Thuận lợi – khó khăn

Một phần của tài liệu 232 Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đê phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại trong tỉnh An Giang (Trang 47 - 51)

11.1 Thuận lợi:

Phần lớn các trang trại được hình thành phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nên cơ sở sản xuất sẵn có của gia đình phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.

Được nhà nước đặc biệt quan tâm giúp đở.

Nguồn lao động ở địa phương dồi dào thuận lợi trong việc thuê mướn lao động phục vụ cho sản xuất của trang trại.

11.2 Khó khăn:

Nhìn chung trong các khó khăn của chủ trang trại thì khó khăn lớn nhất là giá cả thị trường, vốn và khâu tiêu thụ sản phẩm, thiếu thông tin về khoa học kỹ thuật là những khó khăn tiếp theo của các trang trại. Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn khác như chính sách thuế, thiếu lao động, thiếu chính sách hỗ trợ, ... nhưng những khó khăn này không đáng kể.

Đối với các hàng hoá nông phẩm thì giá cả luôn có độ co giãn nhỏ hơn 1, lên xuống bắp bênh, người sản xuất lại thiếu thông tin về thị trường, không thể xác định trước được gía tại thời điểm thu hoạch. Người nông dân lại sản xuất theo thói quen, theo xu hướng, nếu thấy sản phẩm nào đang bán chạy với giá cao là họ sẽ ồ ạt chuyển sang sản xuất loại cây hay con đó theo ý chủ quan chứ không theo bất cứ một hướng qui hoạch cụ thể nào. Từ đó tạo ra một khối lượng hàng hoá dư thừa, không bán được hoặc bán với giá rất thấp không đáp ứng được nhu cầu trên thị trường.

Bảng 27: Khó khăn chung của các chủ trang trại chăn nuôi

Khoản mục Tần số Phần trăm (%)

Tổng số phiếu điều tra 18

Vốn 13 72,22 Thông Tin về thị trường 6 33,33 TT về KHKT 6 33,33 Giá cả 17 94,44 Tiêu thụ 11 61,11 Thuế 3 16,67 Chất lượng sản phẩm 3 16,67 Chính sách hổ trợ 8 44,44 Thiếu LĐ 2 11,11 Khác 4 22,22

Qua kết quả điều tra 18 trang trại chuyên chăn nuôi heo thì có đến 17 trang trại gặp phải khó khăn về giá cả thị trường, do giá cả thị trường lên xuống thất thường và giá cả thức ăn ngày một gia tăng nên các chủ trang trại chăn nuôi không có lời nhiều (chiếm

94,44%), có đến 13 trang trại gặp phải khó khăn về vốn (chiếm 72,22%), và 11 trang trại gặp phải khó khăn về thị trường tiêu thụ (chiếm 61,11%).

Riêng đối với các chủ trang trại chuyên sản xuất lúa thì cũng gặp không ít khó khăn chẳng hạn như vốn, thông tin về khoa học kỹ thuật hiện đại, thông tin về giá cảc thị trường, đầu ra của nông sản,…

Qua kết quả điều tra 187 trang trại chuyên trồng lúa thì có đến 171 trang trại cho rằng giá cả thị trường tiêu thụ cũng như giá cả vật tư đầu vào là khó khăn lớn nhất của các chủ trang trại (chiếm 91,44%), 116 trang trại cho rằng vốn cũng là khó khăn không nhỏ (chiếm 62,03%) và 110 trang trại cũng cho rằng thị trường tiêu thụ nông sản cũng là vấn đề nan giải của các trang trại hiện nay (chiếm 58,82%).

Bảng 28: Khó khăn chung của các chủ trang trại trồng lúa.

Khoản mục Tần số Phần trăm (%) Tổng số phiếu điều tra 187

Vốn 116 62,03 Thông Tin về thị trường 60 32,09 TT về KHKT 88 47,06 Giá cả 171 91,44 Tiêu thụ 110 58,82 Thuế 53 28,34 Chất lượng sản phẩm 38 20,32 Chính sách hổ trợ 61 32,62 Thiếu LĐ 18 9,63 Khác 40 21,39

Riêng đối với các trang trại chuyên nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu gặp phải những khó khăn về vốn, giá cả thị trường, thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm,…. Trong các khó khăn nêu trên thì thông qua điều tra 13 trang trại chuyên nuôi thuỷ sản thì có đến 12 trang trại cho rằng giá cả thị trường là nhân tố gây khó khăn lớn nhất đới với các trang trại (chiếm 92,31%), và vốn là nhân tố kế đến gây khó khăn lớn trong quá trình sản xuất của các chủ trang trại (chiếm 76,92%).

Bảng 29: Khó khăn chung của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản

Khoản mục Tần số Phần trăm (%)

Tổng số phiếu điều tra 13

Vốn 10 76,92 Thông Tin về thị trường 3 23,08 TT về KHKT 5 38,46 Giá cả 12 92,31 Tiêu thụ 8 61,54 Thuế 3 23,08 Chất lượng sản phẩm 3 23,08 Chính sách hổ trợ 4 30,77 Thiếu LĐ 3 23,08 Khác 1 7,69

Tóm lại, nhìn chung các chủ trang trại đều gặp phải khó khăn lớn nhất hiện nay là tình hình giá cả thị trường bấp bênh không ổn định, thiếu thốn về thông tin khoa học kỹ thuật, thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định và chưa tạo được đầu ra ổn định. Bên cạnh những khó khăn lớn nêu trên thì các chủ trang trại còn còn gặp phải một số khó khăn khác như thuế, chất lựơng nông thuỷ sản, các chính sách hổ trợ của chính quyền đại phương cũng như nhà nước, thuê mướn lao động cũng gây trở ngại đến sản xuất nhưng mức độ ảnh hưởng không to lớn.

Bảng 30: Khó khăn chung của các chủ trang trại

Khoản mục Tần số Phần trăm (%) Tổng số phiếu điều tra 571

Vốn 381 66,73 Thông Tin về thị trường 254 44,48 TT về KHKT 308 53,94 Giá cả 499 87,39 Tiêu thụ 326 57,09 Thuế 102 17,86 Chất lượng sản phẩm 107 18,74 Chính sách hổ trợ 177 31,00 Thiếu LĐ 49 8,58 Khác 64 11,21

Qua điều tra 571 chủ trang trại thì có đến 499 trang trại gặp khó khăn về giá cả thị trường (chiếm 87,39%), kế đến là nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh có đến 381 trang trại gặp khó khăn về khâu này (chiếm 66,73%), 326 trang trại cho rằng thị trường tiêu thụ (giải quyết đầu ra) cũng chiếm tỷ lệ rất cao 57,09%, bên cạnh đó thông tin về khoa học kỹ thuật và thông tin về thị trường cũng là khó khăn không nhỏ của hầu hết các chủ trang trại.

11.3 Kiến nghị của chủ trang trại

Từ những thuận lợi và khó khăn được nêu ở trên, và qua kết quả điều tra thì có khá nhiều ý kiến khác nhau. Phần lớn các chủ trang trại điều kiến nghị là nên ưu tiên đầu tư hỗ trợ về khâu tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn, cung cấp thông tin thị trường, thông tin khoa học kỹ thuật, … để việc sản xuất kinh doanh ở trang trại được phát triển hơn. Cụ thể như sau: có 73,73% có nhu cầu hỗ trợ khâu tiêu thụ sản phẩm, 71,28% có nhu cầu hỗ trợ vốn, 69,53% có nhu cầu hỗ trợ thông tin khoa học kỹ thuật, ngoài ra con có một số nhu cầu khác về hạn điền, giống, chính sách thuế,… cũng được các chủ trang trại đặc biệt quan tâm. Được thể hiện cụ thể ở bảng sau.

Bảng 31: Kiến nghị chung của các chủ trang trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản mục Tần số Phần trăm (%)

Tổng số phiếu điều tra 571

Hổ trợ vốn 407 71,28 Chính sách hạn điền 220 38,53 Cung cấp giống 326 57,09 Cung cấp thông tin KHKT 397 69,53 Cung cấp thông tin Thị trường 332 58,14 Tiêu thụ sản phẩm 421 73,73 Chính sách thuế 164 28,72 Khác 107 18,74

Riêng đối với các trang trại chuyên chăn nuôi thì có ý kiến cho lĩnh vực chăn nuôi như sau: Cần các chính sách hỗ trợ vốn hợp lý, chính sách hạn điện thuận lợi hơn cho các trang trại, cung cấp con giống, cung cấp đầy đủ và kịp thời về các thông tin khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường, tạo được đầu ra ổn định nhằm tiêu thụ sản phẩm được lâu dài và bền vững trong quá trình phát triển sản xuất chăn nuôi, và kiến nghị cuối cùng là các chính sách về thuế khoá. Trong các kiến nghị trên thì có đến 17 (chiếm 94,44%) trang trại cho rằng cần ưu tiên tạo được đầu ra để tiêu thụ được ổn định, mà từ đó mới an tâm trong sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất và sản xuất bền vững. Kế đến là cần ưu tiên hổ trợ về vốn, có 13 (chiếm 72,22%) trang trại cho rằng cần ưu tiên hỗ trợ vốn vì có tiềm lực vốn đủ mới phát triển nhanh và bền. Tuy nhiên các thông tin về khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới, con giống tốt hiện nay cũng đang là nhu cầu bức xúc mà các chủ trang trại cần được hỗ trợ.

Một phần của tài liệu 232 Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đê phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại trong tỉnh An Giang (Trang 47 - 51)