp rất nhiều khó khăn, thương nhân Trung Hoa chỉ có thể buôn bán lén lút với các nước bên ngoài, nhưng rất hạn chế. Các thương nhân Trung Hoa vượt biển buôn bán không dám trở về nữa, phải ở lại sinh cơ lập nghiệp tại nước ngoài. Việt Nam vừa trở thành nơi trung gian buôn bán của người Hoa với các nước bên ngoài, đồng thời vừa có những kiều dân Trung Hoa ở lại buôn bán làm ăn trở thành một lớp Hoa kiều ngày càng đông. Năm 1576, nhà Minh bãi bỏ chính sách “hải cấm”, lúc đó hoạt động buôn bán của Trung Hoa với các nước bên ngoài được diễn ra thuận lợi hơn.

Như vậy, với những biến động của tình hình chính trị, những thay đổi trong chính sách đối ngoại, kinh tế của nhà Minh đã có ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa trong các thế kỷ XI - XIX (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)