Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của việc sản xuất lúa

Một phần của tài liệu 232 Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đê phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại trong tỉnh An Giang (Trang 25 - 32)

7. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất

7.1 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của việc sản xuất lúa

Khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, tuy nhiên việc tiếp nhận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Trong sản xuất các trang trại vẫn còn lo ngại chưa mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Qua kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các trang trại ở An Giang sản xuất lúa là chính và chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, có áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhưng hiệu quả chưa cao. Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng khu vực cụ thể mà có thu nhập và chi phí cũng khác nhau, cũng như mùa vụ khác nhau thì chi phí và thu nhập cùng khác nhau chúng được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể trong bảng số liệu được phân tích cụ thể ở phần sau.

Căn cứ vào địa hình đất đai ta phân chia đất đai An Giang thành ba vùng với những đặc điểm sau:

Vùng 1: Vùng Thành Phố và ven thành phố bao gồm Thành Phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn

Vùng 2: Vùng cù lao bao gồm 4 huyện: Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú.

Vùng 3: Vùng đất cao, đồi núi bao gồm 4 huyện: Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú.

7.1.1 Cơ cấu của các loại chi phí sản xuất lúa Hè Thu vùng 1.

Nhưng trước hết chúng ta đi vào phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở từng vùng cụ thể, trong đó vùng 1 có cơ cấu chi phí sản xuất như bảng 4.

Qua bảng số liệu phân tích bên dưới cho thấy, để sản xuất lúa thì các chủ trang trại phải đầu tư nhiều khoản chi phí khác nhau như giống, làm đất trước khi gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuê lao động, thu hoạch (trong đó bao gồm: Gặt, suốt, vận chuyển),… Tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của các trang trại bình quân là 4,29 triệu đồng/ha. Trong các khoản chi phí phát sinh trên thì phân bón có chi phí cao nhất, trung bình 1 ha phải bỏ ra khoảng trên 1 triệu đồng chiếm 25,4% tổng chi phí, chi phí thu hoạch với số tiền tương ứng là 0,98 triệu đồng/ha chiếm 23% tổng chi phí và thuốc bảo vệ thực vật chiếm 16,5% tổng chi phí với số tiền là 0,71 triệu đồng/ha. Các khoản có chi phí thấp nhất là thuỷ lợi phí, các khoản chi phí khác và lãi vay chiếm dưới 10% tổng chi phí. Với mức chi phí như trên thì doanh thu trung bình đạt được là 6,5 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt được là 2,25 triệu đồng/ha. Để canh tác 1 ha thì các chủ trang trại cũng phải bỏ ra 15 ngày công lao động gia đình. Đây chính là số ngày công bắt buộc mà các chủ trang trại phải bỏ ra để theo dõi

trong suốt quá trình sản xuất, số ngày công này nhiều ít tuỳ thuộc vào sự tham gia lao động của các trang trại.

Bảng 4: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 1

Đơn vị tính: 1.000.000/ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

X1:Giống 0.46 10.7

X2: Làm đất 0.32 7.4

X3: Phân Bón 1.09 25.4

X4: Thuốc bảo vệ thực vật 0.71 16.5

X5: Xăng dầu, bơm nước 0.27 6.3

X6: Thuỷ Lợi Phí 0.01 0.3

X7: Chi phí thu họach 0.98 23.0

X8: Thuê lao Động 0.30 7.1 X9: Lãi vay 0.11 2.5 X10: Chi phí khác 0.04 0.9 LĐGĐ (ngày công) 15,00 Tổng chi phí 4.29 100,00 Tổng thu nhập 6.54 Lợi nhuận 2.25 LN/CP 0.5 LN/TN 0.3 TN/CP 1.5

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

7.1.2 Cơ cấu các loại chi phí trên ha lúa Hè Thu của vùng 2.

Kế đến để thấy được hiệu quả sản xuất lúa HT của các chủ trang trại ở vùng 2 được thể hiện cụ thể như bảng 5:

Từ bảng 5 cho thấy trung bình các chủ trang trại ở vùng này phải bỏ ra chi phí là 4.313.890 đồng/ha với năng suất trung bình 5,5tấn/ha thì thu được 7,86 triệu đồng/ha, và với ngày công lao động gia đình tham gia trong sản suất là 20 ngày thì thu được lợi nhuận 3,54 triệu đồng/ha. Ở vùng này thì điều kiện thuận lợi hơn nên tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với vùng 1.

Bảng 5: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 2

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

X1:Giống 0.37 8.7

X2: Làm đất 0.32 7.4

X3: Phân Bón 1.03 24.0

X4: Thuốc bảo vệ thực vật 0.75 17.5

X5: Xăng dầu, bơm nước 0.39 9.1

X6: Thuỷ Lợi Phí 0.01 0.2

X7: Chi phí thu họach 0.96 22.3

X8: Thuê lao Động 0.29 6.8 X9: Lãi vay 0.09 2.1 X10: Chi phí khác 0.08 1.9 LĐGĐ (ngày công) 20,0 Tổng chi phí 4.31 100.0 Tổng thu nhập 7.86 Lợi nhuận 3.54 LN/CP 0.82 LN/TN 0.45 TN/CP 1.82

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

7.1.3 Cơ cấu các loại chi phí trên ha lúa Hè Thu của vùng 3.

Tương tự để thấy được hiệu quả sản xuất của vùng 3 như thế nào chúng ta đi vào phân tích để thấy rõ hơn.

Từ kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy, các chủ trang trại cũng phải chi ra 1 khoản chi phí nhất định để sản xuất. Trung bình với chi phí ứng trước 4,34 triệu đồng/ha và ngày công lao động gia đình tham gia trong suốt quá trình sản xuất là 18 ngày thì thu được một khoản thu nhập là 5,61triệu đồng/ha. Sau khi trừ đi các khoản chi phí đã bỏ ra thì thu được một khoản lợi nhuận là 1,27 triệu đồng/ha. Trong các khoản chi phí trên thì chi phí phân bón là cao nhất chiếm 23,6% tổng chi phí, kế đến là chi phí thu hoạch và thuê lao động chiếm tỷ lệ lần lược là 17,3% và 16,4% trong tổng chi phí bỏ ra.

Bảng 6: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 3

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

X1:Giống 0.34 7.8

X2: Làm đất 0.28 6.4

X3: Phân Bón 1.02 23.6

X4: Thuốc bảo vệ thực vật 0.55 12.7

X5: Xăng dầu, bơm nước 0.30 7.0

X6: Thuỷ Lợi Phí 0.03 0.7

X7: Chi phí thu họach 0.75 17.3

X8: Thuê lao Động 0.71 16.4 X9: Lãi vay 0.12 2.9 X10: Chi phí khác 0.22 5.1 LĐGĐ (ngày công) 18,00 Tổng chi phí 4.34 100.0 Tổng thu nhập 5.61 Lợi nhuận 1.27 LN/TCP 0.29 LN/TN 0.23 TN/CP 1.29

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

Nhìn chung, cả 3 vùng sản xuất đều có điểm chung đó là khoản chi phí phân bón, thu hoạch, thuốc bảo vệ thực vật là cao nhất trong tổng chi phí chiếm trên 20% tổng chi phí. Khoản chi phí thấp nhất là thuỷ lợi phí, lãi vay và các khoản chi phí khác. Tuy nhiên, cả 3 vùng có khoản chi phí tương đương nhau khoảng 4.000.000 đồng/ha, thì vùng 2 là vùng có điều kiện thuận lợi hơn, nên thu được lợi nhuận cao nhất. Trong khi đó với cùng 1 khoản chi phí thì vùng 3 là vùng có thu nhập thấp nhất.

Sự khác biệt đó được thể hiện rõ hơn trong từng vụ mùa cụ thể của từng vùng.

7.1.4 Cơ cấu các loại chi phí trên ha lúa vụ Đông Xuân của vùng 1.

Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 1

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha

Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

X1:Giống 0.39 8.6

X2: Làm đất 0.15 3.3

X3: Phân Bón 1.05 22.8

X4: Thuốc bảo vệ thực vật 0.74 16.1

X5: Xăng dầu, bơm nước 0.27 6.0

X6: Thuỷ Lợi Phí 0.04 0.9

X7: Chi phí thu họach 0.74 16.2

X8: Thuê lao Động 0.43 9.4 X9: Lãi vay 0.14 3.0 X10: Chi phí khác 0.12 2.5 X11: Thuế 0.52 11.2 LĐGĐ (ngày công) 15,00 Tổng chi phí 4.59 100.0 Tổng thu nhập 8.99 Lợi nhuận 4.40 LN/CP 0.96 LN/TN 0.49 TN/CP 1.96

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy khi xét riêng từng vụ cụ thể thì vụ Đông Xuân là vụ có điều kiện thuận lợi hơn, với khoản chi phí 4,59 triệu đồng/ha và ngày công lao động gia đình tham gia là 15 ngày/ha thì thu được thu nhập 8,99 triệu đồng/ha. Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí là 0,96 lần và tỷ suất thu nhập là 1,96 lần. Trong tất cả các khoản chi phí thì chi phí cao nhất là phân bón và thuốc nông dược chiếm 22,8% và 16,1% trong tổng chi phí. Chi phí thấp nhất là thuỷ lợi phí chiếm dưới 1% so với tổng chi phí.

7.1.5 Cơ cấu các loại chi trên ha lúa vụ Đông Xuân của vùng 2.

Để thấy được hiệu quả sản xuất của vùng 2 như thế nào ta đi sâu phân tích và được thể hiện cụ thể ở bảng 8:

Từ kết quả ở bảng 8 cho thấy với khoản chi phí 4,63 triệu đồng/ha (trong đó cao nhất là các khoản chi phí về phân bón, thu hoạch và thuốc chiếm tỷ lệ lần lược là 20,6%, 17,3% và 12,4% trong tổng chi phí) và ngày công lao động gia đình tham gia là 22 ngày công/ha thì thu được 10,18 triệu đồng/ha. Sau khi trừ đi các khoản chi phí thì thu được lợi nhuận là 5,55 triệu đồng/ha. Tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí là 1,2 lần và tỷ lệ thu nhập là 2,2 lần.

Bảng 8: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 2

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

X1:Giống 0.39 8.4

X2: Làm đất 0.27 5.8

X3: Phân Bón 0.95 20.6

X4: Thuốc bảo vệ thực vật 0.57 12.4

X5: Xăng dầu, bơm nước 0.40 8.7

X6: Thuỷ Lợi Phí 0.05 1.0

X7: Chi phí thu họach 0.80 17.3

X8: Thuê lao Động 0.30 6.5 X9: Lãi vay 0.10 2.1 X10: Chi phí khác 0.14 2.9 X11: Thuế 0.66 14.3 LĐGĐ (ngày công) 22,00 Tổng chi phí 4.63 100.0 Tổng thu nhập 10.18 Lợi nhuận 5.55 LN/CP 1.20 LN/TN 0.55 TN/CP 2.20

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

7.1.6 Cơ cấu các loại chi phí trên ha lúa vụ Đông Xuân của vùng 3.

Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân ở vùng 3 được thể hiện cụ thể ở bảng 9:

Từ kết quả phân tích ở bảng 9 cho thấy trung bình các chủ trang trại phải bỏ ra 4,02 triệu đồng/ha, với 13 ngày công lao động gia đình tham gia trong quá trình sản xuất thì thu được 7,55 triệu đồng/ha, trừ đi các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất thì thu được lợi nhuận trung bình là 3,52 triệu đồng/ha. Tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí là 0,88 lần và tỷ lệ thu nhập là 1,88 lần. Trong các khoản chi phí nói trên thì chi phí phân bón là cao nhất chiếm trên 25,6% tổng chi phí và chi phí thấp nhất là chi phí thuỷ lợi chiếm 1% trong tổng chi phí.

Bảng 9: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 3

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

X1:Giống 0.35 8.6

X2: Làm đất 0.22 5.4

X3: Phân Bón 1.03 25.6

X4: Thuốc bảo vệ thực vật 0.54 13.4

X5: Xăng dầu, bơm nước 0.30 7.6

X6: Thuỷ Lợi Phí 0.04 1.0

X7: Chi phí thu họach 0.71 17.6

X8: Thuê lao Động 0.15 3.7 X9: Lãi vay 0.30 7.4 X10: Chi phí khác 0.39 9.7 X11: Thuế 0.00 0.0 LĐGĐ 13,00 Tổng chi phí 4.02 100.0 Tổng thu nhập 7.55 Lợi nhuận 3.52 LN/CP 0.88 LN/TN 0.47 TN/CP 1.88

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

Tóm lại, sản xuất lúa vào vụ Đông Xuân thì có lợi hơn so với các mùa vụ khác trong năm, năng suất vào vụ này cao hơn so với các vụ khác cũng cùng với các khoản chi phí thì lợi nhuận lại cao hơn rất nhiều. Cụ thể như sau vào vụ Đông Xuân vùng 1 có tổng chi phí là 4,59 triệu đồng/ha thu được lợi nhuận là 4,40 triệu đồng/ha và tỷ lệ thu nhập so với chi phí là 1,96 lần, vụ Đông Xuân vùng 2 với chi phí là 4,63 triệu đồng/ha thì thu được lợi nhuận là 5,55 triệu đồng/ha và tỷ lệ doanh thu so với chi phí là 2,2 lần, vụ Đông Xuân vùng 3 với chi phí là 4,02 triệu đồng/ha thì thu được lợi nhuận là 3,55 triệu đồng/ha và tỷ lệ doanh thu so với chi phí là 1,88 lần. Trong khi đó chi phí sản xuất lúa bình quân vụ Hè Thu của vùng 1 là 4,29 triệu đồng/ha thu được lợi nhuận là 2,25 triệu đồng/ha và tỷ suất doanh thu so với chi phí là 1,53 lần, chi phí sản xuất lúa bình quân vụ Hè Thu của vùng 2 là 4,31 triệu đồng/ha thu được lợi nhuận là 3,54 triệu đồng/ha và tỷ suất doanh thu so với chi phí là 1,82 lần, và chi phí sản xuất lúa bình quân vụ Hè Thu của vùng 3 là 4,34 triệu đồng/ha thì thu được lợi nhuận là 1,27 triệu đồng/ha và tỷ suất doanh thu so với chi phí là 1,29 lần. Vậy vùng 2 là vùng có thu nhập cao nhất và tỷ suất lợi nhuận cũng như doanh thu đều cao nhất ở từng mùa vụ cụ thể hay bình quân quá trình sản xuất trong năm. Vùng có thu nhập thấp nhất là vùng 3.

Một phần của tài liệu 232 Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đê phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại trong tỉnh An Giang (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)