7. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất
7.4. Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng trọt cây lâu năm
Trồng cây lâu năm của các chủ trang trại ở An Giang chủ yếu là trồng cây ăn trái. Trong toàn tỉnh có rất ít trang trại trồng cây lâu năm, nên không phân ra từng vùng cụ thể mà phân tích chung cho trồng cây lâu năm của tỉnh. Cây ăn trái của trang trại chủ yếu là xoài và nhãn, trong đó xoài chiếm đa số, còn nhãn có rất ít trang trại trồng. Cây ăn trái là loại cây đặc biệt hơn các loại cây trồng hàng năm khác. Đối với cây ăn trái phải mất ít nhất một số năm nhất định để trồng và chăm sóc được gọi là những năm đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) (3 – 7 năm), trong những năm đầu này chưa có thu nhập. Hiệu quả của trang trại trồng cây ăn trái được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 16: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng trọt cây lâu năm
Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)
X1: Làm đất 1.27 9.0
X2: Phân bón 3.97 28.0
X3: Thuốc 4.54 32.0
X4: Nhiên liệu, bơm tưới 0.20 1.4
X5: Thu họach 0.72 5.0
X6: Chi phí thuê lao động 3.12 22.0
X7: Chi phí lãi vay 0.15 1.1
X8: Chi phí khác 0.21 1.5 Tổng chi phí 14.18 100.0 Tổng thu nhập 72.50 Lợi nhuận 58.32 LN/CP 4.11 LN/TN 0.80 TN/CP 5.11
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)
Từ kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy, trong năm trang trại trồng cây ăn trái chi các chi phí như: phân bón, thuốc, bơm tưới,… với tổng chi phí là 14.179.530 đồng/ha/năm. Trong đó, cơ cấu chi phí cao nhất là nhóm chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chiếm 60,03% tổng chi phí, chi phí thuê lao động chiếm 22% trong tổng chi phí. Các khoản chi phí còn lại như: làm đất, thu hoạch, trả lãi vay, thuế,… dao động trong khoản từ 1% - 9% tổng chi phí. Thu nhập đạt được trong năm là 72,5 triệu đồng/ha/năm, và lợi nhuận đạt được là 52,32 triệu đồng/ha/năm với tỷ suất lợi nhuận so với chi phí là 4,11 lần.