Đối với nhà nước và chính quyền địa phương:

Một phần của tài liệu 232 Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đê phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại trong tỉnh An Giang (Trang 53 - 54)

2. Kiến nghị

2.1 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương:

Cần có các chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển cụ thể như sau.

Tăng cường đầu tư của nhà nước và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Trước hết, cần tập trung ưu tiên vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống chợ nông thôn, trung tâm giao dịch hàng hoá nông sản, đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, vì đó là điều kiện cần để kinh tế trang trại có thể giao lưu hàng hoá tiếp cận thị trường.

Có những giải pháp nhằm tăng cường sự đóng góp của chính các trang trại trong vùng, trên cơ sở hoạt động theo nguyên tắc đầu tư tại chổ nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ cho chính trang trại.

Tăng cường đầu tư cho khoa học kỹ thuật trong lai tạo giống cây, con và công nghệ chế biến nông sản hàng hoá,

Để thực hiện nguyên tắc “bán cái thị trường cần”, việc nghiên cứu những cây, con giống cho năng suất chất lượng cao là chìa khoá vàng trong phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đầu tư nghiên cứu lai tạo các giống cây con trong thời gian tới cần kết hợp với việc tăng chi phí cho các chương trình nuôi, trồng mẫu có tác dụng hướng dẩn kỹ thuật nuôi trồng đồng thời là biện pháp hữu hiệu khuyến khích các trang trại mạnh dạn đầu tư đưa giống mới vào sản xuất, nuôi trồng.

Phát triển công nghiệp chế biến đòi hỏi phải có chiến lược ở tầm vĩ mô, bởi lẽ các trang trại của ta hiện nay chủ yếu còn ở quy mô nhỏ, chưa đủ tiềm lực để vươn tới đầu tư cho công nghệ chế biến. Công nghệ chế biến cần được qui hoạch trên cơ sở các vùng chuyên canh nguyên liệu của các trang trại, trình độ công nghệ phải phù hợp với cơ cấu nhu cầu tiêu dùng

trong nước về từng loại nông sản hàng hoá để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất. Cần đa dạng hoá các nguồn vốn tham gia đầu tư xây dựng công nghệ chế biến bằng nhiều hình thức. Đặc biệt tạo sự liên kết về kinh tế giữa các trang trại với các đơn vị sản xuất công nghiệp và đơn vị tiêu thụ sản phẩm ( như mô hình của liên hiệp mía đường Lam Sơn, nông trường Sông Hậu).

Đầu tư kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưởng cho các chủ trang trại. Để sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho chương trình đào tạo này đạt được hiệu quả, giải pháp trước mắt có thể giao cho các hội khuyến nông tại địa phương quản lý và thực hiện theo chương trình. Các khoá đào tạo cần tập trung vào chương trình hướng dẩn kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, phổ biến những giống cây con mới; kỹ thuật canh tác tiên tiến., nhưng vấn đề quan trọng và cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay là đào tạo cho chủ trang trại những kiến thức về quản lý và kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu 232 Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đê phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại trong tỉnh An Giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)