Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của các loại hình canh tác

Một phần của tài liệu 232 Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đê phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại trong tỉnh An Giang (Trang 39 - 43)

hình canh tác

Đời sống của các trang trại chủ yếu phụ thuộc vào mức thu nhập từ các hoạt động kinh doanh của trang trại. Mà thu nhập cũng như lợi nhuận của các trang trại phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: đất đai, lao động chi phí, giá bán, giá mua, … Nhưng do một số giới hạn nhất định, phương trình hồi quy chỉ có thể đề cập đến sự ảnh hưởng của các loại chi phí đến thu nhập (doanh thu) mà không xem xét hết tất cả các nhân tố như giá bán, năng suất, … ảnh hưởng đến doanh thu.

Phương trình hồi quy được viết như sau: Y = a + b1X1 + b2X2 + …. + b12X12

Với biến phụ thuộc Y là thu nhập tương ứng trong năm. Với Xi: là các biến độc lập tương ứng (i = 1,n).

Trong đó: bi (i = 1,n) là hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc Y với các biến độc lập Xi (i = 1,n) tương ứng.

a là hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc Y với các nhân tố khác ngòai các nhân tố mà ta khảo sát.

8.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa.

Với bảng dữ liệu ở phần phụ lục, sau khi chạy chương trình hồi quy bằng phần mềm SPSS và Excel ta được bảng kết quả sau:

Các biến giải thích

Hệ số hối qui (Coefficients)

Đại lượng thống kê (tstat) Mức độ kiểm định (Sig) (Constant) 683,545 18,052 0,000 X1: Giống 0,096 25,020 0,000 X2:Làm đất -0,074 -1,913 0,057 X3:Phân bón -0,087 -2,035 0,043 X4:Thuốc -0,023 -1,143 0,254 X5:Bơm nước 0,006 0,413 0,680 X6:Thuỷ lợi -0,106 -2,692 0,007 X7:Xăng 0,024 0,494 0,621 X8:Thu hoạch 0,019 0,395 0,693 X9:Thuê lao động 0,023 1,170 0,243 X10:Khác 0,017 0,765 0,445

Dependent Variable: Thu nhập.

Hàm ước lượng trên có R = 0,821 và R Square = 0,674. Sig.F = 0,0000

Từ bảng kết quả trên cho thấy, với giá trị Sig.F = 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 10% nên phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa. Với hệ số tương quan bội R = 0,821 chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và các khoản chi phí là có mối tương quan thuận và giữa chúng có mối quan hệ tương đối với nhau chặt chẽ với nhau. Hệ số xác định R2 = 0,674 có nghĩa là các biến nghiên cứu trong phương trình hồi quy có tác động đến ảnh hưởng đến doanh thu của các trang trại sản xuất lúa là 67.4%, còn lại 32,60% là do các nhân tố khác không nghiên cứu trong phương trình hồi quy tác động vào sự tăng giảm nguồn doanh thu của các trang trại.

Cũng từ các kết quả trên, với mức ý nghỉa α = 10% thì chỉ có các biến X1, X2, X3, X6

là có ý nghĩa ảnh hưởng vì có P-vaule của chúng nhỏ hơn 10%. Bây giờ nếu cố định các nhân tố khác và đầu tư them 1 đồng chi phí thì giống sẽ làm tăng doanh thu lên 0,096 đồng/ha, nếu đầu tư tăng 1 đồng chi phí làm đất sẽ làm doanh thu giảm 0,074 đồng/ha, nếu tăng đầu tư 1 đồng cho bón phân thì cũng sẽ làm giảm doanh thu một lượng tương ứng là 0,087 đồng/ha, và nếu đầu tư tăng thêm 1 đồng cho chi phí thuỷ lợi thì cũng sẽ cho doanh thu giảm 0,106 đồng/ha. Đồng thời doanh thu sẽ tăng lên một lượng là 683,545 đồng/ha do các nhân tố không nghiên cứu trong phương trình tạo nên như giá bán, kỹ thuật, năng suất, …

8.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi.

Với bảng dữ liệu ở phần phụ lục, sau khi chạy chương trình hồi quy bằng phần mềm SPSS và Excel ta được bảng kết quả sau:

Các biến giải thích

Hệ số hối qui (Coefficients)

Đại lượng thống kê (tstat) Mức độ kiểm định (Sig) (Constant) 7.275,64 1,691 0,120 X1:CP Chuồng 9,834 5,479 0,000 X2:Giống 0,883 2,986 0,006 X3:Thức ăn 1,195 9,562 0,000 X4:Thuốc -2,659 -0,662 0,513 X5:Xăng 5,251 2,024 0,053 X6:Thuê lao động 0,233 0,197 0,859 X7:Khác -0,822 -0,703 0,488

Dependent Variable: Thu nhập

Hàm ước lượng trên có R = 0,998 và R Square = 0,995. Sig.F = 0,0000

Từ bảng kết quả trên cho thấy với mức Sig.F = 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 10% nên phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa tương quan. Với hệ số tương quan bội R = 0,998 nghĩa là mức độ ràng buộc gữia biến phụ thuộc Y với các biến độc lập Xi (i = 1,7) là khá chặt chẽ. Hệ số xá định R2 = 0,995 có nghĩa là các biền nghiên cứu trong phương trình hồi quy ảnh hưởng đến thu nhập của các trang trại chăn nuôi rất lớn 99,50%, còn lại 0,50% là do các nhân tố khác không được nghiên cứu trong phương trình hồi quy chẳng hạn như:kỹ thuật chăm sóc, giá bán, …

Cũng từ kết quả trên, chỉ có các biến về khấu hao chuồng trại, con giống, và thức ăn là có tác động đến thu nhập của các trang trại chăn nuôi. Vì P-Value của các biến này nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 10%. Nếu cố định các nhân tố khác và đầu tư thêm 1 đồng chi phí để khấu hao chuồng trại thì sẽ làm tăng thêm 9,834 đồng doanh thu, nếu tăng thêm 1 đồng chi phí thức ăn thì sẽ làm tăng thêm một lượng doanh thu tương ứng là 1,195 đồng, nếu cố định các nhân tố khác và đầu tư tăng thêm 1 đồng chi phí giống sẽ làm tăng thêm một lượng thu nhập tương ứng là 0,883 đồng. đồng thời cũng sẽ làm tăng một lượng 7.275,64 đồng do các nhân tố khác không nghiên cứu trong phương trình hồi quy.

8.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản.

Với bảng dữ liệu ở phần phụ lục, sau khi chạy chương trình hồi quy bằng phần mềm SPSS và Excel ta được bảng kết quả sau:

Các biến giải thích Hệ số hối qui (Coefficients)

Đại lượng thống kê (tstat) Mức độ kiểm định (Sig) (Constant) 3,0E+7 1,491 0,144 X1: Giống 0,914 2,940 0,006 X2: Thức ăn 1,123 11,560 0,000 X3: Thuốc 6,222 2,051 0,047 X4: Xăng 3,457 0,360 0,721 X5: Thuê lao động -0,816 -0,156 0,877 X7:Khác 4,732 0,855 0,398

Dependent Variable: Thu nhập

Hàm ước lượng trên có R = 0,967 và R Square = 0,935. Sig.F = 0,000

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, với mức Sig.F = 0,000 là nhỏ hơn so với α = 10% nên phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa tương quan. Với hệ số tương quan bội R = 0,967 chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập của các trang trại nuôi trồng thuỷ sản với các biến chi phí độc lập là có mối tương quan thuận với nhau. Hệ số xá định R2 = 0,935 có nghĩa là các biến nghiên cức trong phương trình hồi quy có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập chiếm 93,5%, còn lại 6,5% doanh thu tăng lên là do các biến không nghiên cứu trong phương trình hồi quy tác động.

Cũng từ kết quả trên cho thấy chỉ có một số biến là thật sự có ý nghĩa tác động đến sự tăng lên của doanh thu đó là giống, thức ăn, lãi vay. Vì các biến này có P= vaule nhỏ hơn α = 10%. Bây gời nếu cố định các biến độc lập khác chỉ đầu tư tăng thêm một 1 đồng chi phí con giống sẽ làm tăng nguồn thu nhập một lượng tương ứng là 0,914 đồng, nếu cố định các biến và chỉ tăng thêm 1 đồng để mua thức ăn sẽ làm tăng thêm một lượng thu nhập tương ứng là 1,123 đồng, nếu cố định các biến chỉ đầu tư tăng thêm 1 đồng chi phí thuốc thì sẽ làm tăng thêm được một lượng thu nhập là 6,222 đồng. Đồng thời doanh thu cũng tăng lên một lượng là 3.000.000 đồng do các nhân tố khác không nghiên cứu trong phương trình hồi quy.

8.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ.

Với bảng dữ liệu ở phần phụ lục, sau khi chạy chương trình hồi quy bằng phần mềm SPSS và Excel ta được bảng kết quả sau:

Từ bảng kết quả bên dưới cho thấy, với mức Sig.F = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghia α = 10% rất nhiều, điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là rất có ý nghiã về mối quan hệ tương quan giữa các biên độc lập với biến phụ thuộc, đây là mối quan hệ tương quan thuận. Với hệ số tương quan R = 0,997 có nghĩa là mức độ tương quan gĩưa doanh thu và chi phí là rất chặt chẽ. Với hệ số xác định R2 = 0,993 có nghĩa là trong các biến nghiên cứu trong phương trình hồi quy thì có 99,3% ảnh hưởng đến thu nhập, còn lại một lương tăng lên không đáng kể là do các biến khác không nghiên cứu trong phương trình hồi quy chiếm 0,7%.Với mức ý nghĩa α = 10 % đa số biến có ý nghĩa ảnh hưởng đến thu nhập vì có P-Value nhỏ hơn 10% trừ các biến mua nguyên nhiên liệu và thuê lao động là không có nghĩa ảnh hưởng đến thu nhập. Nếu cố định tất cả các biến và đầu tư tăng thêm 1 đồng chi phí khấu hao sẽ làm tăng thu nhập một lượng là 2,389 đồng, nếu cố định tất cả các biến và đầu tư tăng thêm 1 đồng chi phí nhiên liệu sẽ làm tăng thu nhập một lượng là 1,228 đồng, nếu cố định các biến và đầu tư

tăng thêm 1 đồng chi phí vân chuyển sẽ làm tăng thu nhập một lượng là 1,656 đồng, tương tự nếu lần lượt cố định các biến và chỉ tăng thêm một lượng chi phí là 1 đồng tương ứng sẽ làm tăng một lượng thu nhập tương ứng.

Bảng 21: Hệ sồ ước lượng của các trang trại kinh doanh dịch vụ. Các biến giải

thích

Hệ số hối qui (Coefficients)

Đại lượng thống kê (tstat) Mức độ kiểm định (Sig) (Constant) 53.239 0,023 0,981 X1: Khấu Hao 2,389 4,762 0,000 X2: NNLiệu 1,228 72,574 0,000 X3: Điện -4,562 -1,412 0,163 X4: Sữa chữa lớn 2,185 1,599 0,115 X5: VChuyển 1,656 7,764 0,000 X6: Thuê lao động 5,062 4,299 0,000 X7: Khác 1,132 14,428 0,000

Dependent Variable: Thu nhập

Hàm ước lượng trên có R = 0,997 và R Square = 0,993. Sig.F = 0,000

Một phần của tài liệu 232 Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đê phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại trong tỉnh An Giang (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)